Đại Kỷ Nguyên

Bài học nhân sinh giá trị từ câu chuyện người đốn củi và kẻ chăn dê

Bài học nhân sinh giá trị từ câu chuyện người đốn củi và kẻ chăn dê

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

Cùng một sự kiện, nhưng mục đích và phương hướng không giống nhau nên sẽ tạo thành kết quả cũng không giống nhau.

1. Bạn là người đốn củi, người kia là chăn dê, bạn cùng họ tán gẫu một ngày, dê của họ được ăn no, vậy củi của bạn đâu? Đốn củi theo không được với chăn dê.

→ Nên từ bỏ, cách giao tiếp của bạn không có hiệu quả.

2. Bạn là người đốn củi, người kia là chăn dê, bạn cùng họ hàn huyên một ngày, như thế bạn học được cách chăn dê: thì ra chăn dê là như vậy, người kia hiểu được cách đốn củi: thì ra củi phải đốn như vậy.

→ Ba người cùng làm tất sẽ có một người để ta học hỏi, nên vĩnh viễn bảo trì trạng thái “cái chén rỗng”, thu thập thêm kiến thức.

3. Bạn là người đốn củi, người kia là chăn dê, bạn cùng họ hàn huyên một ngày, người kia quyết định đem dê của họ đổi lấy củi của bạn, như vậy bạn sẽ có dê còn người kia cũng có củi.

→ Trao đổi công bằng, không nên đánh giá thấp bất cứ ai, Trời sinh ta tất có chỗ hữu dụng.

4. Bạn là người đốn củi, người kia là chăn dê, bạn cùng họ hàn huyên một ngày, người kia đem mối mua dê của họ giới thiệu cho bạn, bạn đem mối mua củi của mình giới thiệu cho người kia, thế là cả hai mua bán càng ngày càng lớn.

→ Mối làm ăn là rất quan trọng.

5. Bạn là người đốn củi, người kia là chăn dê, bạn cùng họ hàn huyên một ngày, hai người quyết định hợp tác cùng nhau mở một nhà hàng thịt dê nướng. Củi của bạn nướng ra thịt dê có vị rất ngon, dê của người kia có hương vị thuần tự nhiên, vài năm sau nhà hàng của hai người phát triển rộng rãi và trở thành công ty lớn mạnh.

→ Không có cá nhân hoàn mỹ, chỉ có tập thể hoàn mỹ.

Đối với cùng một sự việc, nếu tâm thái không giống nhau thì sẽ cho kết quả cũng không giống nhau.

Cùng một loại sự kiện “người đốn củi và người chăn dê nói chuyện phiếm”, lại có thể đưa tới năm kết quả bất đồng.

Trọng điểm của câu chuyện chính là: cùng một loại sự kiện, nhưng mục đích và phương hướng không giống nhau nên sẽ tạo thành kết quả cũng không giống nhau.

Cùng là nói chuyện phiếm, nhưng ở trường hợp thứ nhất chỉ nói chuyện bát nháo, linh tinh cho nên phí cả một ngày. Ở những trường hợp sau là nói chuyện về công việc, tìm mối làm ăn, cho nên từ trong quá trình nói chuyện mà tìm được cơ hội làm ăn, buôn bán.

Theo fun01.cc
Minh Phúc biên dịch

Exit mobile version