Ngôi sao cách Trái Đất 600 năm ánh sáng đang hút vật chất từ hành tinh WASP-12b vốn là quả cầu khí lớn hơn sao Mộc 40%. Do khoảng cách quá gần sao mẹ nên nó đang bị bóp méo và hút cạn vật chất.
Những gì mà khoa học ngày nay khám phá ra được, đã cho chúng ta thấy sự bao la và rộng lớn vô tận của vũ trụ này – nhưng sự hiểu biết đó vẫn chỉ là một giọt nước trong đại dương bao la mà thôi.
Vũ trụ bao la này còn ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu và vô cùng huyền bí mà con người chưa khám phá ra được.
(Click vào hình để xem ảnh to và liên tục)
Hình ảnh ở trung tâm tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula). (Ảnh: timelessphotons.blogspot.com/Alex Tudorica).
Sao Thủy chỉ như một chấm nhỏ so với kích thước quá khủng của Mặt Trời.
Cách Trái Đất 7000 năm ánh sáng, tinh vân Đại Bàng bao trùm một màu đỏ huyền bí tạo ra từ những đám mây khí khổng lồ, nơi đang hình thành nhiều ngôi sao trẻ.
Siêu tân tinh là những tàn tích còn sót lại của vụ nổ sao. Năm 1987 vụ nổ của ngôi sao 1987 cách chúng ta 170.000 năm ánh sáng tạo ra đám mây đối xứng lấp lánh đầy bụi và mảnh vỡ phân tử bắn vào không gian.
Một vụ nổ tuyệt đẹp của tinh vân Eskimo trong chòm sao Song tử cách Trái Đất 5000 năm ánh sáng có hình dạng khuôn mặt mập mạp bên trong trang phục parka của người Eskmo.
Tinh vân Catseye (Mắt mèo) cách Trái Đất 3000 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Draco có cấu trúc nút thắt, các tia vật chất phụt ra bên ngoài theo các đường cung tạo thành con mắt mèo khổng lồ.
Kính thiên văn Hubbles đã chụp được một bộ sưu tập rất nhiều thiên hà và tinh vân trên bầu trời mà trước đây chúng ta cứ nghĩ đó chỉ là một ngôi sao.
Cận cảnh vành đai sao Thổ bao gồm những mảnh băng và bụi vũ trụ. Vành đai này cũng là một kỳ quan đẹp nhất của hệ mặt trời.
Siêu tân tinh Tycho là phần khí bị phụt ra ở tốc độ lớn sao khi ngôi sao trung tâm bị vỡ vụn thành sao lùn trắng. Những dòng vật chất thế này có thể bị hút lại và liên tục nổ cho tới khi không còn đủ vật chất để phát nổ nữa.
Bức ảnh chụp từ Vệ tinh quan sát mặt trời SOHO mang lại cho loài người một nhận thức mới về mặt trời, thiên thể trung tâm của thái dương hệ. Hình ảnh ngôi sao duy nhất nhìn thấy vào ban ngày này cho thấy đằng sau ánh sáng chói lòa nhìn từ Trái Đất còn có một sự vận động dữ dội, phức tạp. Góc dưới bên trái quả cầu là một cột lửa lớn bùng ra, thường được gọi là tai lửa, có hình dạng như chiếc móng vuốt khổng lồ.
Thiên hà xoắn ốc Andromeda (hay còn gọi là ngân hà Tiên Nữ) được coi là dải ngân hà gần nhất với ngân hà (Milky Way, dải thiên hà chứa hệ mặt trời, trong đó có trái đất) cách địa cầu hai triệu năm ánh sáng. Bằng các thiết bị quan sát, ngân hà Andromedia hiện ra như một đám sương mờ với một mắt trống ở vùng trung tâm. Phi hành gia nghiệp dư Robert Gendler là người chụp được hình ảnh dải ngân hà tuyệt đẹp này, bức ảnh của ông ngoài giá trị nghiên cứu khoa học còn là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Đám mây khí và bụi mênh mông này được gọi là Tinh vân Bong bóng, có đường kính 10 năm ánh sáng, hay 60 nghìn tỉ dặm. Quả bong bóng trên bao gồm chất liệu thải ra từ một ngôi sao đốt cháy sáng hơn mặt trời vài trăm nghìn lần. Nó nằm cách chúng ta 11.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Cassiopeia.
Từ kính thiên văn cực quang của NASA, có thể quan sát thấy quá trình nguyệt thực của Mặt trăng 2 – 3 lần/năm. Thiết bị này cho hình ảnh nét gấp 10 lần những TV độ phân giải HD.
Xem thêm:
Bạch Liên sưu tầm