Đại Kỷ Nguyên

Vì sao việc giảm béo đối với chúng ta lại khó khăn đến vậy?

Với những người bị béo phì, việc giảm cân là quá trình rất gian khổ. Mỗi khi thực hiện kế hoạch giảm cân, những ngày đầu có vẻ hết sức dễ dàng nhưng càng về sau lại càng khó và chúng ta càng bị hấp dẫn bởi đồ ăn. Tạo sao lại như vậy?

Béo phì hay thừa cân là một thực trạng phổ biến hiện nay trong xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới cũng có tình trạng này. Người mắc triệu chứng này không chỉ khổ sở trong vận động hàng ngày mà them vào đó là quá trình giảm cân cũng là 1 cực hình. 

Những đồ ăn quen thuộc mà họ hay ăn nay bị cắt bỏ và thay vào đó là các món ăn chứa nhiều chất xơ như rau, hoa quả khiến nhiều người không thể chịu được và ăn những thứ mình thích trở lai, dù ban đầu đã lên 1 kế hoạch rất tỷ mỷ và chi tiết từ A ->Z. 

Giảm cân là 1 công việc không đơn giản, nhất là đối với trẻ em. (Ảnh: RunRadio)

Vậy việc giảm cân sao lại khó như vậy? Có phải do bạn lười vận động hay do bạn không có một chế độ ăn hợp lý?

Thạc sỹ Matthew Haines, chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe của đại học Huddersfield, Anh Quốc cho biết cơ thể con người có một hệ thống phức tạp các hormone kiểm soát tâm lý thèm ăn của chúng ta. Mỗi khi cơ thể mất trọng lượng, hệ thống này ngay lập tức hoạt động theo hướng khiến con người ăn nhiều hơn bình thường để bù đắp lại những gì đã mất đi.

Trên thực tế vào những năm 1950, quân đội Mỹ từng thực hiện thí nghiệm “chống đói” Minnesota và đưa ra kết luận về việc con người luôn có xu hướng bổ sung lượng chất béo đã bị mất về mức mặc định, thậm chí là vượt quá lúc đầu.

Mặc dù vậy, lúc đó người ta vẫn chưa hiểu hết được cơ chế hoạt động của cơ thể con người mà chỉ biết rằng như vậy sau khi những người tham gia dần dần bị cắt khẩu phần và ăn ít đi theo hướng ít protein, chỉ các loại rau và không có thịt. Bên cạnh đó, những người tham gia được khuyến khích phải đi bộ 36 km mỗi ngày để có thể đảm bảo vận động.

Quân đội ép họ chạy càng nhanh càng tốt để được ăn các thức ăn dọn sẵn. Kết quả là trọng lượng của những người tham gia giảm tới 25% nhưng hệ quả để lại cho sức khỏe của họ rất lớn và họ phải chịu đựng nhiều di chứng về sau.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc giảm cân cũng bị ảnh hưởng từ yếu tố “cân bằng nội môi” của con người. Đây là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau.

Với con người, yếu tố này được hiểu là giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định, hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này. Đối với việc thiêu đốt mỡ thừa thì cân bằng nội môi được điều chỉnh thông qua một hệ thống phản hồi thông tin tiêu cực.

Khi bạn có gắng ăn ít đi, cơ thể sẽ tiết ra các hormone có chức năng bù lại những gì còn thiếu. (Ảnh: Steemit)

Khi lượng mỡ thừa ngày một nhiều lên, cân bằng nội môi sẽ có một cơ chế theo dõi sự thay đổi về mô mỡ và đưa ra “mức sàn” cho lượng mỡ trong cơ thể. Khi chúng ta cố gắng giảm cân xuống dưới “mức sàn” mặc định, chúng kích hoạt và hệ thống điều tiết hormone tạo cảm giác đói cho cơ thể như Ghrelin, Cholecystokinin hay Leptin… có nhiệm vụ bù lại những gì cơ thể bị mất.

Vì vậy, việc giảm cân đối với chúng ta cũng là 1 công việc khó khăn tới mức nào nhưng trong thực tế việc này không phải không thể thực hiện được. Nếu có một chế độ tập luyện cũng như ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì vấn đề này không quá giải quyết, bạn có thể tham khảo 1 số yêu cầu dưới đây:

Tăng cường ăn rau xanh và giảm bớt đồ ăn chứa nhiều calo. (Ảnh: DetoxGreen)

Và còn một điều lưu ý nữa về việc giảm béo là khi đã lên được kế hoạch rồi, bạn phải cố gắng thực hiện và duy trì nó, nếu không sẽ không đạt hiệu quả mong muốn. 

Sơn Tùng

Exit mobile version