Đại Kỷ Nguyên

Vì sao khi di chuyển trên sa mạc lại hay có hiện tượng ảo giác?

Sa mạc là địa điểm khô cằn và hoang vu nhất trên Trái Đất nhưng trong đó là rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Chắc bạn đã từng nghe đến hiện tượng ảo giác khi đi trên sa mạc và bằng cách nào đó cả một đám đông nhìn thấy ảo giác đó như nhau!

Nhiều người khi đi trên sa mạc vắng vẻ hoang vu, bỗng nhiên thấy phía trước mặt xuất hiện một hồ nước trong veo, mặt hồ lung linh gợn sóng, hai bên hồ có cây cỏ tốt tươi, có người, nhà cửa… nhưng khi đi đến gần thì chẳng thấy gì cả.

Trên sa mạc thường hay xuất hiện những vũng nước hoặc cây cối xanh tươi nhưng đó chỉ là ảo ảnh. (Ảnh: flickr.com)

Đó là hiện tượng ảo giác khi đi trên sa mạc. Khi nhìn từ xa cảm những thứ chúng ta thấy là hình ảnh chân thực như thật ra đó chỉ ảo ảnh do hiện tượng phản xạ toàn phần gây ra. Vậy điều gì gây ra hiện tượng kỳ lạ này?

Hiện tượng nhìn thấy nước trên sa mạc hay trong ngày nắng nóng là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp không khí.

Ở sa mạc, Mặt Trời chiếu sáng ngày qua ngày khiến cho lớp đất đá ở trên mặt đất nóng lên nhanh. Vào những ngày không có gió, nhiệt độ không khí trên cao và ở dưới mặt đất có sự chênh lệch lớn: “Lớp không khí gần mặt đất càng bị đốt nóng, còn khi lên cao không khí lại mát hơn. Không khí bị đốt nóng khiến chiết suất giảm đi; còn lớp không khí trên cao mát hơn, mật độ đậm đặc hơn thì chiết suất cao hơn.”

Sự chênh lệch này khiến ánh sáng Mặt Trời bị bẻ cong khi đi từ tầng không khí trên cao xuống dưới mặt đất. Càng tiến gần đến mặt đất, góc của tia sáng càng lớn và khi nó đi quá giá trị của góc khúc xạ giới hạn, hiện tượng phản xạ toàn phần sẽ xảy ra, làm ánh sáng chuyển hướng lên trên và truyền tới mắt.

Ảnh minh họa về ảo ảnh trên sa mạc. (Ảnh: PlanetLagu)

Mắt của chúng ta nhìn theo đường thẳng nên ảo ảnh vũng nước kia là hình ảnh phản chiếu bầu trời trên mặt cát.

Có thể hiểu đơn giản hơn một chút:

Hơi nóng bốc lên đã tạo nên một tấm gương vô hình. Khi bạn nhìn xuyên qua đó (hay lăng kính), bao giờ mắt bạn cũng có chiều hướng hơi chúc xuống, vì vây hiện tượng phản và khúc xạ ánh sáng đã xảy ra. Nó bẻ cong đường đi của mắt bạn và đẩy những hình ảnh cách xa hàng vạn dặm. Do vậy thứ bạn thấy có thể cách đó rất xa chứ không phải ngay trước mắt như ta thấy. Điều này cũng giống như khi các bạn nhìn xuống mặt hồ và thấy được phía bên kia hồ trong khi mặt hồ là mặt kính viễn vọng.

Một ví dụ khác về ảo ảnh trên sa mạc. (Ảnh: gatay11b5.blogspot.com)

Và cũng sẽ có sự ngẫu nhiên nếu một ai đó, hay nhóm người nào đó cùng nhìn giống ta, qua lăng kính ấy thì họ cũng nhìn thấy những hình ảnh ảo giác như ta.

Video:

Sơn Tùng

Exit mobile version