Đại Kỷ Nguyên

Xuất hiện vật thể nhân tạo nằm trong đá cổ đại làm “đau đầu” các nhà khoa học

Trên hành tinh chúng ta có các tạo tác lạc chỗ (out-of-place artifact – oopart) mà theo khoa học chính thống thì không thể tồn tại. Sự tồn tại của chúng là điều không dễ lý giải.

Đây là một tạo tác công nghệ cao bí ẩn khác từ quá khứ xa xưa, vì bên trong chứa một vật thể nhân tạo đáng kinh ngạc.

Rất ít điều được biết đến về tạo tác lý thú này. Nó được phát hiện vào năm 2009 tại làng Sarakseevo, vùng Mát-xcơ-va, Nga.

Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: messagetoeagle)

Thoạt nhìn người ta cho đây là một viên đá và định dùng nó làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, họ nhanh chóng phát hiện đây không phải là một viên đá thông thường. Các ảnh chụp cho thấy có thứ gì đó ẩn giấu bên trong viên đá này.

Nó được tạo ra với mục đích gì? Ai đặt nó ở đó?

(Ảnh: messagetoeagle)

Đây rõ ràng là một vật thể nhân tạo, nhưng một lần nữa chúng ta bị buộc phải thừa nhận rằng mục đích và nguồn gốc chân thực của nó vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.

(Ảnh: messagetoeagle)

(Ảnh: messagetoeagle)

Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là tạo tác lạc chỗ duy nhất được phát hiện ở Nga. Độc giả của Đại Kỷ Nguyên chắc hẳn đã tiếp xúc với rất nhiều tạo tác lạc chỗ thú vị như vậy.  Lấy ví dụ như chiếc ốc vít có niên đại 300 triệu năm tuổi gây tranh cãi được tìm thấy trong vùng Kaluga ở miền tây nước Nga.

Chiếc ốc vít có niên đại 300 triệu năm tuổi gây tranh cãi được tìm thấy trong vùng Kaluga ở miền tây nước Nga. (Ảnh: Internet)

Tháng 10/1996, một nhóm các nhà nghiên cứu, khi đang tìm kiếm mảnh vỡ của một thiên thạch rơi xuống vùng Kaluga ở miền tây nước Nga, đã tình cờ bắt gặp một tạo tác lạc chỗ. Ban đầu họ cho rằng ốc vít này là bộ phận của một thiết bị nông trại nào đó, nhưng sau khi xem xét thêm họ nhận thấy nó được gắn chặt vào tảng đá. Các nhà địa chất ước tính niên đại tảng đá này vào khoảng 300-320 triệu năm tuổi.

Ảnh chụp ốc vít kể trên, từ một góc chụp khác. (Ảnh: Internet)

Một hiện vật khác phải kể đến là một bánh răng bằng nhôm cũng có niên đại 300 triệu năm tuổi được phát hiện tại thành phố Vladivostok, Nga .

Bánh răng kim loại có niên đại 300 triệu năm tuổi. (Ảnh: Internet)

Bánh răng này nằm trong một cục than mà ông Dmitry, một cư dân thành phố Vladivostok, Nga dùng để đốt lửa sưởi ấm. Ông Dmitry đã tình cờ phát hiện ra nó. Cục than này bắt nguồn từ mỏ than Chernogorodskiy ở khu vực Khakasis. Niên đại của viên than được ước tính dựa trên thời gian hình thành mỏ than này.

Nó giống bộ phận thường thấy trong kính hiển vi, và nhiều loại thiết bị kỹ thuật điện tử [chiều dài hơn 1 cm – hình trên]”, tờ Komsomolskaya Pravda viết.

Trên thực tế, có rất nhiều khám phá đáng kinh ngạc như vậy và không thể phủ nhận rằng sự hiện diện của chúng đang làm suy yếu các lý thuyết căn bản nhất của khoa học hiện đại.

Có nhiều tạo tác lạc chỗ khác đáng được nghiên cứu thêm. Những tạo vật này thường có sức hút với những người theo thuyết Sáng tạo và những người thu thập chứng cứ để bác bỏ thuyết Tiến hóa. Một số tạo vật cung cấp bằng chứng cho thấy các nền văn minh tiên tiến, với trình độ kỹ thuật ngang ngửa thậm chí vượt trội chúng ta, từng tồn tại trên Trái Đất, nhưng hiện đã bị thất lạc.

Có lẽ đây là lúc thích hợp và cần thiết để chỉnh lý, thậm chí viết lại sách giáo khoa và thừa nhận thực tế rằng sinh vật cao cấp từng cư ngụ trên Trái Đất từ rất lâu trước khi con người hiện đại xuất hiện.

Nguồn : Message to eagle
Đăng tải với sự cho  phép. Đọc bản gốc tại đây
Thạch Khánh biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version