Đại Kỷ Nguyên

Từ Einstein tới Steve Jobs đều công nhận, đặc điểm thành công này ai cũng có nhưng rất ít người biết cách sử dụng

trực giác steve jobs albert einstein

Steve Jobs, người đồng sáng lập của Apple và Albert Einstein, nhà vật lý có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 đều đồng ý rằng, trực giác chính là điểm chung và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong sự thành công của họ.

Cả Steve Jobs và Albert Einstein đều khẳng định rằng, trực giác chính là một trong những yếu tố then chốt giúp họ có được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp. Bởi với họ, trực giác chính là cái nhìn sâu sắc, nhanh chóng và là cách phỏng đoán hoàn toàn có cơ sở.

Các thiết bị di động, máy tính thông minh của thương hiệu Apple chính là một minh chứng lâu dài nhất cho sự thành công của Steve Jobs và khẳng định cái nhìn trực quan đúng đắn của ông trong lĩnh vực công nghệ. Trong cuốn tiểu sử của mình, Steve Jobs đã chia sẻ về sức mạnh của trực giác và mô tả những ảnh hưởng lớn lao của nó trong công việc khi ông giữ vai trò lãnh đạo của Apple.

Đặc biệt, Steve Jobs đã nói với nhà văn Merriam-Webster rằng: “Theo tôi, trực giác là một điều gì đó rất mạnh mẽ và thậm chí còn mạnh hơn cả trí tuệ trong nhiều trường hợp”.

Steve Jobs và Albert Einstein đều tin rằng trực giác chính là yếu tố quan trọng giúp họ có được sự thành công. Ảnh: 24smi.org

Steve Jobs chia sẻ rằng, vào thời điểm dòng điện thoại thông minh Iphone ra mắt, Apple đã phải đối mặt với rất nhiều những thương hiệu nổi tiếng cạnh tranh như Blackberry. Tại thời điểm đó, Blackberry đã sở hữu nhiều các tính năng hiện đại như QWERTY và bút cảm ứng. Tuy nhiên, với thiết kế sáng tạo và màn hình cảm ứng tại nhiều điểm của dòng Iphone đã cải tiến lại nhiều tính năng cho dòng điện thoại thông minh và giúp Apple trở thành công ty hàng đầu về các thiết bị công nghệ di động.

Chia sẻ về sự thành công vượt trội này, trong một bài phát biểu tại Stanford năm 2005, Steve Jobs cho biết, trực quan đã giúp ông đưa ra nhiều quyết định và sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời. Ông nói: “Nếu bạn muốn thành công, trước hết bạn phải tin tưởng vào chính mình vào những việc mình đang làm. Hãy mạnh mẽ và thử sức với những điều mà trực giác mách bảo bạn trong công việc. Bởi cách tiếp cận vấn đề bằng trực giác chưa bao giờ khiến tôi gặp thất vọng và chính nó đã giúp tôi tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời mình”.

Theo quan điểm của tôi, trực giác là một thứ vô cùng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn cả trí tuệ. Và nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của tôi.

-Steve Jobs

Đặc biệt, trong một vài thập kỷ trước, nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì đã thách thức tư duy khoa học trong nhiều thế kỷ. Nhiều người cho rằng Albert Einstein ưa chuộng việc lập luận logic thông qua trực giác của mình. Việc phản đối thuyết tương đối trong vật lý của Albert Einstein vào những năm 1920 là việc chưa từng thấy và gây ra nhiều tranh luận khác nhau. Tuy nhiên, Albert Einstein đã đấu tranh theo trực giác và đứng vững trong sự nghiệp của mình bằng cách công bố thuyết tương đối mở rộng – lý thuyết hình học của lực hấp dẫn đỉnh cao của lĩnh vực vật lý ngày nay.

Albert Einstein từng chia sẻ rằng:

“Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy lý lẽ là một tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội vinh danh tên đầy tớ và bỏ quên món quà tặng”

Ảnh: ĐKN

“Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một bước nhảy vọt trong ý thức, được gọi là trực giác hoặc gọi thế nào tùy bạn, lời giải đến với bạn mà bạn không biết như thế nào và tại sao… thứ có giá trị thực sự là trực giác”

“Tôi tin vào trực giác và cảm hứng… Những lúc đó tôi cảm thấy chắc chắn tôi đúng mặc dù không hiểu tại sao”

Quang Khánh

Exit mobile version