Kết quả phân tích những hài cốt người cổ đại phát hiện tại Nga mới đây cho thấy ngay từ 34.000 năm trước kết hôn cận huyết cũng không xảy ra dù là trong các phạm vi xã hội nhỏ nhất.
Theo popular-archaeology, một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cambridge và Đại học Copenhagen cho thấy người tiền sử đã có ý thức xây dựng xã hội và chủ động tìm kiếm những đối tác bên ngoài gia đình, dòng họ của mình để ghép đôi.
Những mẫu gene của bốn hài cốt người hiện đại về mặt giải phẫu từ Sunghir, một khu di tích hậu thời kỳ đồ đá cũ ở Nga đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi chỉ ra những người này không có liên hệ gần gũi về mặt di truyền. Quan hệ gần nhất giữa họ có thể chỉ là anh em họ thế hệ thứ hai. Điều này là đúng ngay cả trong trường hợp hai bộ hài cốt trẻ em được chôn đối đầu nhau trong cùng ngôi mộ.
Quá trình nghiên cứu các đồ vật và trang sức tùy táng cho thấy có thể họ đã xây dựng các quy tắc, lễ nghi và nghi thức cho việc trao đổi bạn tình giữa các nhóm người, mà có lẽ sau này đã phát triển thành các nghi lễ kết hôn hiện đại.
Giáo sư Eske Willerslev thuộc trường Cao đẳng St John, Cambridge cho biết: “Điều này có nghĩa là ngay cả người thời kỳ hậu đồ đá cũ sống thành những nhóm nhỏ cũng hiểu tầm quan trọng của việc tránh giao phối cận huyết”.
Khác với những gì tìm thấy, bộ gene của một người Neanderthal sống cách đây 50.000 năm trên dãy núi Altai từng được các nhà khoa học phân tích trước đây lại cho thấy việc giao phối cận huyết là có tồn tại.
Sự đối lập làm dấy lên nghi hoặc liệu người Neanderthal có thực sự là một trong những tổ tiên của con người theo thuyết tiến hóa của Darwin? Đã từng có ý kiến cho rằng, họ chẳng qua chỉ đơn giản chỉ là một giống loài linh trưởng đã tuyệt chủng.
Nguồn gốc của con người không hề đơn giản như vậy, chẳng phải cùng với nhiều phát kiến trước đó, phát hiện nói trên cho thấy con người đã có hệ ý thức phát triển từ hàng chục ngàn năm trước hay sao? Việc con người tự nhận tổ tiên là khỉ vượn chẳng khác nào đang tự bôi nhọ bản thân mình.
Hoài Anh