Đại Kỷ Nguyên

Tiến sĩ Weiss (Phần 2) Một thoáng thôi miên nhìn thấy bí ẩn của sinh mệnh

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Sinh mệnh giống như nước, một trong những sự so sánh tinh tế nhất liên quan đến luân hồi! Vì sao hồi tố nhân quả tiền kiếp lại có thể khiến những bệnh tật ngoan cố không cánh mà bay? Việc tìm hiểu thế giới tinh thần có phải là khoa học cao hơn không?

(Tiếp theo phần 1)

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Những câu chuyện về luân hồi chuyển thế, kiếp trước kiếp này có rất nhiều, rất nhiều, đặc biệt là ở Ấn Độ và châu Á, nhờ có nền tảng tín Phật nên không khó để mọi người tiếp thụ. Nhưng ở xã hội phương Tây, khi nói đến luân hồi chuyển thế, người ta có xu hướng hoài nghi hơn. Tuy vậy, thuật thôi miên, liệu pháp hồi tố lại tương đối thịnh hành ở các quốc gia phương Tây.

Như chúng tôi đã giới thiệu trong tập trước, chuyên gia khoa tinh thần và tác giả nổi tiếng, tiến sĩ Brian Weiss là một chuyên gia lừng danh thế giới về lĩnh vực nghiên cứu liệu pháp thôi miên hồi tố, ông thông qua thôi miên hồi tố kiếp trước và dự đoán triển vọng của kiếp sau để giúp những bệnh nhân của ông được trị liệu. Trong đó bao gồm cả cô con gái của ông, Amy Weiss.

Amy từng tham gia nhiều liệu trình thôi miên với cha mình, nhưng chưa bao giờ nhớ lại được kiếp trước của mình, mãi cho đến năm cô 25 tuổi. Khi đó, cô được chẩn đoán mắc bệnh đục thủy tinh thể nghiêm trọng, bác sĩ cho biết cô có thể sẽ bị mù.

Khi nghe được chẩn đoán như vậy, phản ứng đầu tiên của Amy là: “Tại sao mắt tôi giống một người già vậy?” Tuy nhiên, cô không ngờ, cũng không kỳ vọng liệu trình “thôi miên hồi quy kiếp trước” có thể giúp ích gì trong tình huống này, nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra.

Sau này, khi cô và cha làm khách mời trong chương trình phỏng vấn “Super Soul Sunday” (Chủ nhật siêu linh hồn) của Oprah Winfrey, Amy đã chia sẻ về liệu trình đã thay đổi cuộc đời cô.

Bệnh đục thủy tinh thể của con gái đã được chữa khỏi

Khi đó, Amy đang làm tình nguyện viên trong một bệnh viện, và cha cô, tiến sĩ Weiss, tình cờ tổ chức một buổi hội thảo tâm linh “hồi quy kiếp trước” ở đó. Cô quyết định thử xem liệu có thể tìm ra nguồn gốc bệnh đục thủy tinh thể của mình hay không. Amy nhớ lại, vì “liệu pháp hồi quy kiếp trước” chưa từng có tác dụng với cô trước đây, nên khi bước vào phòng, trong tâm cô vẫn nghĩ có lẽ mình sẽ nhân cơ hội này để có một giấc ngủ ngon.

Trong lúc thôi miên, cô và những người khác cùng nhắm mắt và lắng nghe cha cô bảo mọi người quay về thời gian khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tiếp theo, hình ảnh phù hiện trước mặt Amy không phải là một cô gái trẻ, mà là một cảnh tượng khá kỳ quái…

Amy cho biết cô ngay lập tức thấy mình là một ông lão thời Trung cổ với mái tóc dài bạc trắng, vào khoảng thế kỷ 15 hoặc 16, sống ẩn dật trong một túp lều. Do tính cách thu mình, ông lão không bao giờ giao vãng với người khác. Vì vậy, người dân trong thị trấn cho rằng lão nhân độc đến độc đi này là một phù thủy, đang làm những việc tà ác, nên cầm đuốc xông vào đốt căn lều của ông lão. Ngọn lửa đã thiêu rụi đôi mắt của lão, lão nhân bị mù từ đó.

Amy mô tả: “Tôi cảm thấy trái tim mình tương thông với người đàn ông này. Tôi có thể cảm nhận được nỗi thống khổ của ông lão. Ông lão cảm thấy vô cùng bi kịch.”

Lúc này, tiến sĩ Weiss bảo mọi người hãy đi đến điểm cuối của kiếp đó, lắng nghe sự khải thị mà họ nên nhận được. Thế là Amy nghe thấy câu nói như thế này: “Nỗi bi thương khiến hai mắt bị bóng đêm che mờ.”

Câu nói này đối với Amy là một câu hai nghĩa, không chỉ là cô do trải qua tiền kiếp mà bị đục thủy tinh thể, mà còn ý vị cô vẫn không thể nhìn rõ thế giới. Amy nói: “Tôi đã mang nỗi đau thương của người đàn ông đó vào cuộc đời hiện tại.”

Ngay sau khi hoạt động hội thảo tâm linh kết thúc, bác sĩ nói với Amy, rằng bệnh đục thủy tinh thể của cô đã biến mất, một hiện tượng mà sinh học không cách nào giải thích được. Amy cho biết, lần trải nghiệm này giúp cô lý giải sâu hơn về liệu pháp hồi quy kiếp trước của cha cô, điều này cũng khiến mối quan hệ giữa cha và con gái trở nên thân mật hơn.

Ngoài ra, còn có một sự thật thú vị về chính tiến sĩ Brian Weiss. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiết lộ một câu chuyện luân hồi đã xảy ra với chính mình.

Chuyển sinh ở Trung Quốc, du hành cùng các vị thần tiên Đạo gia

Khi đó, bác sĩ Weiss chưa từng đến Trung Quốc, nhưng ông lại nói rằng, bản thân ông đã từng đến Trung Quốc trước đây. Nhưng sự tình đó đã từ lâu lắm rồi. Ông mô tả: “Có lẽ [tôi đã ở đó] hơn một nghìn năm trước, khi đó Phật giáo phi thường hưng thịnh ở Trung Quốc, Thiền tông mới vừa hưng khởi ở Trung Quốc, tôi cũng đã tham dự vào đó ít nhiều. Có lẽ đó là niện đại mà Phật giáo đang diễn biến hướng Thiền tông, sắp được du nhập vào Nhật Bản.” Đó là vào khoảng thời nhà Đường và nhà Tống.

Tiến sĩ Weiss mô tả, bản thân đã từng gặp những vị thần tiên của Đạo gia, toàn bộ cuộc đời ông kiếp đó giống như cuộc đời của một vị đạo sĩ, rất khác biệt. Đương thời, đi cùng tiến sĩ Weiss có năm sáu vị thần tiên Đạo gia, đáng tiếc là ông không cách nào hồi ức được chi tiết nữa.

Ông nói, loại thể nghiệm này đã xảy ra rất nhiều lần. Những người có thuật thông linh hoặc có những bản sự khác cũng nói với ông, rằng họ nhìn thấy ông có hai hình tượng, trong đó có một vị trông giống như một ông lão Trung Quốc. Xem ra, dấu ấn tiền kiếp của tiến sĩ khá mạnh.

Tiến sĩ Weiss cho rằng, có lẽ vì kiếp trước ông là một đạo sĩ ở Trung Quốc cổ đại, nên ông phát hiện, rất nhiều việc ông làm ở kiếp này gần gũi hơn với tôn giáo phương Đông và Phật giáo.

Ví dụ, trong Phật giáo, khái niệm về tiền kiếp, khái niệm về thiện, tính trọng yếu của lòng từ bi, con người vì sao phải chịu thống khổ, làm sao để nhẹ bớt khổ nạn, làm sao để giải thoát vô thường, những khái niệm này, và những phát hiện thu được trong liệu pháp hồi tố tiền kiếp mà ông đang làm, là phi thường tương tự.

Kỳ thực, tiến sĩ Weiss có thể hồi ức lại nhiều hơn một lần luân hồi tiền thế của mình, như mô tả trong cuốn sách của ông, ông cũng từng là đồ đệ Phật giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo, mỗi đời mỗi kiếp đều khác nhau.

Tiến sĩ Weiss trong trạng thái thôi miên đã hồi tố đến một tiền kiếp, trong đó ông mô tả mình là một người cha Bangladesh. Trong kiếp sống đó, ông cảm thụ được tình yêu và trách nhiệm của người cha trong gia đình Bangladesh này.

Ở một kiếp khác, ông đã bị bắn chết. Trong hồi tố về kiếp sống đó, tiến sĩ Weiss mô tả việc bản thân bị bắn chết khi còn trẻ. Ông thể nghiệm nỗi sợ hãi và tuyệt vọng cùng cực trong kiếp đó.

Quan niệm cổ lão, tâm linh, đều là khoa học

Trong tập trước về tiến sĩ Weiss, chúng tôi đã đề cập rằng tiến sĩ Weiss từng là một người vô thần rất kiên quyết, nhưng ông từ quan niệm duy khoa học đã chuyển biến, bắt đầu tìm tòi và theo đuổi lĩnh vực cảnh giới tâm linh. Tiến sĩ Weiss cho biết, đó thực ra là con đường khoa học hơn.

Vậy tiến sĩ Weiss nghĩ gì về mối quan hệ giữa thế giới tinh thần và khoa học vật chất? Ông tin rằng cả hai không hề mâu thuẫn với nhau, ông hy vọng mình có thể trở thành một nhà khoa học có tư tưởng rộng mở, có thể nghiên cứu tìm tòi thế giới tinh thần mà đồng thời không làm mất đi tố chất tư duy logic, duy lý và nghiên cứu khoa học.

Ví dụ, ông nói, ông từng là bác sĩ y khoa, và cũng từng là giáo sư, từng sử dụng các phương pháp khoa học hiện đại, chẳng hạn như máy quét phát xạ positron, để nghiên cứu bộ não con người. Tuy nhiên, ông cũng có thể tiếp thụ những quan niệm cổ lão đó, bởi vì ông phát hiện, ngay cả trong Phật giáo cổ đại cũng có rất nhiều khoa học trong đó, nói về lý luận nguyên tử, các lạp tử cơ bản, các không gian khác nhau v.v.

Đối với tiến sĩ Weiss, những điều này khiến ông cảm thấy “thực sự không có điểm nào mâu thuẫn cả”, ông nói: “Có lẽ chỉ là ngôn ngữ mà người ta dùng để mô tả nó vào thời điểm đó và bây giờ là khác nhau. Nhưng rất nhiều lý luận cổ xưa đều dường như đã được chứng thực hoặc đang được chứng thực bởi nghiên cứu khoa học và nghiên cứu lâm sàng hiện đại.”

Có vẻ như, lĩnh vực khoa học là vô cùng rộng lớn, chỉ là mọi người đang vận dụng các thủ đoạn và phương pháp khác nhau mà họ có để tiến hành nghiên cứu và khám phá của riêng mình.

Một phép so sánh tinh diệu về luân hồi

Tiến sĩ Weiss đã từng nói điều này: “Trong một cảnh giới nhất định nào đó, có lẽ chỉ có một dạng năng lượng, một linh hồn và một chủ thể ý thức.”

Ông đã đưa ra một ẩn dụ rất hình tượng cho các trạng thái khác nhau của sinh mệnh: “Con người chúng ta giống như những khối băng: Hãy tưởng tượng bản thân mình là những khối băng có ý thức, cảm giác thấy độc lập với nhau, cứng rắn, to nhỏ khác nhau, hình thái bất đồng. Hãy tưởng tượng những khối băng này nổi trên mặt nước lạnh. Các khối băng vẫn có cảm giác chúng tách rời nhau, nhưng nếu bạn dùng năng lượng ấm để làm nóng nước, các khối băng bắt đầu tan chảy, và cuối cùng mọi thứ tan thành nước.” “Lúc này, khối băng sẽ không cảm giác tách rời nhau nữa, chúng tiến nhập vào một dạng trạng thái sinh mệnh và hình thức rung động khác. Nếu bạn tiếp tục gia nhiệt, thì nước cũng biến mất, biến thành hơi, mắt thịt nhìn không thấy, nhưng chúng ta biết rằng những khối băng đó là đang trong hơi nước, bởi vì bạn có thể ngưng tụ hơi nước thành nước, sau khi cho vào các thùng chứa lớn nhỏ hình dạng khác nhau, chúng sẽ kết tinh thành những viên đá.”

Tiến sĩ Weiss nói tiếp: “Ngoài hơi nước là thế giới tiếp cận với Thần hay những cảnh giới trí năng cao hơn, chúng ta còn chưa có ngôn ngữ từ vựng nào để mô tả chúng, bởi vì chúng ta vẫn chỉ là những khối băng mà thôi.”

Tiến sĩ Weiss cho rằng con người giống như những khối băng, chỉ là quá trình thăng hoa được thúc đẩy bởi năng lượng từ bi, thay vì năng lượng nhiệt.

Vì vậy, khi ly khai khỏi thân thể này, chúng ta liền biến trở nên giống như nước, giống như những viên đá tan thành nước. Nhưng khi sự rung động của chúng ta thăng hoa lên đến một cảnh giới cao hơn, chúng ta giống như hơi nước; nhưng ngoài hơi nước, còn có nơi cao xa hơn, nhưng chúng ta đã không có từ ngữ nào có thể hình dung nó, bởi vì đó chính là năng lượng, và năng lượng này siêu xuất khỏi cảnh giới của hơi nước. Trái lại, cũng có một quá trình có thể làm cho năng lượng của bạn càng ngày càng nhỏ hơn, càng ngày càng nhỏ hơn, nhỏ hơn, nhỏ hơn, cuối cùng bạn trở thành một con người. Nhân loại chúng ta là có năng lượng thấp nhất, rung động chậm nhất, cũng giống như khối băng là dạng rung động chậm nhất của các phân tử nước.

Bạn có được truyền cảm hứng từ mô tả của tiến sĩ Weiss về “băng, nước, hơi nước” không? Có thể nói, thế giới quá rộng lớn, những bí ảo của vũ trụ cũng vô cùng rộng lớn, những gì con người có thể hiểu được cũng chỉ là một chút chút mà thôi!

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version