James Watson, nhà khoa học từng đoạt giải Nobel, người đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của DNA, đã bị tước bỏ các danh hiệu danh dự sau khi cho rằng người da đen kém thông minh hơn người da trắng do sự khác biệt về gen. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy, vì có rất nhiều nhân tố đan xen phức tạp đằng sau, bao gồm các vấn đề chính trị, sự thành kiến của giới truyền thông, và tất nhiên, vấn nạn phân biệt chủng tộc. Trong bài viết này chúng ta sẽ cố gắng điểm qua chúng.
Nỗi xấu hổ của James Watson
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, Watson tuyên bố rằng ông không thấy nhiều hy vọng cho tương lai của châu Phi vì kết quả thử nghiệm đã cho thấy trí thông minh “của họ” không giống như của “chúng ta”.
Ông cũng chỉ ra rằng các chính sách xã hội đang được thực hiện trên lục địa này chắc chắn sẽ thất bại vì chúng dựa trên giả định cho rằng người da đen và người da trắng có cùng mức độ thông minh. Watson đã nhắc lại quan điểm của ông về trí thông minh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 vừa rồi, điều này dẫn đến sự náo động hiện tại chống lại nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (CSHL) ở Mỹ đã thu hồi các danh hiệu danh dự của Watson, bao gồm Hiệu trưởng danh dự, Ủy viên danh dự và Oliver R. Grace Giáo sư danh dự. Họ cũng lên án những nhận xét của Watson, và tuyên bố rằng phòng thí nghiệm không tán đồng việc “lạm dụng khoa học” để ủng hộ định kiến.
“Tuyên bố của Tiến sĩ Watson là đáng phê phán, không được khoa học ủng hộ, và chắc chắn không thể hiện quan điểm của phóng thí nghiệm CSHL … Phòng thí nghiệm lên án việc lạm dụng khoa học để biện minh cho định kiến… Các tuyên bố của ông trong đoạn phim tài liệu hoàn toàn không tương thích với mục đích, giá trị và chính sách của chúng tôi, [hành động của ông đã khiến chúng tôi buộc phải] cắt đứt mọi vết tích liên hệ của chúng tôi với ông ấy”, CSHL nói trong một tuyên bố ( ABC News ).
Chủng tộc và chỉ số IQ
Chủ đề về chủng tộc và chỉ số IQ là một vấn đề nhạy cảm. Và với một lý do rất chính đáng. Trong tay những kẻ phân biệt chủng tộc, các bài kiểm tra IQ có thể trở thành một lời biện minh cho việc đàn áp các cộng đồng cụ thể. Nhưng mặt khác, việc loại bỏ hoàn toàn các phát hiện khoa học không mang lại lợi ích gì trong việc theo đuổi chân lý, hay sự thật.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 60.000 người lớn và 20.000 trẻ em, các nhà khoa học đã phát hiện ra 40 gen đóng góp cho trí thông minh của loài người. Điều này đã đưa tổng số gen có thể gây ảnh hưởng IQ lên đến con số 52. Các nghiên cứu khác được thực hiện trên cặp song sinh đã chỉ ra rằng gần 50% sự khác biệt trong chỉ số IQ chịu ảnh hưởng của gen. 50 phần trăm khác được phát hiện chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, tình trạng trong bụng mẹ, ô nhiễm môi trường, v.v….
Ở Mỹ – một quốc gia đa chủng tộc và sắc tộc – các bài kiểm tra IQ đã liên tục chỉ ra rằng người da đen có chỉ số IQ thấp hơn người da trắng. Tuy vậy, chúng lại cũng đã chỉ ra rằng người da trắng có chỉ số IQ thấp hơn người châu Á. Dưới đây là biểu đồ cho thấy sự phân bổ IQ giữa các nhóm dân tộc khác nhau ở Hoa Kỳ.
Trong khi người châu Á có điểm IQ trung bình khoảng 106, thì người da trắng có số điểm khoảng 103, người gốc Tây Ban Nha (Châu Mỹ La Tinh) đứng ở vị trí thứ ba với số điểm gần 91 và người Mỹ gốc Phi chỉ khoảng 88. Người châu Á cũng có số lượng người nhiều nhất có Điểm IQ trên 130.
Di truyền học và nạn phân biệt đối xử
Trong các cơ sở trên khắp đất nước và các tổ chức chính trị cảnh tả, việc người Mỹ gốc Phi ở Mỹ có thành tích kém hơn vẫn thường luôn được cho là kết quả của sự phân biệt đối xử bởi đại cộng đồng người da trắng. Trong quá khứ, điều này hiển nhiên là đúng. Sẽ là sai nếu phủ nhận điều này. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, việc tiếp tục đổ lỗi cho một bộ phận xã hội vì thành tích thấp kém của một bộ phận khác, mà không thể đưa ra đầy đủ bằng chứng, thì sẽ giống với một mưu đồ chính trị hơn là một lập luận có sức thuyết phục.
Hãy lấy trường hợp của người châu Á ở Mỹ làm ví dụ. Cũng giống với trường hợp người da đen, họ cũng bị phân biệt đối xử như vậy. Nhưng ngày nay, người châu Á là cộng đồng dân tộc có thành tích hàng đầu tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, các hộ gia đình châu Á có thu nhập trung bình hàng năm là 80.720 đô la Mỹ. So sánh một cách tương quan, các hộ gia đình da trắng chỉ có thu nhập 61.349 đô la Mỹ. Người Mỹ gốc Phi đứng ở vị trí thấp nhất với thu nhập hàng năm chỉ khoảng 38.555 đô la Mỹ.
Lừa dối chính trị
Như các nhà bình luận xã hội hàng đầu đã nói về tình trạng tài chính và xã hội, để thành công trong một xã hội tư bản đầy đủ, một cá nhân chỉ cần hoàn thành một quá trình giáo dục trung học cơ bản, tránh xa ma túy và bạo lực, và đợi đến khi kết hôn sinh con; nếu chỉ những điều này được xem xét, người đó có thể duy trì khá tốt và duy trì được một cuộc sống chấp nhận được.
Người châu Á đã làm tương đối tốt trong vấn đề này, trong khi người Mỹ gốc Phi phải chịu đựng nhiều nhất với tỷ lệ bỏ học cao, mang thai ở tuổi vị thành niên, hộ gia đình đơn thân (bà mẹ đơn thân hoặc người cha đơn thân), v.v … Trẻ em được nuôi dưỡng mà không có một người cha được cho là có khuynh hướng bạo lực hơn, dù không tuyệt đối. Các đảng phái chính trị ở Mỹ đã chơi đùa trên các lỗ hổng của cộng đồng và cố gắng giữ họ trong một tình trạng như vậy vì nỗi lo sợ mất phiếu bầu. Chính vì vậy, chu kỳ này tiếp tục lặp lại mãi.
Tránh xa các chính trị gia tham nhũng, khôi phục lại các cấu trúc gia đình truyền thống, và khiến bọn trẻ hoàn thành việc giáo dục mà không bỏ ngỏ giữa chừng sẽ là điểm khởi đầu để chữa lành vấn đề này, và đây là điều mà tất cả người Mỹ nên thảo luận với nhau, trong một bầu không khí không có thành kiến hay thù hận.
Mối liên hệ với học thuyết tiến hóa của Darwin
Tuyên bố của Watson có thể khiến liên tưởng đến một sự vụ khác tại vườn thú New York hồi đầu thế kỷ 20. Một người đàn ông người da đen ở Công-gô tên Ota Benga đã bị bắt nhốt trong chuồng thú cùng những con khỉ, để làm trò tiêu khiển cho du khách. Lý do của hiện tượng này là bởi vì, vào thời đó, dưới sức ảnh hưởng mạnh mẽ của thuyết tiến hóa, người da đen bị xem như một sinh vật nằm ở một bậc thang tiến hóa trong khoảng giữa loài khỉ với đám đông người da trắng, một “loài chuyển tiếp trung gian chưa tiến hóa đầy đủ”. Buổi biểu diễn đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ với một mục đích rõ ràng nhằm chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin.
Kỳ thực trường hợp của Ota Benga cũng không phải duy nhất. Vấn nạn phân biệt chủng tộc đối với người bản địa Úc khi thực dân Anh khai hoang vùng đất này , cũng như nạn diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức dẫn đầu bởi HItler thời Thế chiến II với cùng nguyên nhân, đều là hệ quả trực tiếp của thuyết tiến hóa, mang đến vô số tang thương cho toàn thể nhân loại. Một điểm đặc biệt quan trọng, chính bản thân thuyết này, bên cạnh những hệ lụy to lớn, cũng cùng lúc tồn tại rất nhiều thiếu sót và khiếm khuyết trên bình diện khoa học, những nghi vấn và lỗ hổng mà cho đến nay vẫn chưa chứng minh được. Cho nên trong giới khoa học, có một bộ phận không nhỏ cho rằng, đây chỉ là một giả thuyết chưa qua kiểm chứng.
James Watson là một nhà khoa học rất tin vào thuyết tiến hóa, như được thấy trong các phát biểu của ông. Phải chăng trong kết luân của ông về trí thông minh của người da đen, đã phần nào chịu ảnh hưởng của thuyết này?
Không thể phủ nhận Watson với những đóng góp to lớn của ông trên bình diện di truyền học, tuy nhiên cũng không nên vì thế mà mặc nhiên thừa nhận mọi nhận định của một nhà khoa học lớn trên tất cả các phương diện mà không có suy xét kỹ lưỡng. Kỳ thực, đây mới chính là một tinh thần khoa học chân chính.
Quý độc giả lưu ý:Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:
Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo. |
Quang Khánh (theo Vision Times, Epoch Times)