Đại Kỷ Nguyên

Sử dụng khoa học viễn tưởng để ngăn chặn nóng lên toàn cầu. Liệu có khả thi?

Nóng lên toàn cầu và các thảm họa tự nhiên đang ngày càng trầm trọng, trong khi các phương pháp ngăn chặn và bảo vệ của chúng ta không đem lại nhiều hiệu quả. Và bây giờ đã đến lúc con người sử dụng đến các phương pháp từ khoa học viễn tưởng hay không?

Chắc hẳn ai cũng đều xem qua bộ phim “Snowpiercer” (Chuyến Tàu Băng Giá. Đó là bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng nói về nỗ lực nhằm điều chỉnh khí hậu và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu của con người. Tuy nhiên, mọi thứ đều đảo lộn hết cả và trở thành thảm họa khủng khiếp là Hành tinh trở về thời kỳ băng hà, mọi thứ đều đóng băng.

Tất cả những gì còn lại chỉ là những hành khách trên chuyến tàu vô tận chạy vòng quanh lục địa. Những người trong toa đầu tiên được ăn sushi và thưởng thức rượu vang, trong khi số còn lại phải làm việc vất vả và ăn những thanh protein làm từ gián.

Bộ phim Chuyến tàu băng giá cho chúng ta thấy loài người làm lạnh Trái Đất để chóng biến đổi khí hậu nhưng nó lại trở thành thảm họa. (Ảnh: thegolfclub.info)

Cái kết nghe có vẻ bi thương nhưng các nhà khoa học thực sự nghiêm túc hơn khi nghĩ đến phương án đối phó với biến đổi khí hậu theo cách như vậy. Đúng thế, Trái Đất đang ngày càng nóng hơn và phương pháp để cứu vãn tình thế này là làm nó nguội đi bằng cách “làm lạnh”.

Tình hình khí hậu toàn cầu đang xấu dần đi trong vài năm trở lại đây. Tháng 12/2016, nhiệt độ ở một số vùng của Bắc Cực đã tăng hơn 1,7oC so với mức trung bình từ đó đến nay. Tháng 3/2017, một số báo cáo cho biết diện tích vùng biển băng ở Bắc Cực đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi được theo dõi đến nay. Đại dương ấm dần lên cũng đã giết chết phần lớn rạn san hô Great Barrier (Úc).

Các học giả thuộc các ngành khoa học xã hội và vật lý quan tâm đến biến đổi khí hậu đã từng tập trung tại Washington để thảo luận về các phương pháp làm chậm tiến trình này, trong đó có đề xuất việc “làm lạnh hành tinh” bằng cách bắn những hạt xốp vào tầng bình lưu hoặc gia tăng mức phản chiếu của các đám mây nhằm hắt ánh sáng Mặt Trời trở lại không gian.

Các nhà khoa học cũng muốn áp dụng phương pháp làm lạnh này trong thực tế để đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu. (Ảnh: the-roleplaying-palace.wikia.com)

Hóa chất sẽ được chuyển lên các máy bay phản lực quân sự, sau đó phun vào bầu khí quyển ở một độ cao nhất định. Mây phía trên biển có thể được làm tăng tính phản xạ nhờ phun vào chúng sương muối được hút từ đại dương.

Mối quan tâm toàn cầu hiện nay mà con người đang thực hiện là việc cắt giảm khí nhà kính và không phá vỡ những thỏa thuận đã thống nhất trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Janos Pasztor, người đứng đầu cơ quan Quản lý Sáng kiến Địa kỹ thuật và Khí hậu Carnegie lại cho rằng: “Thực tế là chúng ta vẫn cần nhiều công cụ hơn ngay cả khi chúng ta đạt được những mục tiêu này”.

Nếu xét trong thực tế, ý kiến cũng có phần hợp lý. Lượng CO2 mà con người thải ra đi vào bầu khí quyển ngày càng nhiều hơn và nó biến đổi sinh thái trên Trái Đất nhanh hơn dự kiến ban đầu. Theo các nhà khoa học, dù cho chúng ta có áp dụng công nghệ hiện đại vào việc này thì bầu khí quyển sẽ vẫn nóng lên như thường. Lượng khí nhà kính dù được cắt giảm nhưng vẫn không đủ để giảm thiểu tình trạng nhiệt độ tăng lên theo từng năm. Và khi đó, hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu là vô cùng lớn.

Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này, cần đưa lượng khí thải về mức 0 và đẩy 1 phần nào đó ra khỏi khí quyển. Dù vẫn còn nhiều lo ngại về phương thức chỉnh sửa khí hậu song phần lớn nhiều nhà khoa học vẫn đồng tình đẩy mạnh các nghiên cứu xoay quanh lĩnh vực này, tập trung khả năng làm mát Trái Đất cũng như những vấn đề phát sinh trong khí quyển cũng như thời tiết ở các vùng khác nhau trên thế giới.

Muốn giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, việc cần làm trước nhất là làm mát bầu khí quyển bằng cách đưa nồng độ CO2 về mức 0. (Ảnh: Business Magazin)

Điều cần làm được trước khi thực hiện dự án này là kiểm soát bức xạ Mặt Trời, nếu chúng ta làm được điều này, bầu khí quyển có thể được làm mát nhưng hiện nay chưa có 1 nghiên cứu nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động này. Cần có 1 chương trình mở để các nhà nghiên cứu tạo ra mô hình cần thiết cho công nghệ có thể tác động ngay tức thì đến mọi mặt của Trái Đất cũng như cuộc sống loài người.

Có thể nói đây là công trình rất nghiêm túc chứ không phải là một trò đùa hay thử nghiệm. Và nếu thành công, chúng sẽ là giải pháp tiềm năng cho việc chống biến đổi khí hậu trong tương lai.

Tất nhiên, dự án lớn như thế này chắc chắn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người sẽ phản đối vì chỉ xuất hiện trên phim ảnh chứ không thể trở thành hiện thực và đi ngược lại với tự nhiên. Nếu chúng ta bỏ qua yếu tố trừu tượng mà xét cũng sẽ tìm thấy 1 số luận điểm tương đồng như:

Làm lạnh Trái Đất bằng các công nghệ hiện đại có thể dối phó với biến đổi khí hậu nhưng nếu làm quá tay, con người sẽ gây ra thảm họa. (Ảnh: Tecnoblog)

Một số nhà khoa học ước tính rằng việc kiểm soát bức xạ Mặt Trời có thể làm mát Trái Đất một cách nhanh chóng và chi phí cho việc này là khoảng 5 tỷ USD mỗi năm. Scott Barrett, nhà kinh tế học môi trường thuộc Đại học Columbia, người đã có mặt tại cuộc họp ở Washington cho biết:

“Thách thức lớn nhất của chỉnh sửa khí hậu không phải là kỹ thuật mà liên quan đến cách chúng ta quản lý việc sử dụng công nghệ chưa từng có này như thế nào”.

Nếu thực hiện chương trình này, chúng ta còn cần tính thêm cả yếu tố đạo đức ở trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Sơn Tùng

Exit mobile version