Đại Kỷ Nguyên

Phát hiện thành phố cổ đại trên rặng san hô nằm giữa Thái Bình Dương

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy một thành phố bí ẩn được xây dựng trên một hòn đảo ở giữa Thái Bình Dương. Có rất nhiều điều bí ẩn về nó, nhiều người tin rằng thành phố này là thủ đô của một đế chế cổ đại nào đó trong lịch sử, cũng có người cho rằng nó là vùng đất bị nguyền rủa.

Các ảnh vệ tinh cho thấy những dấu hiệu của một thành phố đã biến mất nằm giữa Thái Bình Dương. Vì vị trí của nó cách quá xa và nằm ngoài vùng thám hiểm của các nhà nghiên cứu nên họ đặt tên cho thành phố là Nan Madol.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy thành phố cổ vừa được phát hiện. Nguồn: Google Plus

Tuy nhiên nhờ sự trợ giúp của công nghệ ảnh vệ tinh, các nhà khoa học đã có thể tiếp cận vùng đất xa xôi này. Theo Daily Mail, Nan Madol có nghĩa là “vùng đất ở giữa” nằm trên rặng san hô trên bờ biển của hòn đảo xa xôi và hoang vu có tên Pohnpei, thủ đô của Liên bang Micronesia nhỏ bé. Đây là nơi mà phần lớn chưa được giới khảo cổ  cũng như các nhà thám hiểm khám phá.

Điều khiến khám phá mới này trở nên thú vị hơn chính là vị trí của đảo Pohnpei. Hòn đảo nhỏ bé này nằm cách Los Angeles, Mỹ khoảng 4.000 km và cách Úc khoảng 2.500 km.

Thành phố này cách Los Angeles 4.000 km và cách Australia 2.600 km. Nguồn: Interesting Engineering

Kênh truyền hình khoa học trực tuyến “What on Earth?” đã khám phá ra nguồn gốc của địa điểm bí ẩn này. Các ảnh vệ tinh cho thấy có tất cả 97 đảo nhỏ nằm ngoài khơi dọc bờ biển Pohnpei bao gồm rất nhiều kênh đào và những bức tường được xây dựng từ những viên đá đồ sộ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này có thể có niên đại từ thế kỷ 1 hoặc 2 sau Công nguyên, đồng thời có khả năng đây là một trong những thành phố lớn đầu tiên trong lịch sử các đảo ở Thái Bình Dương.

Các bức tường được xây dựng từ những tảng đá lớn. Nguồn: Tinh Hoa
Toàn cảnh thành phố được các nhà khoa học phác họa, Nan Madol bao gồm 97 đảo nhỏ có hình dáng tương tự nhau Nguồn: Khampha.vn

Ông Keren Bellinger, một nhà nghiên cứu trong nhóm phát biểu: “Những gì phát hiện phía dưới cũng kì diệu, như cách mà thành phố được tìm thấy qua ảnh vệ tinh. Họ đã tìm thấy những bức tường cao 7,62 m và dày 5,62 m, hầu hết được xây dựng bằng đá bazan hình lăng trụ, mỗi tảng đá nặng khoảng 50 tấn”. Các nhà khoa học ước tính tổng số đá hình lăng trụ để xây dựng nên những bức tường trong thành phố vào khoảng 250 triệu tấn.

Các bức tường cao 7,62 m và dày 5,62m. Nguồn: ssinls.tumblr.com

Tuy nhiên vì sao các bức tường đá bazan được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau một cách rất vừa khít trong khi mỗi khối đá bazan trọng lên tới 50 tấn thì đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích nguồn gốc cũng như vai trò của thành phố trong quá khứ.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fox News, ông Mark McCoy, phó giáo sư tại Đại học Southern Methodist bang Texas nói: “Theo tôi Nan Madol là một thủ đô của của vương triều Saudeleur (năm 1100 đến 1600). Đây là nơi tập trung quyền lực chính trị, là trung tâm của các nghi thức tôn giáo quan trọng nhất của đất nước, và nơi yên nghỉ của các vị vua trị vì quốc gia”.

Vị trí xây dựng cũng là một điều bí ẩn của Nan Madol. Giáo sư Patrick Hunt, một nhà khảo cổ học tại Đại học Stanford thắc mắc: “Tại sao người ta lại xây dựng thành phố ở ngoài biển, cách xa vị trí của các quần thể dân cư khác trong đất liền cơ chứ? Tại sao nó lại nằm ở đây, cách biệt hoàn toàn với mọi nền văn minh ta đã biết?”.

Hòn đảo bí ẩn nổi lên giữa Thái Bình Dương. Nguồn: Infonet

Nan Madol là thành phố duy nhất trên Trái đất được xây dựng trên một rạn san hô và các kiến trúc của nó được làm bằng đá rất nặng. Các nhà khoa học tin rằng họ di chuyển được 1.850 tấn đá mỗi năm nhưng họ không lý giải được người xưa bằng cách nào có thể di chuyển một khối lượng lớn đá như vậy trong khi không có máy móc hiện đại như ngày nay.

Theo Tạp chí Smithsonian cho hay một số bức tường ở đây cao khoảng 7,62m và tổng khối lượng của các hòn đá xây nên là 750.000 tấn, còn lớn hơn các kim tự tháp của Ai Cập. Trong điều kiện không sử dụng ròng rọc hoặc các công cụ khác tương tự, cách xây dựng thành phố này vẫn còn là một bí ẩn.

Thật khó hình dung làm thế nào người Saudeleur có thể vận chuyển được những tảng đá lớn như vậy. Nguồn: derStandard.at

Còn những người Pohnpei bản địa  thì lại có suy nghĩ hoàn toàn khác. Họ cho rằng người xưa đã sử dụng phép thuật để bay và xây dựng nên thành phố. Tuy nhiên lại không hề có dấu hiệu hoặc đấu vết đặc biệt nào để biết thêm về những cư dân bí ẩn này. Tất cả những gì còn lại là một huyền thoại về những người dân bí ẩn đó với tên gọi Saudeleur.

Người Saudeleur. Nguồn: Interesting Engineering

Theo Christopher Pala từ Bảo tàng Smithsonian cho biết: “Họ được gọi là chúa tể của khu vực Nan Madol. Hậu duệ của hai anh em có nguồn gốc bí ẩn đã thành lập một giáo phái vào thế kỷ thứ VI tập trung vào thờ phụng thần biển. Sau rất nhiều nỗ lực xây dựng một trung tâm chính trị, tôn giáo và khu dân cư, họ đã định cư trên vùng san hô này và thành lập nhà nước Pohnpei thống nhất các đảo để cai trị”.

Triều đại Saudeleurs chỉ cư trú tại khu vực trung tâm thành phố Nan Madol, mà khu vực bày lại không có nước ngọt và thực phẩm nên nguồn thực phẩm và nước ngọt cơ bản được những thường dân này mang từ bên vào ngoài thành phố.

Sau đó, một cuộc đảo chính của một nhóm người được gọi là Nahnmwarki đã lật đổ triều đại Saudeleurs. Sau đó lên nắm quyền,tiếp quản và thiết lập một hệ thống lãnh đạo mới gồm nhiều vị trí đến nay vẫn còn hiện diện trong cộng đồng Pohnpei hiện đại. Khi đó nhóm người này không ở lại đây lâu dài mà chuyển ra khu vực lân cận thành phố để sống vì họ thấy khó khăn trong việc vận chuyển nước ngọt cũng như thực phẩm từ bên ngoài vào. Vì vậy mà thành phố đã bị bỏ hoang và dần chìm vào quên lãng.

Hình ảnh hoang vu, lạnh lẽo của thành phố. Nguồn: Quantrimang.com

Mặc dù vậy, những giả thuyết được đưa ra cũng như các truyền thuyết được kể lại từ người dân địa phương là không đủ để lý giải về sự xuất hiện và phát triển của Nan Madol. Hiện nay có gần như không có tài liệu nào nói về thành phố này nên nó vẫn mãi là một bí ẩn của nhân loại.

Sơn Tùng

Exit mobile version