Đại Kỷ Nguyên

Phát hiện tấm bản đồ ba chiều 120 triệu năm tuổi khiến giới khoa học sửng sốt

Phiến đá Dashka hay Bản đồ Đấng Sáng tạo là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong giới khoa học. Cho đến nay người ta vẫn chưa có cách giải thích hợp lý cho mốc niên đại 120 triệu năm tuổi cùng kỹ thuật chế tác tinh vi của nó.

Mọi việc bắt đầu vào năm 1999, khi một nhóm các nhà khoa học Nga tình cờ phát hiện một phiến đá bí ẩn tại ngôi làng Chandra ở Bashkortostan, Liên bang Nga. Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Bashkir đã nghiên cứu cổ vật này cho rằng, đây là một tấm bản đồ chạm nổi ba chiều miêu tả chi tiết dãy núi Ural. Nơi này không có những thay đổi đáng kể trong hàng triệu năm qua.

Tấm bản đồ Đấng sáng tạo.

Phân tích cho thấy phiến đá này thể hiện chi tiết các dự án công trình dân dụng, như: hệ thống kênh đào với chiều dài khoảng 12.000 km và một số đập nước. Các học giả tin rằng, bất cứ ai tạo ra phiến đá thú vị này cũng phải dùng đến công nghệ quan sát khu vực từ trên không; Trung tâm Bản đồ lịch sử ở Wisconsin cũng đồng tình với quan điểm này.

Trái: Phiến đá bản đồ đựoc nói tới. Phải: Ảnh chụp vệ tinh vùng núi Ural từ trên không.

Phiến đá này nặng hơn 1 tấn, có một số chữ khắc thú vị và được cho là kí tự Trung Quốc cổ đại, nhưng sau đó các nhà khoa học tuyên bố, ngôn ngữ của bản khắc không phải tiếng Trung Quốc, mà là một hệ thống chữ viết tượng hình không rõ nguồn gốc, và hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã hay đọc được chúng.

Theo Giáo sư Chuvyrov, “Việc chạm khắc này không thể được thực hiện một cách thủ công bởi những thợ đục đá thời cổ đại. Chỉ đơn giản là không khả thi. Rõ ràng là phiến đá đã được gia công bằng máy móc”. Ảnh chụp X-quang cho thấy phiến đá này được chế tạo bằng một số công cụ có độ chính xác cao.

“Việc chạm khắc này không thể được thực hiện một cách thủ công bởi những thợ đục đá thời cổ đại. Chỉ đơn giản là không khả thi. Rõ ràng là phiến đá đã được gia công bằng máy móc”.

Các nhà khoa học phỏng đoán có thể có tới 348 mảnh vỡ tương tự vẫn chưa được phát hiện trong khu vực. Nếu họ có thể tìm thấy tất cả và ghép chúng lại với nhau, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ hoàn chỉnh với kích thước khoảng 340 x 340 m.

Thoạt đầu, các chuyên gia cho rằng tấm bản đồ này có niên đại chỉ khoảng 3.000 năm. Tuy nhiên, các phân tích kỹ lưỡng sau đó đã đưa ra một con số khiến không ít người sửng sốt – khoảng… 120 triệu năm, một con số vượt xa những gì chúng ta biết về lịch sử văn minh nhân loại! Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra

Việc xác định niên đại của tấm bản đồ này không hề đơn giản. Phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ Carbon 14 và chụp quét từng lớp phiến đá bằng thiết bị đo uranium cho ra các kết quả khác biệt.

Tuy nhiên, trên hai bên bề mặt phiến đá có hai vỏ sò, nên các nhà khoa học đã dựa vào tuổi thọ của chúng để ước tính tuổi thọ phiến đá. một trong hai chiếc vỏ là của loài Navicopsina munitus thuộc họ Gyrodeidae, có niên đại vào khoảng 500 triệu năm tuổi. Chiếc vỏ thứ hai là của loài Princeps Ecculiomphalus trong phân họ Ecculiomphalinae, có niên đại khoảng 120 triệu năm tuổi, và đây là mốc niên đại được các nhà nghiên cứu lựa chọn.

Ngay sau khi được công bố, tin tức này ngay lập tức gây ra hàng loạt làn sóng tranh cãi trong giới khoa học. Đơn giản bởi con số thiên văn trên dường như không thực tế, bởi lẽ vào thời điểm đó, theo thuyết Darwin thì con người tiền sử còn chưa tồn tại, nên không ai có thể tạo ra một bản đồ chi tiết đến vậy. Cuối cùng, các nhà khoa học thuộc Đại học Bashkir – nơi chịu trách nhiệm phân tích tấm “bản đồ”, đưa ra kết luận rằng, câu trả lời có lý nhất cho cổ vật này là con người đã xuất hiện vào thời điểm đó, tức cách đây 120 triệu năm, và rằng họ có một nền văn minh với trình độ công nghệ cao.

Hoài Anh

Xem thêm:

Exit mobile version