Đại Kỷ Nguyên

Phát hiện cấu trúc nano có cổ đại 300.000 năm tuổi ở Nga

Các dây xoắn nano được tìm thấy tại dãy núi Ural. (Ảnh: cosmostv.org)

Oopart (Đồ tạo tác lạc chỗ – out of place artifact) là một thuật ngữ chỉ nhiều vật thể thời tiền sử được tìm thấy tại nhiều nơi trên khắp thế giới, dường như cho thấy một trình độ tiến bộ công nghệ không tương xứng với thời đại chúng được tạo ra. Những Oopart thường gây khó chịu cho các nhà khoa học bảo thủ, và truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu liều lĩnh mở ra những lý thuyết thay thế, và khuấy lên tranh luận.

Năm 1991, các cổ vật cực nhỏ, hình cuộn xoắn đã được tìm thấy bên bờ các con sông Kozhim, Narada, và Balbanyu ở Nga, và chúng đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Những cấu trúc nano nhỏ xíu, bí ẩn này cho thấy có thể tồn tại một nền văn hóa có khả năng phát triển công nghệ nano từ tận 300.000 năm trước.

Những cuộn dây xoắn đã được phát hiện lần đầu tiên trong một cuộc khảo sát địa chất với mục đích khai thác vàng ở dãy núi Ural, Những mảnh vụn được phát hiện bao gồm các cuộn dây xoắn, các đường xoắn ốc, các cán tay cầm của giáo mác, cùng với các thành phần chưa được xác định.

Những cổ vật hình cuộn dây xoắn thời cổ đại đã được tìm thấy ở dãy núi Ural ở Nga. (Ảnh: Pinterest)

Theo một phân tích của Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Syktyvkar, mảnh vụn lớn nhất được tìm thấy có cấu tạo chủ yếu bằng đồng, trong khi mảnh nhỏ nhất có cấu tạo từ tungsten (W) và molypden (Mo).

Trong khi mảnh lớn nhất trong số đó có chiều dài 2,99 cm, thì mảnh nhỏ nhất chỉ bằng 1/25.400 của một cm, và rất nhiều trong số chúng cho thấy mức tỷ lệ vàng. Hình dạng của chúng cho thấy chúng ta đã được sản xuất chứ không phải là các mảnh kim loại được hình thành trong tự nhiên. Trên thực tế, người ta nhận thấy chúng có hình dạng khá tương đồng với các bộ phận vi tiểu của công nghệ nano đương đại.

Hình ảnh phóng đại của một trong các cuộn dây xoắn nano được tìm thấy trong dãy núi Ural. (Ảnh: esoreiter.ru)

Tuy một số người cho rằng những cấu trúc nano này chỉ đơn thuần là các mảnh vụn còn sót lại từ các vụ phóng tên lửa thí nghiệm ở trạm không gian Plesetsk gần đó, một báo cáo từ Viện Moscow đã khẳng định rằng chúng có niên đại quá lớn để có thể bắt nguồn từ quá trình sản xuất hiện đại.

Năm 1996, Tiến sĩ E.W. Matvejeva, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất và Khai thác Kim loại quý ở Moscow, đã viết rằng, bất chấp một mốc niên địa hàng nghìn năm tuổi, các bộ phận này là một sảm phẩm có tính chất công nghệ.

Các mảnh vụn đã được tìm thấy tại một độ sâu trong khoảng từ 25 đến 100 cm, trong một tầng địa chất có niên đại trong khoảng từ 20.000 đến 318.000 năm tuổi.

Làm sao con người có thể chế tạo được những bộ phận nhỏ bé như vậy trong quá khứ xa xôi, và chúng đã được sử dụng phục vụ mục đích gì? Một số người tin rằng các cuộn dây này chứng tỏ nhân loại đã có một trình độ công nghệ tiên tiến vào Thế Pleistocene (hay Thế Canh Tân), trong khi những người khác cho rằng các di vật này là tác phẩm của người ngoài hành tinh.

Cổ vật này đã được phân tích tại bốn cơ sở khác nhau ở Helsinki, St. Petersburg, và Moscow. Tuy nhiên, các nghiên cứu đi sâu vào các cấu trúc nano này dường như đã kết thúc vào năm 1999, theo sau cái chết của Tiến sĩ Johannes Fiebag, nhà nghiên cứu chính của phát hiện này.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version