Đại Kỷ Nguyên

Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư

Niềm tin tích cực có thể đảo ngược căn bệnh ung thư

Tại sao cảm xúc của một người lại có thể tác động đến mẫu mô chứa DNA của anh ta cách xa đó hàng trăm dặm? (Ảnh: Danielle Lin)

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tâm trí con người có thể cải biến DNA và tác động đáng kể đến tình trạng bệnh ung thư theo chiều hướng tích cực.

Có lẽ mọi người đều biết rằng thái độ lạc quan sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, còn thái độ bi quan thì gây hại cho sức khỏe. Y học hiện đại cũng đã công nhận “hiệu ứng giả dược (placebo effect) [1] “. Dù vậy, có thể bạn chưa biết rằng, tư tưởng, cảm xúc và niềm tin không chỉ có thể cải biến cơ thể vật lý của con người, mà thậm chí có thể đẩy lùi bệnh ung thư.

Dưới đây là một vài ca ung thư trên thực tế.

Thuốc giả (placebo), hiệu quả thật. (Ảnh: Vox)

Thứ nhất, vì hiểu lầm, ung thư giai đoạn cuối của bệnh nhân đã nhanh chóng biến mất

Nhà tâm lý học nổi tiếng Bruno Klopfer đã ghi chép lại một hồ sơ bệnh án kỳ lạ, khó hiểu trong bài báo tiêu đề Psychological Variables in Human Cancer (tạm dịch: Các biến số Tâm lý trong Bệnh ung thư ở Người) trên tạp chí Journal of Projective Techniques năm 1957 ( link ) như sau:

Ông Wright là một bệnh nhân mắc ung thư hạch giai đoạn cuối. Các khối u như quả cam nằm rải rác khắp cổ, ngực, nách, bụng và háng. Lá lách và gan của ông bị sưng phù, cộng với tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Bác sĩ của ông là Philip West cho rằng ông sắp qua đời, nên không tiến hành điều trị gì cho ông nữa. Tuy vậy, Wright vẫn muốn tiếp tục sống. Trong thời gian nằm viện, ông được biết bệnh viện đang thử nghiệm một loại thuốc chống ung thư mới có tên là Krebiozen. Tin tức này đã mang lại hy vọng cho ông.

Thế là Wright khẩn cầu bác sĩ West tiêm cho ông loại thuốc mới này. Mặc dù West đã cố từ chối với lý do thuốc Krebiozen không phù hợp với Wright đồng thời việc này vi phạm các quy tắc hành nghề, ông vẫn tiếp tục nài nỉ. West cuối cùng đành phải đồng ý để bệnh nhân thử. Ba ngày sau khi tiêm loại thuốc mới, và hôm đó là vào ngày thứ Hai, bác sĩ West quay trở lại bệnh viện để gặp Wright, và ông đã bị sốc. Một bệnh nhân từng đeo mặt nạ dưỡng khí, nằm liệt giường và đang chết dần chết mòn, nay lại có thể đi lại trong phòng bệnh. Ông ấy còn cười nói được với y tá!

(Ảnh: Allied Medical Training)

Tuy nhiên, những bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng thử nghiệm thuốc Krebiozen thì không cải thiện, một số thậm chí còn tồi tệ hơn. Bác sĩ đã kiểm tra thương tổn của Wright và thấy rằng khối u của ông đã giảm đi một nửa chỉ sau vài ngày! Bác sĩ West mô tả rằng “khối u được làm mềm đi như quả bóng tuyết đặt trên chảo lửa”. Mọi người trong bệnh viện không tin, nhưng họ không thể phủ nhận sự thật họ nhìn thấy. Trong tuần đó, bác sĩ West đã hoàn thành hai mũi tiêm bổ sung cho Wright trong liệu trình điều trị bằng Krebiozen.

Sau 10 ngày, tất cả các triệu chứng bệnh của Wright đều biến mất và ông được xuất viện về nhà. Vài tuần sau đó, ông vẫn rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, khoảng hai tháng sau, Wright bất ngờ thấy báo chí bắt đầu đưa tin rằng, Krebiozen không có tác dụng chống ung thư sau khi thử nghiệm. Khối u của ông nhanh chóng tái phát và trở lại trạng thái nghiêm trọng như trước đây. Ông rất buồn rầu và nhập viện trở lại.

Bác sĩ West biết được sức mạnh của bản tính lạc quan của Wright, và biết được rằng dù sao thì cũng không có cách nào khác để giúp ông nữa. Vậy hãy để ông ấy sử dụng sức mạnh của sự lạc quan đó trong một thí nghiệm vô hại tiếp theo. Do đó, West đã thực hiện một nỗ lực táo bạo mà các bác sĩ hiện đại có lẽ không bao giờ dám. Ông đã nói với Wright: Đừng tin những gì báo chí nói. Trên thực tế, Krebiozen là loại thuốc chống ung thư hứa hẹn nhất hiện nay.

“Vậy tại sao tôi lại tái phát bệnh?”, Wright hỏi.

“Bởi vì sau một khoảng thời gian, hiệu quả đã giảm xuống”, Bác sĩ West trả lời. Rồi ông nói tiếp:

“Hiện nay có một lô thuốc này (phiên bản siêu sửa đổi), có hiệu quả gấp đôi so với dạng ban đầu, và bệnh viện sẽ nhận được lô thuốc này vào ngày mai”.

Nghe vậy, Wright tỏ ra vô cùng mừng rỡ và tỏ ý muốn dùng thử loại thuốc này.

Bác sĩ West cố tình yêu cầu ông chờ đợi một vài ngày để tăng cường kỳ vọng của ông. Vài ngày sau, West giả vờ cho Wright loại thuốc có “hiệu lực gấp đôi” như ông nói (thực ra là một chất lỏng giả dược không có bất kỳ hiệu lực gì). Kết quả của “lần điều trị” này thậm chí còn ấn tượng hơn lần đầu tiên rất nhiều, khi khối u của Wright đã lại biến mất! Triệu chứng tràn dịch màng phổi cũng biến mất. Ông được xuất viện lần nữa và sống rất khỏe mạnh trong hai tháng tiếp theo.

Một ngày nọ, Wright thấy một tin tức khác trên báo đài: Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) chính thức tuyên bố Krebiozen được xác định là không có tác dụng chống ung thư sau một số lượng lớn các thử nghiệm lâm sàng. Sau khi xem báo cáo này, khối u của Wright đã tái phát và ông đã phải nhập viện vài ngày sau đó. Chưa đầy hai ngày sau, ông qua đời.

(Ảnh: Magical Mind Academy)

Thứ hai, niềm tin cho phép người phụ nữ sống qua “kỳ hạn hai tuần”

Rose bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, và một số bác sĩ đã nói với cô rằng có lẽ cô không thể sống quá hai tuần. Ngay sau đó cô được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt và bắt đầu tiến hành hóa trị. Rose kể rằng, khi bác sĩ báo cho cô biết về kỳ hạn hai tuần, cô đã nhìn thấy một luồng ánh sáng vàng kim trong phòng bệnh. Khi đó cô biết rằng mình sẽ không chết.

Trong quá trình điều trị, Rose đã viết dòng chữ “pure love” (nghĩa là: tình yêu thương thuần tịnh) trên nhãn của mỗi chai thuốc tiêm (bao gồm cả chai thuốc hóa trị). Sau đó, tình trạng của cô dần dần cải thiện, cùng lúc không hề ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào của liệu pháp hóa trị. Rose đã sống sót sau đó.

Trường hợp này được công bố trong cuốn sách “Hands of Light – A Guide to Healing Through the Human Energy Field” (Bàn tay ánh sáng: Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng con người) của tác giả Barbara Brennan, nhà trị liệu bằng năng lượng người Mỹ.

Bìa sách “Bàn tay ánh sáng”. (Ảnh: Wattpad)

Thứ ba, bệnh nhân ung thư phổi bi quan

Deepak Chopra, bác sĩ người Mỹ chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa thân thể và tâm trí, đã kể lại hai trường hợp đáng tiếc trong các sách “Peace Is the Way (tạm dịch: Hòa bình là phương cách)” và “Creating Health: How to Wake Up the Body’s Intelligence (tạm dịch: Kiến tạo Sức khỏe: Làm thế nào để đánh thức trí thông minh cơ thể)”. Cả hai đều là bệnh nhân của ông.

Bác sĩ Deepak Chopra. (Ảnh: Wikipedia)

Một phụ nữ trẻ được chụp X-quang lồng ngực và phát hiện thấy một cái bóng, dường như là ung thư phổi, tuy nhiên cô chưa được chẩn đoán để xác nhận việc này. Dù vậy, sự việc này đã khiến cô rất buồn bã. Sức khỏe cô nhanh chóng suy giảm và cô đã qua đời vì bệnh ung thư phổi vài tháng sau đó. Sau này, khi Chopra xem lại các hồ sơ bệnh án của cô, ông tìm thấy một phim X-quang chụp từ hơn 5 năm trước, và trên đó cũng có một cái bóng gần y hệt như cái trên phim chụp hiện tại của bệnh nhân này! Chỉ nhỏ hơn một chút xíu. Chopra đoán rằng vào thời điểm đó, có thể vị bác sĩ khám cho cô đã không nói cho cô biết điều này, hoặc bảo cô rằng đây không phải là vấn đề gì đáng lưu tâm, nên cô vẫn sống bình thường qua giai đoạn 5 năm đó với cái bóng trên người mà không hề gì.

Một người hút thuốc 64 tuổi đến gặp Chopra để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vì ông có sức khỏe tốt và không có triệu chứng của bệnh, Chopra chỉ thực hiện chụp X-quang phần ngực cho ông. Kết quả phát hiện thùy dưới bên trái của ông có một tổn thương lớn. Rồi ông được tiến hành kiểm tra thêm và được xác nhận đó là ung thư phổi. Sau khi người bệnh này hay tin về kết quả chẩn đoán, cơ thể ông đột nhiên trở nên xấu đi nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy ba ngày, ông bắt đầu ho ra máu, rồi trở nên khó thở một lúc và vẫn liên tục ho trong ba tuần. Một tháng sau, người này chết vì ung thư phổi.

Chopra chỉ ra rằng những trường hợp như vậy cho thấy ung thư chỉ nhanh chóng mở rộng và gây tử vong sau khi bệnh nhân bị sốc. Bệnh nhân chỉ đơn giản là chết vì chẩn đoán, chứ không phải vì bệnh.

“Đây là một dạng kiểu hiệu ứng chống giả dược . Có thể nói rằng vấn đề nằm ở lối suy nghĩ của người bệnh, rằng: ‘Tôi bị ung thư rồi, tôi sẽ chết thôi’. Cơ chế kết nối tâm sinh lý ở bệnh nhân sẽ biến suy nghĩ đó thành một loạt các triệu chứng bệnh lý, do đó, căn bệnh của người đó sẽ bắt đầu xấu đi rất nhanh”, Chopra giải thích.

Ý nghĩ có thể tác động đến DNA

Ý nghĩ liệu có thể tác động đến DNA? (Ảnh: Futurism)

Tại sao ý nghĩ của con người lạị có ảnh hưởng rất nhanh và mạnh mẽ đến cơ thể vật lý? Trên thực tế, các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra rằng suy nghĩ của con người không chỉ được phản ánh trên hệ thống sinh hóa lớn, mà còn phản ánh trực tiếp trên DNA siêu nhỏ, và mối liên hệ này hoàn toàn độc lập với thời gian và không gian.

Hai thí nghiệm sau đây có thể cung cấp cho chúng ta một số ý tưởng.

1. Những thay đổi về cảm xúc sẽ ngay lập tức được phản ánh trên DNA

Gregg Braden là một kỹ sư và tác giả có các đầu sách nằm trong danh mục những cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Là một người có khả năng dung hòa và kết hợp 2 yếu tố tâm linh và khoa học, ông đã nhắc đến một thí nghiệm khoa học được thực hiện tại Mỹ trong cuốn sách của ông, với tựa đề “The Divine Matrix” (tạm dịch: Ma trận Thần thánh). Người thiết kế thí nghiệm này là một chuyên gia sử dụng máy phát hiện nói dối, Cleve Backster, và nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Advances xuất bản năm 1993.

(Ảnh: Gregg Braden)

Các nhà nghiên cứu đã thu thập mô sống từ một số đối tượng, và sau đó đặt mẫu DNA của mô này vào buồng thí nghiệm được thiết kế để đo lường sự thay đổi điện tích của DNA. Cùng lúc, các đối tượng đang ở trong một căn phòng khác ở cùng tòa nhà để xem một loạt phim “kích thích cảm xúc”.

Các nhà nghiên cứu cũng theo dõi phản ứng cảm xúc của đối tượng và những thay đổi điện tích tương ứng trên DNA của họ. Kết quả cho thấy, khi tâm trạng của đối tượng xuất hiện hai trạng thái đối nghịch là “vô cùng cao hứng” và “tụt dốc bi thương”, thì DNA của anh ta cũng ngay lập tức xuất hiện phản ứng điện tích kịch liệt.

Các nhà nghiên cứu muốn biết liệu mối liên hệ này giữa đối tượng và DNA của họ có bị ảnh hưởng bởi khoảng cách hay không. Do đó, họ đã phân cách đối tượng ra xa khỏi mẫu DNA của họ khoảng 560 km và lặp lại thí nghiệm nói trên. Kết quả là, dù có xa cách về địa lý nhưng những thay đổi điện tích tại mẫu mô DNA và đối tượng được lấy mẫu vẫn xảy ra đồng thời!

Rõ ràng là DNA đã được tách khỏi cơ thể đối tượng tham gia và không có mối liên hệ phân tử rõ ràng nào với cơ thể của họ. Vậy làm thế nào mẫu DNA đó có thể biết được những thay đổi cảm xúc của đối tượng này ở khoảng cách xa?

Tại sao cảm xúc của một người lại có thể tác động đến mẫu mô chứa DNA của anh ta cách xa đó hàng trăm dặm? (Ảnh: Danielle Lin)

Brendan tin rằng các tế bào sống giao tiếp với nhau thông qua một dạng năng lượng không xác định vốn không chịu ảnh hưởng của thời gian và khoảng cách. Nó không phải là một loại năng lượng cục bộ, mà hiện hữu khắp nơi và tồn tại mọi lúc. Một cách giải thích khác là ý thức của con người tồn tại trong mọi tế bào của cơ thể con người. Nói cách khác, ý thức và cơ thể là hai mặt của cùng một thứ mà thôi, tuy hai mà là một.

Thí nghiệm này chứng minh rằng những thay đổi cảm xúc của con người sẽ được phản ánh tức thì trên DNA của chính họ; và các thí nghiệm tiếp dưới đây cho thấy tâm trí của một người cũng có thể tác động đến DNA của người khác.

2. Ý nghĩ có khả năng cải biến hình dạng của DNA

Thí nghiệm hấp dẫn này được Viện HeartMath tại California, Mỹ công bố vào năm 2003. Các thí nghiệm cho thấy người ta có thể sử dụng ý nghĩ để thay đổi hình dạng phân tử DNA của người khác, thắt chặt hoặc nới lỏng các chuỗi dài phân tử của chúng.

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Tim mạch đã phát triển một “Kỹ năng Quản trị Tâm trí” (bao gồm việc bình tâm, di chuyển ý thức đến khu vực trái tim, và tập trung vào những cảm xúc tích cực), vận dụng kỹ thuật này để cải thiện “sự gắn kết tâm trí” (heart coherence) và giúp chức năng sinh lý của cơ thể đạt được trạng thái hài hòa có trật tự cao (trạng thái khỏe mạnh).

(Ảnh: pensopositivo.com.br)

Nhóm nghiên cứu đã đặt DNA của nhau thai người trong các ống nghiệm kín, đặt ống nghiệm vào cốc thủy tinh, sau đó phân phát 28 cốc cho 28 đối tượng. Trong số đó, có 10 người đã được đào tạo trước về Kỹ năng quản trị tâm trí còn 18 người khác là những người bình thường chưa qua đào tạo.

Trong quá trình thí nghiệm, đối tượng cầm cốc thủy tinh (không tiếp xúc với ống nghiệm chứa DNA), tập trung ý thức vào vị trí trái tim và phát ra các cảm xúc về tình yêu và lòng biết ơn, sau đó hướng suy nghĩ đến DNA theo hướng dẫn, để khiến chuỗi DNA được “nới lỏng” hoặc “thắt chặt”. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đo đạc sự thay đổi hình dạng của DNA bằng máy quang phổ hấp thụ tử ngoại và quan sát trạng thái cảm xúc và sinh lý của đối tượng bằng điện tâm đồ.

Kết quả thí nghiệm

Những người có “Kỹ năng Quản trị Tâm trí” đã tăng cường “sự gắn kết tâm trí” của họ, khiến cho DNA thay đổi hình dạng cấu trúc từ 10% đến 25%. Hơn nữa, “sự gắn kết tâm trí” càng cao, thì sự biến đổi cấu trúc của DNA càng lớn. Nhưng nếu không dùng đến “Kỹ năng Quản trị Tâm trí”, hoặc nếu không có ý muốn cải biến hình dạng DNA, thì DNA sẽ không phát sinh sự biến đổi hình dạng.

Một đối tượng tham gia thí nghiệm khác, mà chưa qua đào tạo “Kỹ năng Quản trị Tâm trí”, lúc đó đang ở trong trạng thái buồn bã và chán nản cùng cực khi bước vào phòng thí nghiệm. Nhịp tim của ông vô cùng hỗn loạn, và trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, ông không thể tập trung xuất ra những cảm xúc tích cực được. Tuy nhiên, ông vẫn đồng ý làm thí nghiệm. Kết quả rất kỳ lạ. Mặc dù rất khó để tập trung ý nghĩ, DNA vẫn bị biến dạng và đường cong quang phổ được bù đắp một cách bất thường. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là một hiệu ứng rất hiếm gặp, và cấu trúc vật lý và hóa học cơ bản bên trong phân tử DNA có thể đã thay đổi.

So sánh các kết quả thí nghiệm DNA khác nhau của “Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Tim mạch”. (Ảnh: Dajiyuan)

Kết luận

Vậy trong thí nghiệm này, rốt cục các chuỗi DNA dài đã ‘thắt chặt’ hay ‘nới lỏng’? Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một quá trình liên quan đến chức năng của các sinh vật sống, bao gồm các chức năng quan trọng của tế bào như sao chép DNA, sửa chữa và phiên mã.

Do đó, thí nghiệm này chỉ ra rằng khi một người tập trung cao độ vào việc duy trì một trạng thái cảm xúc tích cực, tâm trí của anh ta có thể tác động đến hoạt động của cơ thể tại cấp độ tế bào thông qua các “tương tác năng lượng” bí ẩn, chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “sự gắn kết giữa tâm trí và thân thể” dường như là điều kiện cần thiết để “trường năng lượng cao” này hoạt động. Nó có thể là chìa khóa để hiểu được cơ chế đằng sau hiệu ứng giả dược, sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh ung thư, tác dụng chữa bệnh của niềm tin hoặc việc cầu nguyện, … cũng như rất nhiều liệu pháp chữa bệnh bằng tinh thần khác.

Tự chữa bệnh

Khoa học hiện đại đã dần dần hiểu được sức mạnh (năng lượng) của cấp độ tâm linh của con người. Nếu tâm trí của con người có liên hệ rất trọng yếu với cơ thể, thì làm thế nào chúng ta có thể điều chỉnh thế giới nội tâm của mình để giúp bản thân vượt qua những khó khăn khi mắc phải những chứng bệnh nặng như ung thư?

Bernie Siegel, một bác sĩ và tác giả người Mỹ, chuyên gia trong việc sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị ung thư mãn tính và các bệnh mãn tính khác, cho biết:

“Hệ thống miễn dịch của cơ thể người là đủ mạnh để kháng lại bệnh ung thư mà không bị xáo trộn. Chỉ cần cải thiện tư tưởng trong hành động là có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch”.

Bác sĩ Bernie Siegel. (Ảnh: youtube.com)

Bác sĩ Siegel chỉ ra rằng những người được chữa khỏi bệnh của họ một cách kỳ diệu không chỉ giữ vững một suy nghĩ là “tôi không muốn chết”, mà họ còn có quyết tâm “làm điều gì đó để cải thiện tình hình”. Họ quyết định tự động viên bản thân mình sống một cách xứng đáng, hoặc chí ít tìm hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống của họ trước khi qua đời. Khi họ bắt đầu hành động để tiếp cận mục tiêu này, những điều tốt đẹp đã xảy ra.

Chú thích:

[1] Hiệu ứng giả dược là một hiện tượng khi một số người trải nghiệm một điều tích cực hay có được một lợi ích nào đó sau khi được cho sử dụng một loại chất/thuốc không có tác dụng hoặc một hình thức điều trị giả nào đó.

(Ảnh: vox.com)

Giả dược là một loại chất nào đó không có tác dụng y khoa, như nước lọc, dung dịch nước muối hòa tan, hoặc viên đường. Giả dược là một dạng thức điều trị giả nhưng trong một số trường hợp lại tạo ra một phản ứng rất thực. Sự mong đợi của bệnh nhân đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hiện tượng này; một người càng mong chờ vào hiệu quả điều trị thì họ càng có phản ứng chân thật trước giả dược.

Theo Dajiyuan
Ngự Yên biên dịch

Video: Bác sĩ: hành trình chữa bệnh cho chính mình

Exit mobile version