Đại Kỷ Nguyên

Những thí nghiệm đáng kinh ngạc và sự thật bị bỏ qua

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Sự thật bị bỏ qua ư?! Một thí nghiệm hơn trăm năm trước tiết lộ bí mật của ôn dịch? Phương thức chống dịch kỳ diệu nhất, phương Đông thực sự làm được điều này! 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Vào tháng 11 năm 1918, một số sĩ quan hải quân Mỹ đã đến nhà tù quân sự trên Đảo Deer ở Cảng Boston. Họ đọc kỹ hồ sơ của các tù nhân rồi chọn ra một nhóm tù nhân từ 15 đến 34 tuổi.

Các sĩ quan đưa ra một lời đề nghị nguy hiểm và hấp dẫn với những người này: nếu họ có thể hợp tác với các bác sĩ trong một thí nghiệm rất mạo hiểm trên người và sống sót, họ sẽ được ân xá và được phục hồi tự do. Cuối cùng, 62 tên tội phạm đã đạt được thỏa thuận với quân đội.

Vậy họ đang tham gia vào loại thí nghiệm y học nào?

Cúm Tây Ban Nha

Năm 1918, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, một trận dịch thế kỷ – “Cúm Tây Ban Nha” bất ngờ ập đến. Ôn dịch lây lan rất nhanh, lây nhiễm cho 500 triệu người trên khắp thế giới trong hơn một năm, chiếm gần 1/3 tổng dân số thế giới lúc bấy giờ, lây lan rộng rãi, thậm chí đến tận các đảo Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Điều đáng sợ là tỷ lệ tử vong của bệnh dịch này rất cao, có ba đợt dịch, mỗi đợt cao điểm chỉ kéo dài vài tuần, nhưng số người chết lại rất lớn. Theo thống kê, số người thiệt mạng vì đại dịch này dao động từ 25 triệu đến 50 triệu, giới hạn trên có thể lên tới 90 triệu.

Điều khiến mọi người càng cảm thấy hụt hẫng hơn là bệnh dịch này dường như đang nhắm vào giới trẻ. Theo thống kê, 50% số ca tử vong do toàn bộ đại dịch là thanh niên từ 20 đến 40 tuổi. Người ta ước tính những người dưới 65 tuổi chiếm 99% tổng số ca tử vong.

62 tù nhân trên Đảo Deer ở Cảng Boston sẽ giúp các bác sĩ hiểu được đại dịch lây lan như thế nào.

Kết quả thực nghiệm đáng kinh ngạc

Các bác sĩ lấy dịch tiết từ những bệnh nhân bị bệnh nặng rồi phun dịch tiết vào mũi, họng của đối tượng hoặc nhỏ vào mắt họ. Các bác sĩ cũng lấy máu trên thân của bệnh nhân và tiêm vào đối tượng.

Mười trong số 62 người được giao nhiệm vụ mô phỏng việc tiếp xúc với bệnh nhân cúm trong môi trường tự nhiên. Họ được đưa vào khu vực có nhiều bệnh nhân sắp chết vì cúm. Các bác sĩ yêu cầu những đối tượng này đi vòng quanh giường bệnh, ôm bệnh nhân sát vào má bệnh nhân, và hít sâu hơi thở của bệnh nhân vào phổi. Để đảm bảo họ bị cúm, các bác sĩ cũng yêu cầu họ phải tương tác với bệnh nhân ít nhất 5 phút, và yêu cầu bệnh nhân ho vào mặt họ 5 lần.

Mỗi đối tượng phải tiếp xúc với 10 bệnh nhân theo cách này, những bệnh nhân này bị bệnh nặng chưa đầy 3 ngày, yếu tố gây bệnh vẫn còn trong hệ hô hấp và có khả năng lây nhiễm.

Theo hiểu biết chung, mọi người có nghĩ 62 đối tượng này đang gặp nguy hiểm? Cho dù toàn quân không bị tiêu diệt, thì đại bộ phận trong số họ cũng có thể sẽ bị tiêu diệt bởi bệnh cúm phải không? Kết quả xét nghiệm khiến mọi người choáng váng, vì không ai trong số họ bị cúm.

Một thí nghiệm tương tự đang được tiến hành tại trung tâm kiểm dịch Angel Island ở Vịnh San Francisco.

Những nhân viên thực nghiệm đã chọn ra 50 người khỏe mạnh tình nguyện tham gia thí nghiệm từ những binh sĩ tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân trên đảo Yerba Buena. Những người này đã sống trên đảo Yerba Buena được một tháng, vì đảo Yerba Buena hoàn toàn bị cô lập khỏi khu vực bùng phát dịch cúm, cùng với hồ sơ bệnh án của 50 người này, nên chắc chắn rằng họ chưa từng tiếp xúc hoặc nhiễm cúm trước cuộc thực nghiệm.

Các đối tượng được yêu cầu làm điều gì đó tương tự như đối tượng ở đảo Yerba Buena. Bạn đoán xem kết quả sẽ như thế nào? Vẫn không có ai bị nhiễm bệnh.

Các bác sĩ vô cùng bối rối, những đối tượng này vốn dĩ đến đây để giúp họ giải quyết vấn đề, nhưng hiện tại lại trở thành một vấn đề mới: Tại sao những người này tiếp xúc gần với bệnh nhân như vậy mà lại không bị nhiễm bệnh? Chẳng phải bệnh dịch này chuyên tìm đến thanh niên sao? Tại sao những người này lại không hề hấn gì? Lẽ nào ôn dịch có mắt, chỉ những người bị nó nhắm tới mới có thể bị nhiễm bệnh. 

Cho đến nay, giới y học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý nào cho việc này.

Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm đáng kinh ngạc này khiến chúng ta nhớ đến một số mô tả lịch sử về Cái chết đen ở châu Âu. Một số người vừa ra khỏi cửa, thậm chí chỉ là nói chuyện với ai đó vài lời liền nhiễm bệnh mà chết, trong khi một số người ôm thi thể của những người thân đã khuất, muốn cùng nhau nhiễm bệnh mà chết, nhưng họ vẫn ổn. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, rất nhiều tín đồ Cơ đốc sùng đạo đã bỏ qua sự an nguy của bản thân, cứu trợ dân chúng bị nhiễm dịch, mà bệnh dịch dường như đã đi đường vòng đối với họ.

Điều này phải khiến mọi người suy nghĩ, ôn dịch tại sao lại xuất hiện, tại sao lại có người lại miễn nhiễm với bệnh dịch? Khoa học thực nghiệm phương Tây hiện đại không đưa ra lời giải thích, có lẽ chúng ta chỉ có thể tìm thấy đáp án từ văn hóa truyền thống phương Đông cổ đại.

Ôn dịch là gì?

Trong con mắt cổ nhân Trung Quốc, ôn dịch vì sao lại xuất hiện?

Ngô Hữu Khả, một danh y thời nhà Minh, đã mô tả về ôn dịch trong cuốn sách “Ôn dịch luận” của mình như sau: “Phu ôn dịch chi vi bệnh, phi phong, phi hàn, phi thử, phi thấp, nãi thiên địa gian biệt hữu nhất chủng dị khí sở cảm.” (夫溫疫之為病,非風、非寒、非暑、非濕,乃天地間別有一種異氣所感). Ý tứ là bệnh do ôn dịch gây ra không phải là phong, hàn, nóng hay ẩm, đó là một loại cảm nhiễm dị khí giữa trời đất.

Lưu Khuê, một y học gia vĩ đại thời nhà Thanh, còn gọi là Tùng Phong, đã nói một cách đơn giản hơn trong cuốn sách: “Ôn dịch là tà khí thiên địa… Nó đến thế nào rất khó nắm bắt, nhưng nhất định là vì một số nguyên nhân mà chiêu mời nó đến, đại để là vì con người làm những việc sai lầm thất đức, thiên thời vận hành nghịch loạn, tử khí oan hủ triền nhiễm, mà độc khí biến hóa bốc hơi mà ra, mới dẫn đến người sinh bệnh.” Theo ‘Thuật cổ” quyển 1, nói: Ôn dịch vô phương mà đến, tuy nhiên nó đến là có lý do, hoặc là nhân sự thác loạn, thiên thời vi nghịch, tử khí triền nhiễm, độc khí bốc hơi, đều có thể thành bệnh.

Lão tổ Đạo giáo Trần Chuyên đã nêu rõ nguyên nhân gây ra bệnh dịch trong “Tâm Tương Thiên” rằng: “Ôn vong bất do vận số, mạ địa chú thiên”, ý tứ là, người ta phỉ báng thiên địa thần linh, mạ trời rủa đất, tâm không thiện niệm, do đó dẫn đến Thượng Thiên giáng tội, khiến cho ôn dịch hoành hành.

Vậy ôn dịch đã lây lan như thế nào?

Lưu Hi, một học giả cổ điển thời Đông Hán, trong cuốn “Thích danh” đã đề cập đến: “Dịch, lại dã. Khí bệnh lưu hành, người trong đó như dao đâm vào thịt. Ôn, dịch dã. Có quỷ hành dịch, dịch bất trụ dã.” Trong tuyển vận thơ “Ngọc Biên” do Dã Sở của nhà Lương thời Nam triều cũng viết: “Dịch, lệ dã”, cũng chính là nói, sự phát sinh của ôn dịch là tác dụng của quỷ thần, Thượng Thiên phái dịch quỷ tản phát ôn dịch.

Câu chuyện này được ghi lại trong câu chuyện “Tống Phong thuyết dịch”. Ở khu vực Thái Hồ có một ngôi làng, dân làng cơ bản kiếm sống bằng nghề giết mổ gia súc, không tin Thần Phật. Chỉ có một người tên là Thẩm Văn Bảo, cả nhà đều tín Phật, không sát sinh, yêu thích làm từ thiện. Gia đình họ thỉnh thoảng phóng sinh súc vật, những người dân trong làng cười nhạo, nói họ thật nực cười.

Một năm nọ, có người trong thôn mơ thấy dịch quỷ đến, dịch quỷ trong tay cầm cờ, nói với nhau: Ngoại trừ Thẩm gia tu thiện, các gia tộc còn lại toàn bộ đều sẽ lần lượt treo cờ. Chẳng bao lâu sau, một trận ôn dịch bùng phát trong làng, hơn một nửa dân làng bị chết, duy có Thẩm Văn Bảo toàn gia an nhiên vô sự, không ai nhiễm bệnh.

Nếu quả ôn dịch là do dịch quỷ phát tán, điều đó có thể giải thích tại sao ôn dịch có lúc bùng phát nhanh chóng trên diện rộng. Vì nó không phải là “truyền bá”.

Ví dụ, trước đây chúng tôi đã đề cập đến đại dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918, khiến gần 1/3 dân số thế giới lây nhiễm chỉ sau hơn một năm. Một số học giả cho rằng, trận ôn dịch này dường như đã tiềm phục ở khắp thế giới từ lâu, chỉ chờ thời cơ đến là cùng nhau phát tác. Người ta tin rằng có nhân tố hữu Thần đằng sau việc này, nên rất nhiều người đã trở thành tín đồ Cơ đốc sau trận dịch Cúm Tây Ban Nha.

Chúng ta hãy tiếp tục quay lại và tìm hiểu lý giải của văn hóa phương Đông đối với ôn dịch. Người Trung Quốc cổ đại có bí quyết gì để ngăn chặn dịch bệnh?

Chính khí phòng ôn

Các y học gia Trung Quốc cổ đại luôn nhấn mạnh việc phòng bệnh, tin rằng cảnh giới cao nhất của thầy thuốc không phải là trị bệnh, mà là giúp người phòng ngừa bệnh tật. Mà quan niệm phòng ngừa thần kỳ nhất lại là “chính khí phòng ôn”, nói nôm na là phòng dịch bằng cách làm việc chính nghĩa.

Trong sách “Hoàng Đế Nội Kinh – Tố Gian – Di Biên” viết: “Bất tương nhiễm giả, chính khí tồn nội, tà bất khả can”, ý tứ là những người không bị nhiễm bệnh, họ có chính khí tồn tại sẵn trong thân, tà khí không thể can nhiễu. Cuốn sách y học thời nhà Minh “Cảnh Nhạc toàn thư” quyển 30 “Ôn dịch” cũng nói đến “cách tránh dịch” như sau: “Ôn dịch là tà khí đất trời, nếu thân người có chính khí nội tồn, ắt tà không thể can dự, tự không nhiễm bệnh.”

Loại người thế nào được coi là “chính khí nội tồn”? Chúng ta hãy xem xét một số câu chuyện lịch sử.

Anh cả hữu ái, ôn dịch bỏ qua

Vào thời nhà Tấn, có một vị ẩn sĩ tên là Dữu Cổn, là chú của Dữu Văn Quân, hoàng hậu Tấn Minh Đế. Dữu Cổn khi còn nhỏ đã nổi tiếng là người cần kiệm, hiếu học, hiếu thảo, vâng lời cha mẹ và yêu thương anh em.

Vào những năm Hàm Ninh của Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm, một trận đại ôn dịch đã bùng phát ở Tây Tấn. Thật không may, hai anh trai của Dữu Cổn đã chết vì nhiễm bệnh, và một người anh khác cũng nhiễm ôn dịch.

Do dịch tình nghiêm trọng, cha mẹ của Dữu Cổn muốn đưa cậu và các anh em đi nơi khác để thoát khỏi ôn dịch. Nhưng Dữu Cổn không chịu rời đi, ngay cả khi gia đình buộc cậu phải rời đi, cậu vẫn kiên trì muốn bảo vệ người anh trai đang bị bệnh. Cậu nói với mọi người: “Tôi trời sinh không sợ dịch”.

Người nhà không còn cách nào khác, đành phải bỏ lại cậu và anh trai đang bệnh tật. Những ngày sau đó, Dữu Cổn đã ngày đêm không chợp mắt, chăm sóc anh trai mình rất chu đáo. Có lúc cậu vuốt lên quan tài của người anh cả đã chết vì bệnh tật, rơi nước mắt đau buồn.

Hơn một trăm ngày trôi qua như vậy, ôn dịch dần dần lắng xuống. Khi người nhà trở về làng, họ kinh ngạc phát hiện, Dữu Cổn và anh trai bị nhiễm dịch bệnh sống bên nhau ngày đêm, nhưng cậu không hề bị nhiễm bệnh, vẫn bình an vô sự. Được sự chăm sóc của Dữu Cổn, bệnh của anh trai gần như đã khỏi hẳn.

Các trưởng bối trong thôn đều cảm thán, nói: “Đứa trẻ này thật kỳ lạ! Nó có thể bảo vệ người mà những người khác không dám bảo vệ, làm những việc mà người ta không dám làm. Thật là sau những tháng đông hàn, mới biết được sự kiên trinh của cây tùng cây bách. Ôn dịch dường như không lây nhiễm sang người tốt.”

Chính trực và nhân ái, ôn dịch không xâm nhập

Một câu chuyện khác xảy ra vào thời kỳ Tùy Văn Đế. Đương thời có một viên quan lại tên là Tân Công Nghĩa được cử đến Mân Châu, nay là tỉnh Cam Túc, làm thích sử. Đường thời, người dân địa phương có tục lệ xấu là “sợ bệnh tật”. Nếu một người bị bệnh, cả nhà sẽ tránh xa, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em đều chỉ ngồi nhìn không quản, để người bệnh tự sinh tự diệt.

Tân Công Nghĩa quyết tâm thay đổi tình huống này sau khi đến đây. Vì vậy, ông đã cử cấp dưới của mình khiêng tất cả bệnh nhân đến quan phủ để chăm sóc cho họ. Vào mùa hè, ôn dịch bùng phát, số lượng bệnh nhân tăng lên hàng trăm, đại sảnh chật kín bệnh nhân. Tân Công Nghĩa lưu lại một khoảng trống nhỏ trong sảnh và ngồi giữa các bệnh nhân cả ngày lẫn đêm để làm việc. Và toàn bộ bổng lộc ông kiếm được đều được dùng để mua thuốc cho bệnh nhân. Dưới sự chăm sóc của Tân Công Nghĩa, các bệnh nhân dần bình phục.

Sau đó Tân Công Nghĩa nói với người nhà bệnh nhân: “Sinh tử do mệnh, không liên quan gì đến việc tiếp xúc với nhau! Trước đây, các người đã bỏ rơi người nhà bệnh tật dẫn đến họ tử vong. Tôi hiện tại lại tập hợp bệnh nhân ở đây, bản thân ở bên họ cả ngày lẫn đêm. Nếu nói bị ôn dịch, tôi chẳng phải đã chết từ lâu rồi sao? Huống là những bệnh nhân này đều đã khỏi bệnh! Các người không thể giữ tập tục xấu này nữa.” 

Gia đình những bệnh nhân này sau đó đã rất xấu hổ. Sau này, phong tục “sợ bệnh” dần dần bị vứt bỏ, Tân Công Nghĩa cũng được người dân địa phương tôn xưng là “từ mẫu”. Người ta tin rằng Tân Công Nghĩa là người ngay thẳng chính trực, tồn thiện tâm đắc thiện báo, do đó mới không bị nhiễm bệnh.

Hiếu thảo cảm động ông trời, ôn dịch bỏ qua

Cùng kể lại một câu chuyện khác về việc ôn dịch sợ người tốt, được ghi lại trong “Tùng Phong thuyết dịch”. Vào tháng 3 năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654 sau Công nguyên), một trận ôn dịch bất ngờ xuất hiện ở phía đông thành Kim Lăng, nay là Thường Châu, tỉnh Giang Tô. Hơn nữa, dịch bệnh lúc bấy giờ diễn ra rất nhanh, lây từ người này sang người khác, có trường hợp tất cả thành viên trong gia đình đều tử vong, có trường hợp chỉ còn sót lại vài người sống trong một con hẻm. Mọi người đều sợ hãi, cả thể xác lẫn tinh thần đều run rẩy, họ tránh xa phía đông thành Kim Lăng, không dám đi ngang qua, ngay cả người thân cũng không dám đi hỏi thăm tình hình của nhau.

Gia đình họ Cố ở phía đông thành Kim Lăng có một nàng dâu tên là Tiễn, người tình cờ trở về nhà bố mẹ đẻ trước khi ôn dịch bùng phát. Sau đó, Tiễn nghe tin cả bố mẹ chồng đã cảm nhiễm ôn dịch, sau đó lây nhiễm cho cả nhà lớn nhỏ, 8 người trong nhà đều đổ bệnh nằm trên giường, chỉ có thể cam chịu số phận, thế là nàng lập tức muốn về nhà cha mẹ chồng. Nhưng cha mẹ đẻ của cô gái làm sao có thể đành lòng để con gái mình quay về chờ chết, nên đã cực lực ngăn cản.

Tiễn nói với cha mẹ: “Người ta lấy vợ nguyên là để phụng sự cha mẹ, hiện tại trong nhà cha mẹ chồng ốm nghiêm trọng như thế, con không về được sao? Như thế có khác gì cầm thú không?” Sự can ngăn của cha mẹ cũng không thể ngăn cản được nàng, nàng tự mình đi về nhà.

Nàng dâu hiếu thảo sớm trở về nhà. Nàng dâu vừa mới bước vào cửa nhà, cha chồng nàng lại nghe được ma quỷ nói với nhau: “Chúng Thần đều hộ vệ nàng dâu hiếu thảo quay về, nếu chúng ta không mau trốn thoát, sẽ bị khiển trách.”  Bằng cách này, cha mẹ chồng của nàng và toàn gia đình đã khỏi bệnh.

Nhà y học Lưu Khuê, tác giả cuốn “Tùng Phong thuyết dịch” nói: “Tà không xâm phạm chính, hiếu có thể cảm động thiên, đó thực sự là phương pháp tốt lành trừ ôn dịch!”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version