Những dấu tích bí ẩn tại đền thờ cổ kính Veerabhadra ở miền đông nam Ấn Độ không khỏi khiến chúng ta liên tưởng đến sự tồn tại của chủng người khổng lồ trong quá khứ xa xưa.
Nếu theo dõi phim ảnh trong những năm gần đây, thì hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua một số bộ phim đình đám khắc họa chủng người khổng lồ. Hai ví dụ điển hình là bộ phim “Jack và đại chiến người khổng lồ” (2013) chuyển thể từ tiểu thuyết nước Anh nổi tiếng “Jack và cây đậu thần” hay bộ phim “Chuyện chưa kể ở xứ ở khổng lồ” (2016).
Những bộ phim này đạt được thành công vang dội khi khắc họa một cảnh tượng kỳ thú – những người có vóc dáng trung bình và người khổng lồ gặp gỡ giao lưu với nhau. Nhưng liệu tất cả chúng chỉ đơn thuần là sự tưởng tượng mộng mơ của những người cầm bút, hay những đạo diễn có trí tưởng tượng phong phú dồi dào? “Không có lửa làm sao có khói”, trên thực tế nhưng tác phẩm khắc họa sinh động chủng người khổng lồ, một phần nào đó là được dựa trên hiện thực. Nhưng là hiện thực trong lịch sử nhân loại, không phải cái “hiện thực lịch sử” mà chúng ta được dạy trong trường ngày nay.
Chủng người khổng lồ đã biến mất, nhưng những dấu tích họ để lại vẫn còn nguyên ở một số di chỉ khảo cổ, và ngôi đền cổ kính Veerabhadra (còn gọi là đền Lepakshi) là một trong những ví dụ như vậy.
Bằng chứng rõ ràng nhất có lẽ là một dấu chân khổng lồ ở phía mặt trước ngôi đền.
Nhưng đây không phải là bằng chứng duy nhất. Bên ngoài đền thờ, cách đó 500 m có một bức tượng đá tạc hình bò thần Nandi to lớn, cao 4,5 m, dài 8,2 m. Đây là một bức tượng đá nguyên khối, tức được chạm từ một khối đá duy nhất.
Quan sát chú bò này, rất nhiều người Ấn Độ chắc chắn sẽ thắc mắc: Tại sao nó lại đứng một mình?
Theo tín ngưỡng Ấn Độ, bò Nandi và Linga (một biểu tượng linh thiêng) luôn đi cùng nhau thành cặp; tượng bò được tạc, hai mắt nhìn vào tượng linga. Đây là một nguyên tắc phổ biến trong việc tạc tượng.
Nếu là như vậy, thì tượng linga đi kèm con bò này nằm ở đâu? Nó nằm ở bên trong khuôn viên đền thờ, nhưng ở cách đó tầm 500 m, tức khoảng nửa cây số. Đây là một khoảng cách khá dài.
Tượng Linga này cao khoảng 3,6 m, và là tượng Linga lớn nhất trên thế giới. Nó cũng được tạc bằng đá nguyên khối giống tượng bò Nandi. Tượng được bảo vệ bởi con rắn 7 đầu naga, nên còn được gọi là naga linga. Cùng với bò nandi ở trên, chúng tạo thành một cặp hoàn chỉnh.
Hai bức tượng đá khổng lồ này sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu không phải nhờ cách thức người ta thờ linga.
Kinh Vệ Đà cổ đại đề cập đến một cách thờ linga, mà hiện không còn được áp dụng. Tín đồ sẽ đặt hai ngón tay vào hai sừng của bò nandi rồi quan sát linga thông qua đó, như có thể thấy trong hình dưới:
Tín đồ Ấn giáo thực hành điều này cho tới vài thế kỷ gần đây. Nếu leo lên tượng con bò và quan sát qua 2 chiếc sừng, bạn sẽ có thể nhìn thấy bức tượng khổng lồ linga ở cách đó nửa cây số. Điều này không chỉ một lần nữa xác nhận tượng bò và tượng linga là một cặp, mà còn làm dấy lên một kết luận khó tin.
Đó là, những người thợ tạc tượng, hẳn phải có vóc dáng đủ lớn để đặt được hai ngón tay lên hai chiếc sừng của tượng bò nandi, và quan sát linga thông qua cặp sừng này.
Bởi như đã nói ở trên, tượng bò này cao đến 4,5 m, nên những thợ xây nó phải cao tầm gấp đôi, tức khoảng hơn 9 m.
Như đề cập bên trên, tượng bò nandi nằm bên ngoài đền thờ, còn tượng linga án ngự bên trong đền thờ. Đây là một chi tiết rất kỳ lạ. Ngày nay, nếu đứng trên lưng tượng bò nandi và quan sát linga qua 2 chiếc sừng, chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy một nửa linga, bởi có bức tường đền thờ chặn đứng tầm nhìn ở giữa. Vậy tại sao bò nandi và linga vốn dĩ tạo thành một cặp lại được sắp đặt một bên trong một bên ngoài đền thờ như vậy?
Bởi lẽ đền thờ này chỉ mới được xây về sau, không cùng thời với cặp tượng bò nandi và linga đó. Theo sử sách, ngôi đền này được xây cách đây 500 năm, vào thế kỷ 16, dưới thời trị vì của Vua Achutaraya. Đền được cấu thành bởi những khối đá lớn, ghép khớp lại với nhau. Nhưng tượng bò nandi và linga lại được đẽo gọt trực tiếp chỉ từ một khối đá duy nhất, hay đá nguyên khối, chứ không phải theo lối kiến trúc xếp hình của đền thờ. Có sự khác biệt trong kỹ thuật xây dựng ở đây.
Do đó giả thuyết được đưa ra là, lúc ban đầu, những người khổng lồ đã xây ngôi đền nguyên thủy chứa hai tượng bò nandi và linga sử dụng kỹ thuật đẽo tạc đá nguyên khối. Ngôi đền nguyên thủy này bao trọn hai bức tượng bên trong. Với khoảng cách giữa bò nandi và linga, ngôi đền ban đầu phải rộng cả cây số, là một công trình dài rộng bậc nhất trong khu vực, có thể là ngôi đền lớn nhất từng được xây dựng.
Những người khổng lồ chính là tác giả đằng sau. Rốt cục, để mang vác và thao tác với những khối đá khổng lồ như vậy với công nghệ thô sơ thời xưa, những người thợ xây chúng hẳn phải có vóc dáng khổng lồ. Nếu là vậy, thì rốt cục chuyện gì đã xảy ra với ngôi đền nguyên gốc?
Theo người dân địa phương, ngôi đền nguyên thủy đã bị phá hủy trong một trận lụt từ hàng nghìn năm trước. Tàn tích duy nhất còn sót lại là tượng bò nandi, linga và dấu chân khổng lồ.
Ấn Độ là quốc gia duy nhất lưu giữ được rất tốt nền tôn giáo và di tích cổ đại của mình. Lịch sử Ấn Độ cổ đại vẫn được hàng triệu người đón đọc, nhưng hiện thường bị coi là thần thoại hay truyền thuyết thuần túy. Nhưng phần lịch sử quan trọng nhất đến từ người dân địa phương. Lịch sử địa phương được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo thông tin từ hướng dẫn viên chính thức của ngôi đền, đền Lepakshi ban đầu được xây bởi các vị thần và dấu chân này thuộc về Sita, vợ của Thần Rama. Ông nói tiếp: Sita cao 7,6 m, nhưng bà vẫn là một người phụ nữ có vóc dáng bé nhỏ. Vào thời của bà, mọi người đều cao từ 8,5 đến 9,1 m. Hàng ngàn năm sau, Thần Krishna xuất hiện, và ông cao khoảng 4,5 m. Ông cũng cho biết những thợ xây ngôi đền mới, sinh sống cách đây 500 năm, cũng phải cao đến 2,4m.
Đọc đến đây, có thể một số người cho rằng, những lý luận trên đều là phỏng đoán mang tính gián tiếp, một số là truyền thuyết địa phương, do đó không thể được coi là bằng chứng xác thực. Tuy nhiên trên thế giới, các nhà khoa học đã khai quật được rất nhiều bộ xương người khổng lồ, thấp thì khoảng trên 2 m, cao thì có khi lên đến gần 11 m.
Và những bộ xương này tuyệt không phải nằm trong nhật ký hay sổ tay cá nhân của các nhà khoa học. Chúng đã tự tìm cho mình chỗ đứng trên các mặt báo, được đề cập đến trên các ấn phẩm uy tín như tờ New York Times,
Hãy thử xem xét một vụ khai quật xương người khổng lồ tại Castelnau (Pháp). Trong vụ này, xương đùi người khổng lồ được tìm thấy to gấp đôi người bình thường (hình dưới).
Phát hiện này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học La Nature thời đó. Tạp chí này hiện vẫn xuất bản, nhưng đã được đổi tên.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, đây không phải là những người mắc hội chứng người khổng lồ (gigantism), do hóc môn tăng trưởng từ tuyến yên tiết ra quá mức trung bình. Những người mắc hội chứng này rốt cục cũng được ghi nhận ở nhiều nơi, bao gồm trong thời hiện đại. Lấy đơn cử như hai ví dụ bên dưới:
Tuy nhiên, cái chúng tôi muốn nói đến không phải là những trường hợp cá biệt mắc hội chứng người khổng lồ như vậy. Bởi trên thực tế, các nhà khoa học đã từng khai quật được rất nhiều bộ xương khổng lồ tại cùng một địa điểm, bằng chứng cho sự tồn tại của cả một chủng người khổng lổ, chứ không phải một hay vài cá nhân đơn nhất.
Lấy ví dụ, vào cuối thập niên 50, trong quá trình xây đường tại miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, người ta đã khai quật được rất nhiều ngôi mộ người khổng lồ tại đây. Những ngôi mộ này dài khoảng 4 m, và tại 2 ngôi mộ người ta đã tìm thấy xương đùi của người có chiều dài lên đến gần 1,2 m. Người ta ước tính những người sở hữu xương đùi loại này phải cao 4,2 – 4,6 m. Nói cách khác, đây là mộ của chủng người khổng lồ, những người “khổng lồ từ trong gen”, chứ không phải do bệnh lý tuyến yên đơn thuần.
Một bài báo Ấn Độ từng loan tin phát hiện bộ xương dài đến 9,7 m tại thành phố Jubbulpore ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Tin này đã được hàng chục tờ báo trên thế giới đăng tải. Điểm thú vị là một người sở hữu tầm vóc như vậy sẽ có kích thước bàn chân vừa hay ăn khớp với dấu chân in khắc bên ngoài đền thờ Lepakshi.
Quý Khải