Đại Kỷ Nguyên

Nhất định phải bỏ “thói quen xấu” này khi rửa chén bát, nếu không bạn sẽ ăn luôn vi khuẩn đấy!

Có nhiều lúc ăn cơm xong, bạn chỉ muốn ngâm đống chén bát bẩn trong nước. Nhưng có điều bạn không biết là, lúc này không phải bạn đang ngâm một chậu chén bát mà là đang nuôi một chậu vi khuẩn!

Có một cơ quan nghiên cứu từng làm một thí nghiệm, họ bỏ từ 1-5g thịt, cá, cơm, rau cải vào trong cái chậu có chứa nước, đặt ở nhiệt độ trong phòng 10 tiếng đồng hồ. Kết quả phát hiện số vi khuẩn E.coli có trong chén bát tăng gấp 7 lần so với lúc đầu! Trên chén đĩa cũng có bám một số vi khuẩn gây bệnh với số lượng tương tự, cho dù dùng miếng rửa bát với nước rửa bát để tẩy rửa sạch thì trên chén đĩa vẫn sẽ còn sót lại một số mầm bệnh nhất định.

Vì vậy mọi người có lười biếng đến mấy, cũng không nên để chén bát ngâm trong chậu rửa quá lâu!

Nên rửa chén bát như thế nào?

1. Dùng bột mì loại bỏ dầu mỡ

Nếu như trong nhà bạn mua quá nhiều bột mì dùng không hết mà để quá hạn sử dụng. Đừng vội vứt đi, dùng bột mì để rửa chén là cách tuyệt nhất đấy! Trước khi rửa bát đổ một ít bột mì vào trong chậu nước rửa bát, bột mì có thể hấp thụ dầu mỡ, rửa bằng cách này thì chén bát không còn bị bóng mỡ nữa. Nếu như chén bát quá nhiều dầu mỡ, có thể đổ bột mì trực tiếp lên chén bát, sau khi dầu mỡ bị hấp thụ hết mới rửa sạch bột mì là được.

2. Cho thêm một vài lát chanh tươi

Cho thêm một vài lát chanh tươi vào trong chậu nước rửa bát sẽ giúp cho chén bát khi rửa sạch có mùi thơm của chanh. Nhưng cách này chỉ thích hợp dùng để rửa những chén bát không dính quá nhiều dầu mỡ, khi rửa nhớ là giảm một nửa nước trong chậu.

3. Nước vo gạo

Nước vo gạo là một thứ rất tốt, dùng để rửa chén bát thì không còn gì bằng. Trong nước vo gạo có rất nhiều tinh bột và những khoáng chất khác đều có tính chất mềm xốp nhiều lỗ, dùng để hấp thụ dầu mỡ là rất hiệu quả.

4. Muối

Muối tạo dung dịch kiềm, kiềm có thể giết chết vi khuẩn, loại bỏ dầu mỡ và chất bẩn. Dùng muối chà rửa chén bát có thể loại bỏ những vết bẩn trong chén bát, sau đó dùng nước sạch rửa kỹ lại là được.

5. Nước rửa bát

Tuy ở trên có giới thiệu vài phương pháp rửa bát thiên nhiên, nhưng rất nhiều người vẫn thích dùng nước rửa bát để rửa chén bát. Nếu sử dụng nhất định phải chú ý đến dung lượng, không được dùng quá nhiều. Vả lại sau khi rửa xong nhất định phải chà rửa chén bát dưới vòi nước thêm một lần, nếu không nước rửa bát có thể sẽ dính vào trong chén bát.

Trình tự rửa bát chính xác:

1. Trước lúc rửa bát phải đổ sạch thức ăn thừa trong bát.

2. Rửa ly hoặc đĩa trước.

3. Rồi mới đến rửa đũa muỗng và những chén bát tương đối ít dầu mỡ.

4. Sau cùng là rửa chén đĩa dính nhiều dầu mỡ nhất.

Làm sao để diệt khuẩn đúng cách:

Sau khi rửa bát xong, nhớ phải bỏ chén đũa vào trong tủ sấy chén bát diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn. Nếu như không có tủ sấy chén bát diệt khuẩn, bạn cố gắng để ánh nắng chiếu thẳng vào, lợi dụng tia cực tím để diệt khuẩn.

Những dụng cụ như khăn lau, miếng rửa bát, dụng cụ ăn nên dùng nước sôi để tiến hành diệt khuẩn. Như thế sẽ làm chúng ta cảm thấy yên tâm hơn.

Khăn lau, thớt, tủ lạnh, bàn trang điểm đều là những nơi dễ dàng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy nhất định phải siêng tẩy rửa, thường xuyên để ý.

Sau khi dùng thớt để cắt thịt hoặc cá xong, nhất định phải rửa sạch sẽ và dùng nước nóng để khử trùng. Cũng có thể dùng rượu pha loãng hoặc chất khử trùng liều thấp để làm sạch.

Cần phải nhớ kỹ:

Không nên ngâm chén bát, phải nhanh chóng rửa sạch rồi cho vào trong tủ sấy chén bát diệt khuẩn.


Phải chú ý vệ sinh những ngóc ngách chứa nhiều vi khuẩn của bồn rửa chén

Ngày thường nấu ăn cũng cần phải chú ý đến vệ sinh ở đôi tay và những nơi dễ sinh vi khuẩn ở trong bếp phải thường xuyên diệt khuẩn. Làm như vậy thì trẻ em và người lớn trong nhà đều không bị “ăn bệnh vào người” nữa!

Video: Chú ý 7 sai lầm chết người khi rửa bát cần phải bỏ ngay

Châu Yến Lâm

Xem thêm:

Exit mobile version