Đại Kỷ Nguyên

Tại sao các cơn bão lại có sức mạnh hủy diệt lớn như vậy?

Tại sao các cơn bão lại có sức mạnh hủy diệt lớn như vậy?

Ảnh: ĐKN

Không chỉ Nhật Bản, Việt Nam và thế giới gần đây liên tục phải hứng chịu nhiều cơn bão cực lớn, cực mạnh và gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho những nơi chúng đi qua. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cách thức hình thành cũng như sự đáng sợ thực sự của nó.

Bão là gì?

Bão là một loại hình thời tiết cực đoan với bản chất là sự nhiễu động của khí quyển. Trong không gian ba chiều, bão được mô tả là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Hình ảnh 1 cơn bão chụp từ vệ tinh. (Ảnh: sciencemag.org)

Ở Việt Nam, danh từ “bão” thường được chỉ bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn.

Nguyên nhân hình thành bão

Một cơn bão được hình thành nếu có 3 yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm và động lực để tạo xoáy. 

Theo các nhà khoa học; khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt đại dương, nước biển bay hơi và tạo thành 1 lớp không khí ẩm trên bề mặt biển. Ở những nơi áp suất thấp, nước biển liên tục bốc hơi và bay cao hơn tạo thành một cột khí ẩm. 

Cột khí ẩm này se lạnh dần đi và đến một lúc nào đó ngưng tụ thành nước và làm nóng không khí xung quanh do quá trình ngưng tự hơi nước thành nước sinh nhiệt. Không khí càng nóng, hơi nước càng bay cao hơn và lượng hơi ẩm được hút vào càng nhiều. 

Quá trình hình thành mộ cơn bão. (Ảnh: Google Sites)

Trong qua trình hơi ẩm được hút thêm vào, nó sẽ chịu tác động của sự tự quay của Trái Đất hay lực Coriolis và chuyển động xoáy tròn ( tên gọi khác là hoàn lưu). Khi tốc độ xoáy trong này > 17m/s, bão chín thức được hình thành. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 – 12km.

Theo nhà khí tượng học Erik Palmen, bão chủ yếu hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 – 20 hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy đủ cho bão hình thành. 

Sức mạnh và sự hủy diệt của bão

Sức mạnh của bão thì khỏi phải bàn cãi, tốc độ gió mạnh kinh hoàng cùng lượng mưa khổng lồ là nỗi khiếp sợ đối với nhiêu người, đặc biệt là bão nhiệt đới với sức gió 160 dặm/h (hơn 257 km/h) và trút 9,5 nghìn tỷ lít nước trong một ngày. Siêu bão nhiệt đới Haiyan 2013 được đánh giá là cơn bão có sức tàn phá mạnh nhất trong 100 năm trở lại đây với tốc độ gió đạt 314 km/h ngay khi đổ bộ vào Philippines và gió trong tâm bão di chuyển với tốc độ tới 380 km/h.

Và năng lượng mà siêu bão Haiyan được cho là lớn gấp 10 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945.

Siêu bão Haiyan có năng lượng sinh ra được cho là lớn gấp 10 lần quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945. (Ảnh: Amino Apps)

Nhìn chung, nếu chỉ tính đến những cơn bão với lượng mưa trung bình khoảng 1,5 cm/ngày và bán kính vùng ảnh hưởng tính từ tâm bão là 665 km, năng lượng mà mà chúng gaiỉ phóng là 6.0 x 1014 W hay 5,2 x 1019 J/ngày. Con số này gấp khoảng 200 lần so với tổng công suất phát điện trên hành tinh!

Còn nếu tính riêng năng lượng được tạo ra bởi những cơn gió, đối với một cơn bão trưởng thành điển hình, năng lượng trong khoảng 1,5 x 1012 W hoặc 1,3 x 1017 J/ngày. Một con số ngoài sức tưởng tượng. Với năng lượng lớn như vậy, sức tàn phá mà bão gây ra đối với con người là kinh khủng tới mức nào.

Ví dụ: Bão Bhola là cơn bão gậy thiệt hại về người lớn nhất trong lịch sử, nó đổ bộ vào Bangladesh năm 1970 và cướp đi sinh mạng của 300.000 người. Trong khí đó siêu bão Katrina tràn qua nước Mỹ năm 2005 là cơn bão gây thiệt hại lớn nhất từng được ghi nhận với tổng thiệt hại ước tính 100 tỷ USD.

Hiện tại, siêu bão Jebi đổ bộ lên miền Tây Nhật Bản hôm 4/9 với sức gió lên tới 208 km/h, khiến nhiều ngôi nhà và công trình bị sập, cướp đi mạng sống của ít nhất 9 người và làm hơn 200 người bị thương. Nó được coi là cơn bão mạnh nhất trong 25 năm qua tràn qua nước Nhật và thiệt hại ước tính ban đầu vẫn chưa được xác định.

Biện pháp phòng tránh bão

Việt Nam và Philppines là 2 quốc gia thường xuyên hứng chịu thiệt hại nặng nề từ những cơn bão trên Thái Bình Dương, đặc biệt là bão nhiệt đới. Nguyên nhân là do cả hai nước nằm trên dọc theo vành đai bão và đường Vành đai lửa Thái Bình Dương. Philppines hứng chịu gần như toàn bộ sức mạnh của mỗi cơn bão trước, sau đó tới Việt Nam, tuy rằng sức mạnh của bão khi vào nước ta đã giảm đi phần nào những vẫn gây ra thiệt hại về người và của vô cùng nghiêm trọng. 

Việt Nam và Philppines là 2 quốc gia chịu thiệt hại năng nề do bão gây ra mỗi năm. Trong hình là cảnh siêu bão Haiyan tràn qua Philppines năm 2013. (Ảnh: Emaze)

Để đối phó và thích ứng với loại hình thời tiết cực đoan này, có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Con người ngày nay thường mạnh miệng tuyên bố sẽ dùng khoa học công nghệ để chi phối và làm chủ thiên nhiên, nhưng kì thực trước những thảm họa thiên nhiên, con người nhỏ bé đến mức không đáng kể tới. Tạo hóa tạo ra Trái Đất vốn cân bằng, nhưng con người ngày nay đã không từ thủ đoạn, phá hoại tự nhiên một cách không thương tiếc khiến thiên tai nhân họa ngày càng nhiều, hủy hoại đi không biết bao nhiêu sinh mệnh. 

Đã đến lúc con người thực sự cần nhìn lại bản thân mình. Chỉ nên sử dụng và tận dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên mới có thể có được cuộc sống tốt đẹp và bền vững. Hủy hoại thiên nhiên, kì thực chính là cách con người đang tự hủy đi chính tương lai của chính mình.

Sơn Tùng

Exit mobile version