Đại Kỷ Nguyên

Nền văn minh bí ẩn của người Sumer

Dữ liệu khảo cổ học hiện đại chứng minh rằng người Sumer thực sự thuộc chủng tộc da vàng. Hơn nữa, nền văn minh Sumer có liên quan chặt chẽ với nền văn minh Trung Hoa. 

Vài tháng trước, tin tức về đợt khai quật khảo cổ học mới nhất ở Tam Tinh Đôi và nhiều văn vật thần bí bằng đồng và kim trượng đã được khai quật ở đó trước đây đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Những vật chứng độc đáo này không chỉ nói lên lịch sử văn minh của vùng Tứ Xuyên trong nền văn minh Trung Hoa, mà cũng chính là lịch sử văn minh Thục quốc cổ đại trước triều đại nhà Hạ và nhà Thương từ một đến hai ngàn năm, mà còn mở đường cho nền văn minh Sumer ở khu vực Lưỡng Hà thuộc Tây Á cùng vĩ độ – ở 30 độ vĩ bắc – một lần nữa trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng. Mọi người đang tham tầm, tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ nội tại nào giữa hai nền văn minh này hay không. Hôm nay chúng ta hãy nói về chủ đề này.

Từ năm 1922 đến năm 1934, nhà khảo cổ học người Anh Woolley đã phát hiện và khai quật một di tích cổ đại ở miền nam Iraq; thông qua trắc nghiệm xác định niên đại bằng carbon phóng xạ mười bốn cho thấy, khởi đầu của nền văn minh này có thể bắt nguồn từ năm 4500 trước Công nguyên, và kết thúc vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên, bị thay thế bởi Babylon do người Amorit thiết lập. Nơi đây đã phát hiện ra nê bản (bia đất sét) cổ nhất có tiết hình văn tự có niên đại khoảng 5,600 năm tuổi. Đây là nền văn minh cổ nhất được phát hiện cho đến nay: nền văn minh Sumer.

Danh sách các vương biểu Sumer

Một trong những di tích văn hóa nổi tiếng nhất được khai quật là “Danh sách các vương biểu Sumer” (Sumerian King List), với hơn chục nê bản có khắc tiết hình văn tự. Căn cứ theo “Danh sách các vương biểu Sumer”, sau Sáng thế kỷ, các vị Thần đã cử một số vương biểu (vua) để cai trị thế giới. Các vương biểu trong danh sách đã cai trị trong một thời gian cực kỳ dài. Thời gian được tính bằng Sar – cứ khoảng 3,600 năm là một Sar, và Ner – cứ sau 600 năm là một Ner, lấy đó làm đơn vị đo.

Trong số 8 vị quốc vương trước Đại hồng thủy, vị ngắn nhất cũng trị vì 5 sars và 1 ner, tức là 18,600 năm. Tám vị vương này trị vì kéo dài tổng cộng 241,200 năm. Thật là những nhân vật huyền thoại. “Danh sách các vương biểu Sumer” cũng bao gồm tên của các quốc vương cổ đại sau trận Đại hồng thủy, một số trong số đó đã được hậu thế xác nhận là có thật, điều này đã thực chứng tính chân thực của “Danh sách các vị vương biểu Sumer” từ một khía cạnh.

Một trong số họ, Enmebaragesi, là vua của thành Kish của người Sumer vào khoảng năm 2800 trước Công nguyên; căn cứ theo “Danh sách các vương biểu Sumer”, ông đã trị vì trong 900 năm. Các nhà khảo cổ đã thấy tên ông khắc trên mảnh vỡ của một chiếc bình được tìm thấy ở Nippur, xác nhận rằng ông là một nhân vật lịch sử. Ông cũng là vị quốc vương Sumer lâu đời nhất được biết đến.

Một vị quốc vương Sumer khác mà các nhà khảo cổ có thể xác thực có tồn tại là Gilgamešh. Các nhà khảo cổ tin rằng ông trị vì từ khoảng năm 2700 trước Công nguyên đến khoảng năm 2600 trước Công nguyên. Hồ sơ về “Danh sách các vương biểu Sumer” cũng phù hợp với nó. Trong danh sách này, quốc vương Gilgamesh đã tại vị trong 126 năm, và các ghi chép văn vật liên quan ghi lại rằng Gilgamesh là nửa nhân nửa Thần. Ông có 2/3 huyết thống  của Thần, có trí tuệ và sức mạnh của Thần, nhưng không có tuổi thọ của Thần. Mọi người phát hiện rằng, các bậc đế vương sau ông, thời gian trị vì càng ngày càng ngắn. Bạn có thể tìm thêm tài liệu về người Sumer trên trang web Nghiên cứu Phương Đông của Đại học Oxford: http://www-etcsl.orient.ox.ac.uk/.

Sự phát đạt của nền văn minh Sumer

Nhờ nền văn minh do người Sumer mang lại, vùng Lưỡng Hà nơi họ sinh sống đã trở thành một trong ba nơi khai sinh ra nền văn minh nhân loại ở châu Á. Mesopotamia là nơi có sông Tigris và Euphrates chảy qua, và còn được gọi là Đồng bằng Lưỡng Hà. Trung tâm của Nền Văn minh Lưỡng Hà có lẽ nằm ở khu vực Baghdad, thủ đô của Iraq, và nó được thành lập sau khi người Sumer đến đây khoảng 6,000 năm trước.

Đến năm 3500 trước Công nguyên, người Sumer đã xây dựng hơn một chục thành bang, và những thành bang này có những vị Thánh bảo trợ của riêng họ. Còn quốc vương (kingship) là bá chủ của thành bang và có thể vào danh sách các vương biểu của người Sumer.

Nền văn minh của người Sumer (Lịch sử Lưỡng Hà cổ đại) (Ảnh: lichsu.org)

Người Sumer sống ở những nơi tương đối khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, khan hiếm rừng rậm và khoáng sản; tuy nhiên, người Sumer không chỉ  liễu giải được địa chất học, biết các công nghệ trong phương diện khai thác khoáng thạch và dã luyện, mà còn chế tạo ra một loại hợp kim đầu tiên trong lịch sử loài người – thanh đồng.

Đáng ngạc nhiên là trong các tác phẩm kinh điển của người Sumer cổ đại, chúng ta có thể tìm thấy các đồ án gần giống với các tinh tướng đồ hiện đại. Thượng diện hội chế nhật thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần, sao Mộc, sao Thổ, sao Hỏa, v.v., cũng như quỹ đạo của các ngôi sao. Thời đó họ có phát minh ra các dụng cụ đo đạc và bản đồ hiện đại không? Bạn biết đấy, tất cả những điều này đã được thực hiện cách đây 5000-6000 năm.

Bản đồ sao 5500 năm tuổi của người Sumer (Ảnh: bianvn.com)

Nếu những điều này mà mọi người vẫn chưa cảm thấy gì, thì tôi sẽ nói về một thứ lợi hại hơn của người Sumer – Toán học.

Người Sumer có trình độ toán học rất cao. Họ đã phát minh ra bảng cửu chương, bảng nghịch đảo, bảng bình phương và bảng lập phương, biết tỉ số pi, và cũng giải được các phương trình. Họ đã phát minh ra tiến vị thập phân (hệ thập phân), tiến vị 16 và tiến vị 60. Ví dụ, họ chia vòng tròn thành 360 độ và chia thời gian thành 1 giờ có 60 phút, và 1 phút có 60 giây. Người Sumer thậm chí còn tính toán diện tích của các hình bất thường và thể tích của một số hình nón.

Có cảm giác như khi các nền văn minh khác cùng thời kỳ vẫn đang học đếm bằng tay như ở các trường mẫu giáo, thì nền văn minh Sumer đã thực hiện các phép tính toán trong các trường đại học. Khoảng cách là quá lớn.

Ngoài ra cũng khai quật được tấm bia đất sét của nền văn minh Sumer, được gọi là “tài liệu y học”, trong đó ghi: “Đặt một người nằm xuống, vài người hợp tác, để loại trừ âm ảnh khỏi mắt anh ta, và giúp anh ta nhìn thấy ánh sáng trở lại.” Nghe giống như một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể? Trên phiến đá cũng ghi “Bệnh ma đã xâm nhập vào xương, nên phải cạo sạch và lấy đi.” Nó rất giống với “quát cốt liệu thương” được đề cập trong sách cổ của Trung Quốc.

Một số người còn nghĩ rằng người Sumer thời đó đã có thể mổ sọ người. Nguyên nhân là do một số hộp sọ người được khai quật ở vùng Lưỡng Hà có dấu vết phẫu thuật rõ ràng và vết thương rất tinh vi, rõ ràng là do phẫu thuật. Một số trong số chúng có lỗ khoan trong hộp sọ, và một số có dấu vết rõ ràng của việc cắt sọ.

Nếu điều này là đúng thì có thể thấy trình độ chăm sóc y tế của người Sumer lúc bấy giờ.

Người Sumer – chủng người da vàng tóc đen

Bằng cách này, trong thời đại man hoang hàng nghìn năm trước, nền văn minh Sumer đã rực rỡ như một vì sao. Vậy thì, người Sumer đến từ đâu?

Người Sumer tự gọi mình là “sag-gi-ga”, và nơi họ sinh sống là “địa phương quân chủ văn minh” (ki-en-gir). Dữ liệu khảo cổ học hiện đại chứng minh rằng người Sumer là chủng tộc da vàng.

Được biết, sau khi nhóm nghiên cứu Ba Lan kiểm tra 350 tử thi cổ đại, họ phát hiện ra rằng mtDNA ở những người Sumer này giống với người Tây Tạng trên dãy Himalaya của tiểu lục địa Ấn Độ. Người Sumer mang loại DNA này đã tồn tại ở Cao nguyên Tây Tạng từ thời đồ đá cũ, vì vậy đó phải là những người từ dãy Himalaya di cư đến Syria chứ không phải ngược lại. Cuộc di cư này có thể đã xảy ra cách đây 4,500 năm, và cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống của họ vào 20,000 năm trước. Báo cáo thử nghiệm của các nhà nhân chủng học Ba Lan đã đề cập cụ thể rằng địa điểm lấy mẫu DNA của người Tây Tạng là vùng Ladakh ở tây bắc Ấn Độ. Những người Tây Tạng địa phương có bề ngoài rõ ràng là da vàng.

Tất nhiên, chỉ dùng DNA làm chứng cứ phụ; các học giả từ lâu đã so sánh văn hóa Tây Tạng với văn hóa Sumer, và phát hiện ra những điểm tương đồng giữa hai quốc gia này về ngôn ngữ và văn hóa. Giáo sư Jan Braun từ Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông của Đại học Warsaw đã chứng minh chi tiết sự tương đồng giữa ngôn ngữ Sumer và ngôn ngữ Tây Tạng – Miến Điện trong cuốn sách “Sumer ngữ và Tạng-Miến ngữ” được xuất bản năm 2001.

Nguồn gốc của nền văn minh Sumer và nền văn minh Hoa Hạ

Tuy nhiên, người đầu tiên thực hiện nghiên cứu so sánh này là Shirakawa Jiro và Kokufu Kindoku của Nhật Bản. Trong cuốn sách “Lịch sử văn minh Trung Quốc” xuất bản năm 1899, họ đã liệt kê những điểm tương tự về các phương diện văn tự, chính trị, tín ngưỡng, truyền thuyết… tồn tại giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Sumer, như là:

1. Chữ tượng hình: Trung Quốc vẫn sử dụng chữ tượng hình cho đến ngày nay. Người Sumer cũng sử dụng chữ tượng hình.

2. Gạch đất nung: Người Sumer không sử dụng vật liệu đá, cũng giống như người Trung Quốc cổ đại, họ chỉ sử dụng kiến trúc kết cấu thổ mộc (đất và gỗ). Loại gạch đất nung mà người Sumer sử dụng đã được sử dụng ở Quan Trung cho đến nay; loại được ép bằng khuôn được gọi là “Hồ Cơ”, chủ yếu được sử dụng làm tường lũy; loại làm bằng bùn và cỏ được gọi là “nê cơ”, chủ yếu được sử dụng để làm giường (loại giường đắp bằng gạch hoặc đất, dưới có ống lò để sưởi ấm, phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc).

3. Lịch pháp: Người Sumer sử dụng Thái Âm lịch. Chúng có đầy đủ chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng, và mỗi chu kỳ là một tháng. Một năm được chia thành 12 tháng, trong đó 6 tháng mỗi tháng có 30 ngày, 6 tháng còn lại mỗi tháng có 29 ngày, tổng cộng cả năm có 354 ngày. Theo cách này, mất hơn 11 ngày để tạo thành một vòng tròn quanh mặt trời mỗi năm, vì vậy họ đã tạo ra một phương pháp thiết lập các năm nhuận. Điều này rất tương đồng với Lịch Zhuanxu của Trung Quốc.

4. Toán học: Người Sumer sử dụng cả thập tiến vị (hệ thập phân) và 60 tiến vị, không khác nhiều so với Trung Quốc.

5. Thiên văn học: Người Sumer chia cung hoàng đạo thành mười hai cung, và người Trung Quốc cũng chia cung hoàng đạo thành mười hai cung, về cơ bản là giống nhau.

6. Thần thoại và truyền thuyết của Trung Quốc hầu hết đều là bất mưu mà hợp, tương đồng với nền văn minh và truyền thuyết của người Sumer. So với các truyền thuyết viễn cổ về Nghiêu, Thuấn, Vũ, thời kỳ lịch sử của Lưỡng Hà cũng lưu lại những truyền thuyết về các thành bang của các triều đại viễn cổ trước Đại hồng thủy. “Danh sách vương biểu Sumer” nói rằng phương thức chuyển giao vương quyền giữa ngũ thành trước trận Đại hồng thủy là: “Một thành phố nào đó đã bị (Thần) bỏ rơi, và vương quyền của nó được mang đến một thành khác.” Cách thức giành vương quyền một cách hòa bình này cho thấy, cũng giống như thời Nghiêu, Thuấn và Vũ, phương thức tuyển cử vị địa chủ của liên minh bộ lạc Sumer là ủng hộ người có đức hạnh thánh thiện và phục vụ dân chúng làm vương. Điều này phản ánh một loại di sản truyền thừa của nền văn minh.

Nhà sử học nổi tiếng người Mỹ, LS Stavrianos (1913-2004) đã nói trong chuyên khảo “Thế giới đến năm 1500: Lịch sử toàn cầu” (The World to 1500: A Global History): “Những người Sumer sơ khai, những người sáng lập vĩ đại của nền văn minh Lưỡng Hà, dường như không phải là người Ấn-Âu, cũng không phải là người Semitic. Điều này thật kỳ lạ. Ngôn ngữ của họ tương tự như tiếng Trung Quốc. Điều này cho thấy nguồn gốc của họ có thể ở đâu đó ở phía đông.”

Giáo sư Đại học Oxford, CJ Ball, đã cung cấp bằng chứng khảo cổ học so sánh văn bản quan trọng. Ông đã xuất bản cuốn “Tiếng Trung và người Sumer” (Chinese and Sumer, CJ Ball, Oxford University Press, 1913) vào năm 1913. Sau đó, một số tác phẩm khác đã được xuất bản, chứng minh tường tận luận chứng rằng hàm nghĩa và cách phát âm của các văn tự khắc trên giáp cốt của Trung Quốc cổ đại và tiết hình văn tự của người Sumer phi thường tương tự.

Tóm lại, người Sumer và người Thương triều có những điểm giống nhau: tóc đen, da vàng, thanh đồng khí, chữ tượng hình, ngôn ngữ tương tự, tương tín chiêm bốc, thổ thạch thành tường (xây tường thành bằng gạch đất nung), xây nhà bằng gỗ và đất, có chiêm tinh học, đều có truyền thuyết về Đại hồng thủy, phát minh ra máy cày và bánh xe từ rất sớm để tiến nhập vào nền văn minh nông nghiệp và sáng tạo hệ thống thủy lợi.

Chúng tôi cũng đã đề cập ở phần đầu chương trình rằng từ những văn vật khai quật được ở di chỉ Tam Tinh Đôi, người ta đã tìm thấy những đồ tạo tác tương tự như nền văn minh Sumer, ví dụ như vàng lá bọc trượng vàng dày 0.2 mm, tương đương với độ dày của Giấy in A4 và cũng được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Loại tác phẩm nghệ thuật này chỉ có thể được hiện thực hóa với công nghệ khắc laser trong thời hiện đại, vì vậy nó vẫn còn là một bí ẩn cần được giải đáp. Thật trùng hợp, các chuyên gia cho rằng chiếc mũ bảo hiểm bằng vàng được khai quật từ tàn tích của người Sumer không thể được làm bằng tay, theo trình độ kỹ thuật hiện tại, nó chắc chắn được mạ điện. Nếu cách đây 5000 năm có mạ điện, điều đó chứng tỏ người Sumer đã có công nghệ riêng để tạo ra điện và hòa tan vàng. Vì vậy, chiếc mũ bảo hiểm bằng vàng này, giống như lá vàng trên que vàng, vẫn là một bí ẩn trong thế giới khảo cổ học. 

Tóm lại, giữa văn hóa Sumer và văn hóa Trung Hoa thực sự có tồn tại nhiều điểm tương đồng, và có những mối liên hệ nội tại nhất định. Một số học giả tin rằng người Sumer là hậu duệ của chủng tộc da vàng sống sót trên dãy núi Côn Luân trong trận Đại hồng thủy thời tiền sử. Vào thời điểm đó, trận Đại hồng thủy là để tiêu diệt loài người đã băng hoại về mặt đạo đức, chỉ những người trên núi và những người đã được Thần linh cảnh báo mới có thể thoát ra; và nền văn minh phương Tây từ đó đã bị diệt vong.

Nhưng may mắn thay, chủng người da vàng sống ở dãy núi Côn Luân đã làm chủ được công nghệ tiên tiến của nền văn minh phương Đông thời tiền sử, cũng chính là thời kỳ Hoàng Đế ở Trung Quốc, là thời đại mà nhân-Thần đồng tại. Hậu duệ của chủng tộc da vàng trong một thế hệ đã phát triển sang phương Tây, vượt qua cao nguyên Iran và định cư ở Iraq. Do có di sản văn hóa tiền sử tiên tiến nên nền văn minh Sumer đã sớm phát triển nhanh chóng, để từ đó, nền văn hóa Thần truyền cũng mang lại lợi ích cho mọi chúng sinh. 

Nghe có vẻ hợp đạo lý. Bạn thấy sao?

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version