Đại Kỷ Nguyên

NASA phát hiện các đại dương nằm ngoài Hệ Mặt Trời có thể giúp con người duy trì sự sống

NASA mới đây đã tiết lộ rằng, họ phát hiện được các đại dương chứa nước nằm ngoài Hệ Mặt Trời. Đây được coi là thông tin không thể tốt hơn để giúp duy trì sự sống của con người bên ngoài Trái Đất trong tương lai.

Những đại dương được phát hiện nằm trên các hành tinh hoặc vật thể xa xôi bên ngoài Hệ Mặt Trời. Đặc biệt nước trên các đại dương này có thể duy trì sự tồn tại lâu hơn nhiều so với những gì mà các nhà khoa học tính toán trước đó.

Hình thức tồn tại của những đại dương này có phần giống với 1 số hình tinh trong Hệ Mặt Trời.

Ví dụ: Các vật thể tồn tại bên ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương được biết là rất lạnh, nhiệt độ thấp nhất của nó là dưới -2000C, nước thường bị đóng băng vĩnh cửu. Đây là điều kiện không phù hợp để lưu trữ nước trên bề mặt.

Nhưng một bằng chứng mới của NASA cho thấy, một lớp nước bên trong luôn tồn tại phía dưới lớp vỏ băng giá. Các nhà khoa học của NASA khẳng định, nhiệt được tạo ra bởi lực hấp dẫn của các vật thể như Mặt trăng do va chạm với nhau. Nhiệt độ đủ lớn để kéo dài tuổi thọ của các đại dương phía dưới bề mặt. Các phát hiện này mở ra khả năng có thể duy trì sự sống của con người bên ngoài Hệ Mặt Trời.

Điều kiện bên ngoài quỹ đạo sao Hải Vương không cho phép nước tồn tại ở thể lỏng bởi vì nó qua lạnh. Ảnh: alamy.com

Cụ thể như sau khi hình ảnh những ngọn núi băng, sông băng trên bề mặt sao Diêm Vương được ghi nhận thì nhiều nhà khoa học cho rằng bên dưới chúng vẫn còn những đại dương tồn tại dưới trạng thái lỏng và đủ ấm áp cho sự sống phát triển.

Các nhà khoa học tìm thấy những dấu tích của đại dương lỏng khi phân tích bề mặt sao Diêm Vương. Ảnh: Brinkwire

Prabal Saxena thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland cho biết: “Những vật thể này phải được xem như một nguồn nước tiềm ẩn và cần được nghiên cứu kỹ hơn. Theo quan điểm của tôi, dường như bên ngoài hệ mặt trời có hàng chục vật thể chứa các đại dương như thế này.Bản chất vấn đề nằm ở chỗ sự tương tác hấp dẫn hoặc đôi khi các vật thể lớn va chạm với nhau tạo ra ma sát hoặc giải phóng nhiệt sẽ duy trì tốt khả năng lưu trữ nước của các đại dương”.

Bên cạnh đó cũng có giả thuyết cho rằng sự nóng lên dần của thủy triều cũng là nguyên nhân nước tồn tại lâu hơn trong các hành tinh này. Các hành tinh này cũng sở hữu những vệ tinh tự nhiên như Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất đủ để tạo ra thủy triều. Các Mặt Trăng cũng tiếp tục được sinh ra sau các lần thiên thể lớn và chạm, đẩy vật liệu vào quỹ đạo của hành tinh đó. Những sự va chạm thiên thể này cũng tạo ra ma sát, giải phóng nhiệt và làm nóng thủy triều, gọi là hiện tượng “gia nhiệt thủy triều”.

Tuy nhiên theo Joe Renaud thuộc Đại học George Mason, Fairfax, Virginia: “Việc gia tăng nhiệt độ thủy triều cũng có thể làm tăng các lỗ thông hơi thủy nhiệt. Các đại dương dưới tác động của hiện tượng này có thể bị chôn vùi sâu hơn gây khó khăn lớn cho việc quan sát và nghiên cứu khi các kỹ thuật và công nghệ hiện nay chưa thể tiếp cận gần các vật thể này”.

Các hành tinh này cũng có những vệ tinh tương tác với chúng giống như tương tác giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Ảnh: Google Sites

Nhóm nghiên cứu của NASA dự kiến sẽ có những cuộc điều tra cụ thể hơn nữa để xác định thời gian tồn tại của các đại dương dạng băng lỏng. Đồng thời họ cũng sẽ tìm hiểu nguyên nhân hình thành các đại dương này cùng với năng lượng mà nó tiêu hao trong quá trình tăng nhiệt.

Những công bố mới của NASA rõ ràng đã mở ra một cơ hội mới cho con người có thể sống được trên các hành tinh xa xôi, bên ngoài Hệ Mặt Trời.

Sơn Tùng

Exit mobile version