Đại Kỷ Nguyên

Mũi khoan trong than đá: Dấu hiệu của nền văn minh tiên tiến trước khi con người xuất hiện?

Mũi khoan trong than đá (Ảnh: iStock)

Oopart (đồ tạo tác lạc chỗ – out of place artifact) là thuật ngữ ám chỉ các hiện vật được tạo ra bởi một trình độ công nghệ cao – không tương xứng một chút nào với thời đại mà chúng xuất hiện. Sự xuất hiện rải rác của Oopart khắp nơi trên thế giới không chỉ làm nản lòng các nhà khoa học truyền thống mà còn kích thích những nhà nghiên cứu ưa mạo hiểm đi tìm các lý thuyết thay thế và châm ngòi cho các cuộc tranh luận.

Phải mất hàng trăm triệu năm để những cánh rừng nguyên sinh từ thời cổ đại hóa thành than đá. (Ảnh: Tumblr)

Theo học thuyết tiến hóa của Darwin, loài người chỉ chỉ mới xuất hiện trên Trái Đất trong hình dáng hiện tại từ khoảng 200.000 năm trước và lịch sử của tổ tiên loài người có lẽ đã trải dài từ khoảng một thời gian còn xa hơn nữa: khoảng 6 triệu năm. Đó chính là lý do tại sao sự xuất hiện của một công cụ nhân tạo bằng sắt – trông giống như một mũi khoan và nằm bên trong một cục than đá đã làm chấn động các nhà lịch sử học khi nó được phát hiện vào thế kỷ thứ 19, bởi phải mất vài trăm triệu năm để một khối than đá được hình thành.

Điều này có nghĩa là mũi khoan đã tồn tại cùng thời kỳ với các vật chất hữu cơ trước khi chúng trở thành than đá. Và điều này đến lượt nó lại dấy lên một câu hỏi: Phải chăng trước nền văn minh kì này của nhân loại chúng ta đã từng tồn tại một thời kỳ văn minh khác và trình độ của họ khi đó không thua kém gì con người chúng ta ngày nay?

Theo thông tin từ tờ Epochtimes, ông John Buchanan, người có liên quan tới việc phát hiện ra mũi khoan này đã tìm thấy nó trong một lớp than đá tự nhiên tại một khu dân cư ở Glasgow, Scotland. Ngay sau đó, vào ngày 13/12/1852, John Buchanan đã trình bày hiện vật bí ẩn này tại một buổi hội nghị của Hiệp hội Khảo cổ Scotland.

Một chiếc búa sắt được tìm thấy ở Texas, London. Điều làm cho các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu là lớp đất đá bao quanh chiếc búa này có niên đại khoảng 100 triệu năm. (Ảnh: 0095)

Dưới đây là toàn văn đoạn miêu tả về công cụ bằng sắt bí ẩn. Nó được ghi chép trong biên bản hội nghị ngày 13/12/1852 của Hiệp hội Khảo cổ Scotland:

” Tôi mang đến đây một công cụ bằng sắt rất lý thú. Nó được phát hiện vào tuần trước tại khu vực địa phương để Hiệp hội giám định”, Buchaman nói.

Điều thú vị của hiện vật đặc biệt này là nó đã được phát hiện bên trong một cục than đá nằm sâu dưới mặt đất khoảng 2 m. Để đi vào chi tiết, tôi cần phải đề cập đến một con đường mới mở cách đây vài năm – gọi là đường Great Western Road, và con đường này dẫn đến Vườn Bách Thảo Glasgow , nằm tại vị trí cách Glasgow khoảng 3 km về hướng Tây-Bắc.

Có một khu đất tên là Burnbank nằm trên con đường mới này và hiện có rất nhiều công trình đang được xây dựng tại đó. Người phụ trách những hoạt động xây dựng ở đây là ông Robert Lindsay, một con người đáng kính mà tôi biết rất rõ. Chúng ta có thể tin tưởng vào sự trung thực của ông ấy.

Lindsay kể với tôi rằng, khi đào móng cho các dãy nhà trong khu đất Burnbank, ông và các công nhân đã phải cắt xuyên qua một lớp lũ tích ( lớp trầm tích có cấu tạo gồm các vật liệu như sỏi, đá hòn, cát…) và đá tảng có bề dày khoảng 2 m. Tiếp đến họ phải loại bỏ tiếp một lớp than đá có bề dày khoảng 55 cm và cắt vào tảng đá bên dưới – thao tác cuối cùng này sẽ giúp cho việc xây dựng sau đó trở nên an toàn và dễ dàng hơn.

Một lượng than bị loại bỏ đi này đã được vận chuyển xưởng làm việc hoặc sân vườn của ông Lindsay để sử dụng; và trong khi cháu trai của ông, Robert Lindsay II – một thực tập sinh đập vỡ mảnh than, ông đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện thấy một công cụ bằng sắt lộ ra bên trong. Ban đầu cả Lindsay và những người khác đều không thể nghĩ ra được nó là cái gì, nhưng sau khi họ cạo và rửa sạch lớp than phủ bên ngoài, thì hình dạng của nó lúc đó trông giống như những gì chúng ta đang quan sát hiện nay.

Ngay sau khi hay tin về khám phá này, tôi liền đến tìm ông Lindsay; và chúng tôi đã đi cùng nhau đến địa điểm này trong ngày hôm nay. Tôi đã nghe kể chi tiết tình hình từ người cháu trai của ông và một vài công nhân đáng kính, những người đã chứng kiến quá trình lấy công cụ này ra khỏi lớp than đá. Ông Lindsay đã bảo đảm với tôi rằng, lời khai của tất cả bọn họ đều rất đáng tin.

Tôi có mang một mẩu than đi cùng hiện vật này, đồng thời mang theo bản khai của năm công nhân vốn từng chứng khiến quá trình lấy hiện vật này ra khỏi lớp than đá tới đây.

“Nếu dựa trên quan điểm địa chất đã được công nhận rộng rãi, tôi không phản đối ý kiến cho rằng khối than đá này đã được hình thành từ rất lâu trước khi con người xuất hiện trên Trái Đất; nhưng điều khó hiểu là, làm thế nào một công cụ nhân tạo như vậy lại có thể xuất hiện bên trong lớp than đá đã bị chôn vùi trong hỗn hợp lũ tích và đá tảng”,  Buchanan cho biết.

Giả sử những người công nhân từng chứng kiến quá trình khai quật hiện vật là những người đáng tin (và tôi không có bất cứ lý do nào để nghi ngờ sự trung thực của họ), vậy chắc hẳn phải có một cách giải thích nào đó cho việc hiện vật nằm bên dưới mặt đất khoảng hơn 2 m.

Hiệp hội đã đi đến kết luận rằng, công cụ này cho thấy một trình độ phát triển hiện đại. Thế nhưng, họ cũng đưa ra giả thiết: “Công cụ bằng sắt này có thể là một phần của chiếc máy khoan bị nứt gãy và nó đã rơi ra ngoài trong các cuộc tìm kiếm than đá trước đó”. Tuy nhiên báo cáo chi tiết của Buchanan lại chỉ ra rằng, các lớp than đá xung quanh mũi khoan vẫn còn nguyên vẹn và có dấu hiệu nào cho thấy chúng đã bị tác động. Theo miêu tả của Buchanan thì dường như công cụ bằng sắt đã hoàn toàn bị bao bọc bên trong lớp than đá một cách bí ẩn.

Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đọc bản gốc ở đây.

Ngọc Mai biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version