Đại Kỷ Nguyên

Mộng cảnh thời gian chảy ngược? Kỳ ngộ trong mộng của quan viên Minh triều

Thời gian chảy ngược là một cầu nối thường dùng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hiện đại và điện ảnh. Trong thời đại không có khái niệm khoa học viễn tưởng, thời gian chảy ngược được trình hiện theo phương thức khác. 

Nhà văn triều Minh trong mộng đã đến một tự viện và đạo quán. Trong thời không đan xen, ông đã gặp Âu Dương Tu, một danh thần triều Tống, và Ngu Tập, một danh sĩ triều Nguyên. Trong mộng cảnh nửa thực nửa huyễn, ông đã gõ vào cánh cửa trái tim, vì con người mà lưu lại dư vị dài lâu.

Mộng nhập tự viện, gặp Âu Dương Tu thời Tống

Văn Hoành Sơn (tên tự Văn Trưng Minh) thời Minh kể rằng, phụ thân của ông là công tước Ôn Châu, từng mộng thấy một ngôi tự viện (ngôi chùa), ông nhớ chi tiết mình đã đến một tự viện có ba tòa, sau ba tòa lại có một tháp, trong đó có một người ngồi uy nghi. Vị này nhìn thấy công tước Ôn Châu tiến vào, nhưng không đứng dậy. Công tước Ôn Châu vì thế mà không vui lắm, liền hỏi người kia là ai. Người đó hồi đáp, nói: Ta là Âu Dương Tu triều Tống (năm 1007 – 1072, tên thụy Văn Trung, hiệu Lục Nhất).

Sau đó, công tước Ôn Châu đảm nhậm chức Thái Bộc Thừa ở Nam Kinh, và văn phòng của ông được đặt tại Trừ Châu. Trừ Châu chính là nơi Âu Dương Tú bị giáng chức.

Chân dung Âu Dương Văn Trung Công Âu Dương Tu. (phạm vi công cộng)

Một ngày nọ, công tước Ôn Châu du lãm một tự viện, phát hiện cảnh vật bên trong rất tương tự với cảnh mộng của mình, trong tháp viện có một bức tượng của Âu Dương Tu, giống hệt người mà ông đã gặp trong mộng.

Mộng nhập đạo quán, gặp Ngu Tập triều Nguyên

Văn Hoành Sơn từng nói, ông những năm trước thường đến một đạo quán trong giấc mơ, trong đó có một vị đạo sĩ mời ông sáng tác thanh từ. Thanh từ còn gọi là lục chương, thanh từ, lục tố, là khi Đạo gia cử hành tiếu điển (lập đàn cúng tế), hiến dâng chúc từ tới Thiên đế Thần minh, do chúc văn là dùng bút đỏ viết trên giấy thanh đằng, nên được gọi là thanh từ. Văn Hoành Sơn miễn cưỡng sáng tác được chục câu. Vị đạo sĩ lấy thanh từ của ông mang đến trước tượng Thần tụng niệm.

Hình ảnh của Văn Trưng Minh. (phạm vi công cộng)

Văn Hoành Sơn chưa từng nhìn thấy vị đạo nhân này, trong mộng liền khe khẽ hỏi những người khác, vị đạo nhân này là ai? Đối phương trả lời: “Đó là Ngu Bá Sinh (tức Ngu Tập).” Ngu Tập (1272-1348), tên xưng là Bá Sinh, là cháu thứ năm của Ngu Doãn Văn, tể tướng của triều đại Nam Tống. Sau khi hai người hành lễ chào hỏi nhau, họ đàm luận với nhau.

Vì Ngu Tập trước khi phát tích là môn khách của Hứa Hoành, nên Văn Hoành Sơn đã hướng tới ông ấy tuân vấn đạo: “Hứa Hoành tả thừa tướng là cố nhân của tiên sinh, tại sao văn tập (tuyển tập văn chương) của ông ấy không được lưu truyền lại?” Ngu Tập nói: “Văn cảo của Tả thừa tướng đã bị lửa thiêu, vì vậy nó đã tiêu mất.” Lúc này, Văn Hoành Sơn tỉnh lại, trong tâm cảm thấy rất kinh ngạc.

Giấc mộng của Văn Hoành Sơn liên quan đến hai vị danh thần (quan danh giá) triều Nguyên, đó là Hứa Hoành và Ngu Tập. Hứa Hoành (1209-1281) là một danh thần triều Nguyên và là một triết học gia lớn. Ông đã phò tá Hốt Tất Liệt thành lập các trường học ở các quận huyện, giáo hóa dân phong. Hứa Hoành kiến lập Quốc tử học triều Nguyên, và rất đề xướng triết học Trình Chu.

Sau khi Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế Đại Nguyên, đã thỉnh mời Hứa Hoành làm thầy của Thái tử Chân Kim. Ông đã trình tấu lên Hoàng đế, đề xuất không ít lương sách trị quốc, là một Hán thần được Hốt Tất Liệt rất coi trọng. Sau mỗi lần Hứa Hoành nhập triều thượng tấu, Hoàng đế tất sẽ không bỏ sót xem xét các tấu chương của ông. Hứa Hoành là một nhà triết học lớn, rất nhiều người coi trọng ông, cũng có rất nhiều người muốn đọc tuyển tập văn chương của ông. Nhưng văn cảo của ông đã gặp phải hỏa hoạn, lưu lại không ít tiếc nuối.

Sau đó, có người đã tặng tuyển tập văn chương của Hứa Hoành cho Văn Hoành Sơn. Khi Văn Hoành Sơn đọc lời tựa, giới thiệu rằng tuyển tập văn này đã bị hỏa hoạn thiêu rụi, có người mót được di cảo, chỉnh lý thành tuyển tập. Văn Hoành Sơn truy ức lại giấc mộng, ông đã biết chuyện tuyển tập văn bị cháy, trùng khớp hoàn toàn với thực tế, không khỏi cảm thấy giật mình.

Một ngày sau giấc mộng, Văn Hoành Sơn đến nhà người bạn Thẩm Khải Nam (Thẩm Châu) duyệt lãm thư họa, mở ra một cuộn giấy, vừa khớp là chân dung của Ngu Tập, mặc y phục Đạo gia, so với người trong mộng hoàn toàn tương đồng.

Về lai lịch của Ngu Tập, vô luận là trong chính sử, hay là truyền thuyết dân gian, đều khá huyền thoại. Theo ghi chép của “Nguyên Sử”, vào những năm Nam Tống Hàm Thuần (1265-1274), quốc tử tế tửu Dương Văn Trọng trấn thủ Hoành Châu, con rể Ngu Cấp đi cùng. Ngu Cấp và con gái của Dương Văn Trọng kết hôn mà mãi không có con. Nam Nhạc Hoành Sơn nằm tại Hoành Châu, được coi là một Thánh địa Đạo gia và Phật giáo Hán truyền thời cổ đại. Ngu Cấp đến Nam Nhạc hướng Thần minh cầu khấn, xin một đứa con trai.

Sau đó, khi vợ của Ngu Cấp là Dương thị mang thai, bà lâm bồn vào buổi sáng. Phụ thân bà, Dương Văn Trọng đứng dậy và thay y phục, cụ ngồi yên lặng trong bộ quan phục của mình mà ngủ thiếp đi, thì đột nhiên mơ thấy một vị đạo sĩ đến để gặp mình. Thân binh bẩm báo, nói: “Nam Nhạc chân nhân đến gặp.” Dương Văn Trọng đột nhiên tỉnh lại, lúc này nghe nói con gái mình vừa sinh một bé trai, chính là Ngu Tập sau này, cụ nghĩ tới mộng cảnh, trong tâm cảm thấy đây là điềm báo dị thường. Vì ghi chép chính sử này, thuyết pháp rằng Ngu Tập là chuyển thế của Nam Nhạc chân nhân cũng bắt đầu được lan truyền.

Ngu Tập sau khi trưởng thành đã làm quan  cho Nhân Tông, Anh Tông, Văn Tông triều Nguyên, là một vị Hán thần được Hoàng đế kính trọng. Sau này ông được biết đến với tư cách là “Nguyên thi tứ đại gia” – một trong bốn nhà thơ đứng đầu triều Nguyên. Có lẽ, do chịu ảnh hưởng của thuyết pháp “Nam Nhạc chân nhân” chuyển thế, trang phục mà ông mặc trên các bức chân dung được lưu truyền không phải là quan phục mà là áo choàng của Đạo gia.

Trong những ghi chép này, thời không trong mộng cảnh là do ai tạo ra? Danh thần danh sĩ các triều đại trước đó vì điều gì mà tiến nhập mộng cảnh của người đời sau? Những câu chuyện truyền thuyết dân gian trong lịch sử phải chẳng là một hình thức thám tác khác của tổ tiên đối với sinh mệnh và sự tồn tại của thời không khác sao? (Theo tập “Thuyết Thính” quyển 2, “Nguyên Sử” quyển 158 / quyển 181)

Tác giả: Tống Bảo Lam, trên Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version