Đại Kỷ Nguyên

Lý Hữu Phủ, đại sư công năng đặc dị

Ông là cao nhân võ thuật chấn động Trung Quốc, đến cả chủ tịch nước cũng mời ông đến; là cao thủ điểm huyệt; tinh thông thuật châm cứu của Trung y tới mức có thể hồi sinh người đã chết não.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Trong một vài tập trước đây, chúng tôi đã giới thiệu một số đại sư công năng đặc dị. Có bạn nói, tốt hơn là giới thiệu tiên sinh Lý Hữu Phủ. Ông là một kỳ tài xuyên biên giới, một quán quân võ thuật, một chuyên gia y học, và một đại sư công năng đặc dị. Ông thông thạo cả văn hóa Trung quốc và văn hóa phương Tây, có học vị thạc sĩ về phương diện võ thuật, còn giành được học vị bác sĩ Trung y ở cả Trung Quốc và Mỹ.

Giải mã chẩn đoán bệnh từ xa

Không dài dòng nữa, trước tiên hãy giới thiệu về công năng đặc dị của ông ấy. Lý Hữu Phủ nổi tiếng với công năng “diêu chẩn” – chẩn bệnh từ xa. Đó là, không cần tiếp xúc với bệnh nhân, mắt nhìn từ xa liền có thể biết người này mắc bệnh gì, gốc bệnh ở đâu. Ông đã hợp tác với một số bệnh viện và trường đại học ở Bắc Kinh trong nghiên cứu chẩn bệnh từ xa, đã khám cho hơn 4.000 bệnh nhân, với tỷ lệ chẩn đoán chính xác gần như 100%.

Điều này là quá thần kỳ. Một lão bác sĩ Trung y nhất quyết không tin, đã đến thách thức ông. Kết quả là, Lý Hữu Phủ khẽ liếc nhìn ông ấy và hỏi: “Bác bị bệnh tim mạch vành, loét tá tràng và viêm khớp ở chân phải phải không?” Vị lão bác sĩ Trung y sửng sốt một lúc, cuối cùng đập bàn nói: “Từ hôm nay trở đi, tôi bắt đầu tin tưởng khí công!”

Dần dần, danh tiếng của Lý Hữu Phủ lan rộng, không ít quan chức cấp cao ở Bắc Kinh, bao gồm cả chủ tịch quốc gia, các bộ trưởng và tướng lĩnh hạng nhất, đã mời ông đến chẩn bệnh. Một số chứng bệnh phức tạp khó phát hiện, phải tốn hàng trăm nghìn tệ mới kiểm trắc ra, ông chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể biết được.

Sau đó, công năng của Lý Hữu Phú thậm chí còn phát triển đến mức ông có thể chẩn bệnh bằng cách nghe tên mà không cần nhìn thấy người. Lưu Á Châu, cựu trung tướng Không quân Trung Quốc, từng yêu cầu ông diêu trắc sức khỏe cho vợ mình là Lý Tiểu Lâm. Lý Hữu Phủ nói chính xác rằng bà ấy bị mất ngủ và bị thương ở chân phải. Tướng quân Lưu nói, chứng mất ngủ là có thật, nhưng vết thương ở chân dường như không tồn tại. Lý Hữu Phủ kiên trì nói, nếu mất ngủ là chính xác, thì vết thương ở chân phải cũng vậy, tại sao không hỏi bà ấy? Tướng Lưu gọi điện thoại cho vợ. Kết quả, người phụ nữ nhận điện thoại nói, năm trước bà bị tai nạn xe hơi, bị thương ở chân phải, nhưng bà không nói cho chồng biết, có lẽ là e chồng lo lắng. Từ đó, tướng quân Lưu Á Châu rất ngưỡng mộ Lý Hữu Phủ.

Kết quả là, từ cao tầng thượng lưu đến dân thường, không ít người bắt đầu tin rằng khí công là một môn khoa học chân chính. Sau đó giáo sư Tiền Học Sâm liền đề xuất một khái niệm mới gọi là khoa học nhân thể. Vậy thì, từ góc độ khoa học nhân thể, làm thế nào để giải thích công năng chẩn bệnh từ xa của Lý Hữu Phủ?

Ông nói, nó kỳ thực rất đơn giản, bí mật nằm trong lòng bàn tay của bạn. Vì mỗi bộ phận trong lòng bàn tay đối ứng với các cơ quan trong cơ thể người. Mỗi bộ phận đều có loại 9 cảm giác khác nhau như nóng, lạnh, sưng, đau, tê v.v. Chỉ cần lòng bàn tay của bạn có thể đối ứng với thân thể của bệnh nhân, dựa trên những thông tin này có thể biết bệnh chứng của bệnh nhân nằm ở đâu. Nhưng làm thế nào mới có thể kiến lập một mối quan hệ đối ứng như vậy? Ông nói rằng không có bí quyết gì, chỉ cần tĩnh tâm xuống là được: “Bộ não con người giống như một hồ nước trong vắt. Khi bạn bình tĩnh lại, bạn có thể nhìn thấy cảnh vật được phản chiếu đến”.

Thiên mục có thể nhìn thấy tiền kiếp

Khi tâm có thể thực sự tĩnh đến một trình độ nhất định, Lý Hữu Phủ phát hiện nhiều công năng của nhân thể cũng có thể được mở khóa. Ví dụ như thiên mục. Thiên mục của Lý Hữu Phủ không chỉ có thể nhìn thấy cảnh tượng ở các không gian khác, mà còn có thể nhìn thấy tiền kiếp của một người.

Năm 1987, Lý Hữu Phủ bắt đầu hợp tác với một số bệnh viện và viện nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc ở Bắc Kinh, tìm một số trẻ em có công năng đặc dị để cùng tiến hành nghiên cứu luân hồi. Thực nghiệm của họ được thực hiện bằng một loại phương pháp vô cùng nghiêm cẩn, chính là trắc nghiệm song manh, để những người khác nhau nhìn vào tiền kiếp của cùng một cá nhân. Những người tham gia trắc nghiệm không được gặp nhau, thậm chí từ những thành phố khác nhau, nhưng tình huống mà họ nhìn thấy thì nhất trí một cách đáng kinh ngạc. Nó thuyết minh điều gì? Chính là điều mà họ nhìn thấy rất có khả năng là chân tướng. Nếu kết quả của mỗi cá nhân đều là bịa chuyện, thì xác suất mà mọi người cùng bịa ra cùng một câu chuyện là bao nhiêu?

Lấy một ví dụ. Có một vị biên tập viên nổi tiếng, Lý Hữu Phủ dùng thiên mục của mình, nhìn thấy kiếp trước ông ấy là một con động vật, trông giống như một con sư tử, nhưng ít lông. Một đứa trẻ khác nhìn thấy, nói rằng vị tổng biên tập này từng là vật cưỡi của một vị thần tiên ở kiếp trước, một con kỳ lân. Hai đáp án này chẳng phải tương hợp sao?

Còn có một cô bé bị tàn tật khá nổi tiếng thời đó, năm 2 tuổi cô bé bị tàu hỏa cán qua tay. Lý Hữu Phủ hỏi những đứa trẻ khác nhau xem tại sao cô bé bị mất tay? Một đứa trẻ đến từ Bắc Kinh nói rằng kiếp trước cô bé là một con động vật hung ác, dùng đôi tay của mình làm rất nhiều điều xấu, nên kiếp này nó phải trả nghiệp; Một đứa trẻ khác nhìn cụ thể hơn, nói rằng kiếp trước cô bé là một con rết, sau đó tự mình tu luyện, có được một ít năng lượng, xúc tu đều biến thành màu trắng, nhưng nó đã dùng những xúc tu này hại chết rất nhiều người. Đời này, cô bé sinh ra hẳn là tay rất trắng. Cô bé sau đó đã xác nhận chính là như vậy. Dù kiếp trước làm điều xấu, kiếp này bị chặt hai tay và phải chịu quả báo nặng nề, nhưng cô bé đến từ Quảng Châu cho biết, kiếp này cô bé sẽ sống lương thiện hơn, đời này có thể tu luyện đắc chính quả, đây có thể coi là cô bé dự ngôn một tương lai tươi sáng cho mình.

Liên quan đến chuyện về nghiệp lực luân báo, Lý Hữu Phủ cho biết, ông cũng gặp một bệnh nhân bị đau từ thắt lưng xuống mu bàn chân, mỗi ngày đều đau đớn đến muốn chết, nhưng không tìm ra là bệnh gì, đành mãi chịu đựng như vậy. Nguyên lai là do kiếp trước ông ta làm quan, thường giở trò đánh người, do đó kiếp này hai chân ông ta cũng phải chịu sự tra tấn như vậy. Chiểu theo pháp của Phật gia giảng, chính là ‘tiền thế chi nhân, hậu thế chi quả’ – nhân kiếp trước, quả kiếp sau vậy.

Chậm mà là nhanh – cảnh giới cao nhất của Thái cực quyền

Mặc dù vậy, khi nhìn thấy người khác phải chịu thống khổ, tiên sinh Lý, người trạch tâm nhân hậu vẫn sẵn lòng giúp đỡ họ. Tuy nhiên, ông không sử dụng siêu năng lực của mình để chữa bệnh, mà dùng phương pháp chữa bệnh phổ biến trên thế giới, đó là châm cứu.

Lý Hữu Phủ có thể trở thành một bậc thầy châm cứu, nói ra còn phải cảm tạ đại sư võ học của ông, tiên sinh Trần Tế Sinh, người đã truyền thụ cho ông công phu giải huyệt.

Võ công của lão tiên sinh Trần rất cao, nghe nói khi ông ấy còn trẻ đã tham gia võ đài toàn quốc, những cao thủ võ lâm đối đầu với ông ấy hoàn toàn không thể đụng tới thân thể ông. Cứ nhìn bọn họ đánh đông đấm tây, càng đánh càng loạn, cuối cùng mệt mỏi ngã quỵ xuống, ông Trần không chiến mà thắng. Rất nhiều năm sau, đồ đệ của ông, Lý Hữu Phủ, nói rằng võ thuật được phân thành tầng thứ, trọng điểm của tầng thứ võ thuật thấp nhất là công kích, cao hơn một tầng chính là phòng thủ, cao hơn một tầng nữa chính là không công không phòng, tùy tâm sở dục, xuất thần nhập hóa. Mà tiên sinh Lý Hữu Phủ chính là một cao thủ xuất thần nhập hóa như vậy.

Tuy nhiên, tiên sinh Trần không màng danh lợi, ông luôn sống ẩn dật, tuyển chọn đồ đệ rất khắt khe, nên người ngoài thường không biết có một ‘nhân vật số một’ như ông. Lý Hữu Phủ ban đầu cũng không biết ông ấy. Người thầy đầu tiên của Lý Hữu Phủ là huynh đệ kết nghĩa của Trần Tế Sinh, tiên sinh Trần Thịnh Phủ. Trần Thịnh Phủ cũng không đơn giản, ông tinh thông cả 18 môn võ, cũng là giáo sư võ thuật đệ nhất Trung Quốc.

Giáo sư Trần cũng yêu cầu rất khắt khe trong tuyển chọn đồ đệ. Khi Lý Hữu Phủ 18 tuổi đến bái sư, ông không bao giờ nghĩ rằng giáo sư chỉ dạy ông duy nhất một quyền pháp trong thời gian 10 năm. Nhưng Lý Hữu Phủ không bận tâm, trong 10 năm, bất kể trời nóng hay lạnh, mỗi ngày ông đều đến nhà sư phụ từ sáng sớm để luyện võ, vô cùng tôn kính thầy giáo của mình.

Không ngờ, thời gian 10 năm đó lại là khảo hạch phẩm đức của thầy giáo đối với ông. Sau khi vượt qua khảo hạch, thầy Trần đã dốc túi truyền thụ cho ông, không chỉ dạy ông các loại pháp quyền, khí giới võ thuật, mà còn dạy ông công pháp tu tập Đạo gia, thậm chí còn mang cả công phu độc môn Sơn Tây Tiên Can (võ gậy) ra dạy cho ông. Năm 1982, Lý Hữu Phủ, 33 tuổi, đã trở thành quán quân võ thuật toàn quốc với bộ công phu độc môn này.

Con đường võ học của Lý Hữu Phủ không dừng lại ở đây. Thầy Trần sau đó đã giới thiệu ông với tiên sinh Trần Tế Sinh. Từ thầy Trần Tế Sinh, Lý Hữu Phủ thậm chí còn lĩnh thụ công phu nội gia cao thâm hơn.

Những gì Trần Tế Sinh dạy ông là “108 thức tĩnh công Thái Cực”. Thái Cực Quyền bình thường có thể luyện nhiều nhất mấy chục phút, nhưng 108 thức này yêu cầu luyện 3 giờ, phi thường chậm rãi. Và khi tập luyện phải đội quả bóng lên đỉnh đầu, dù di chuyển thế nào cũng không được để quả bóng rơi xuống đất.

Người ta nói, ‘thiên hạ võ công, duy khoái bất phá’, ý tứ là võ công giỏi thì phải nhanh hơn đối thủ, tuyệt đỉnh cao thủ sao lại có thể dạy rằng càng chậm càng tốt? Thầy Trần Tế Sinh nói rằng cách luyện chậm này kỳ thực là luyện nhanh, khi thực sự chậm sẽ đạt đến trạng thái nhập tĩnh, trong mắt người khác thì bạn cực nhanh. Đây cũng là nguyên nhân tại sao đối thủ không thể chạm vào thầy trên đấu trường. Bởi vì thầy luôn có thể phủi nhanh hơn đối thủ của mình, nắm đấm của người khác không thể rơi vào thân thầy. Khi đó, Lý Hữu Phủ không hiểu rõ lắm. Rất nhiều năm sau, ông mới minh bạch, khi tĩnh tâm xuống, ông kỳ thực đã bước vào một không gian khác, hai khái niệm thời không khác nhau, tốc độ nhanh chậm tự nhiên cũng khác nhau.

Giải mã điểm huyệt

Và công phu đáng kinh ngạc nhất mà ông học được từ thầy Trần chính là công phu giải huyệt đạo. Kỳ thực, ngay từ khi bắt đầu, thầy Trần đã muốn dạy ông điểm huyệt, loại công phu vươn tay là có thể điểm chết người khác. Trong mắt những người học võ, đây là cơ hội tốt ngàn vàng khó mua được. Thật bất ngờ, cậu học sinh thiên tính lương thiện này đến chết cũng không muốn học, nói rằng chỉ muốn học bản lĩnh cứu sống người, chứ không phải giết họ. Thầy giáo đành bất lực, chỉ dạy cho ông thủ pháp giải huyệt.

Tuy nhiên, bất kể là giải huyệt hay điểm huyệt, việc học công phu đều giống nhau. Bởi vì mọi người đều rất hiếu kỳ, nên trong một cuộc phỏng vấn, Lý Hữu Phủ đã tiết lộ phương pháp luyện tập. Trước tiên hãy tập chống đẩy, bắt đầu tập với 10 ngón tay trên mặt đất, và giảm dần đến mức bạn chỉ cần chống đỡ thân thể bằng hai ngón tay. Người có thể chống đẩy đến trình độ này là Lý Tiểu Long năm đó. Lý Tiểu Long có thể hạ gục một người đàn ông to lớn chỉ bằng một chưởng, điều này cho thấy lực độ kinh người trong tay của anh ấy.

Nhưng đến lúc đó công phu vẫn chưa thành. Sư phụ sẽ dạy bạn hành khí dẫn đạo, cuối cùng luyện xuất ra nội công. Lý Hữu Phủ nói: “Khi đó điểm nhẹ một cái, người bị điểm huyệt có thể không cảm giác gì lớn, nhưng về sau dần dần xuất hiện vấn đề. Có lúc cơ bắp bị cứng lại, có lúc giống như bệnh nặng, một số chết trong vòng một tháng”.

Nhưng công phu cực kỳ nguy hiểm này không được dùng bừa bãi. Lý Hữu Phủ từng biết một cao thủ điểm huyệt, người luôn cố gắng hạ thủ người khác vì những nguyên nhân không chính đáng, sau đó ông ta cũng qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo. Ông cảm thấy rằng đây là quả báo, “bởi vì công năng đó không thể được sử dụng theo cách này”.

Sư phụ của thần y là ai?

Sau này, công phu giải huyệt của ông đã làm được điều ông mong muốn, có thể cứu người. Năm đó ở Hoài Nhu, Bắc Kinh, một người đàn ông đi săn trên núi, sau khi vô tình ngã xuống núi, không thể cử động được và ngất đi. Lý Hữu Phủ ở gần đó, nhìn thoáng qua đã biết huyệt đạo đã đóng, dùng tay điểm nhẹ vài cái, người kia liền đứng dậy. Mọi người nhìn thấy đều cảm thấy thật thần kỳ. Sau đó, ngay khi được tuyên truyền trên báo, danh tiếng về phương pháp điều trị bằng điểm huyệt của Lý Hữu Phủ đã được khẳng định. Ông học Trung y, và trở thành một bác sĩ châm cứu.

Nhờ có nền tảng vững chắc, cộng với nghiên cứu thâm nhập của bản thân, không ít căn bệnh nan y đã được chữa khỏi trong tay ông, có rất nhiều ca bệnh thần kỳ. Có một cậu bé mắc chứng động kinh nghiêm trọng, mỗi ngày phát tác cơn động kinh hơn 5 lần. Sau khi Lý Hữu Phủ điều trị cho cậu bé trong vài tháng, về cơ bản cậu bé đã không còn lên cơn nữa. Khi một bé gái người Nga mắc bệnh máu đến gặp ông, tế bào máu của em bị hoại tử, chỉ còn 2 trên 20 chỉ số máu là bình thường. Đứa trẻ sợ kim châm cứu, vì vậy ông đã xoa bóp tai cho đứa trẻ. Thật bất ngờ, sau 2 tháng, đứa trẻ đã trở lại bình thường mà không cần uống một viên thuốc nào.

Danh tiếng của Lý Hữu Phủ như một thần y dần lan rộng, thậm chí đến tận nước Mỹ ở phía bên kia đại dương. Năm 1993, theo lời mời nồng nhiệt của bạn bè, ông đã sang Mỹ mở phòng mạch. Thật bất ngờ, ở tuổi trung niên, Lý Hữu Phủ, người đã là một đại sư trong mắt người khác, lại bái một vị Sư phụ khác làm thầy của mình.

Ông nói rằng, sinh mệnh của ông trong những tiền kiếp đã luôn tìm kiếm một “đại Đạo” chân chính, và vị Sư phụ này đã nói cho ông biết. Kể từ đó, ông gia nhập pháp môn tu luyện chân chính này, và nhiều vấn đề mà ông từng gặp phải, từng nghiên cứu, tư khảo qua nhưng không thể nào hiểu được, thì giờ đây đều được dễ dàng giải khai, và bệnh đau đầu lâu năm mà bản thân ông đã dùng hết các biện pháp mà không thể trị khỏi, thì hiện tại đã được chữa lành. 

Lý Hữu Phủ thậm chí còn vui mừng hơn khi phát hiện, bản thân cũng đã tạo ra một bước đột phá lớn hơn trong võ học. Ông thường ngồi thiền đả tọa, cảm giác mình nhẹ tênh như đang bồng bềnh trên mây, cảm thấy thật tốt.

Không chỉ vậy, y thuật của ông cũng tinh thâm hơn, thậm chí đến mức có thể hồi sinh người chết.

Năm 2004, một vị mục sư là bạn của ông, bị đột quỵ và được đưa đến bệnh viện trong đêm, sáng sớm hôm sau bác sĩ tuyên bố ông ấy đã chết não, kiến nghị người nhà rút ống nội khí quản và chuẩn bị hỏa táng. Vợ của vị mục sư không đành, nên đã đến gặp Lý Hữu Phủ để thử châm cứu. Thật bất ngờ, sau 2 tuần châm cứu, vị mục sư đã qua khỏi cơn nguy kịch. Các bác sĩ cũng rất vui mừng và động viên Lý Hữu Phủ tiếp tục trị liệu. Vài ngày sau, vị mục sư được chuyển từ khu nghiêm trọng sang khu bệnh phổ thông, và sau đó về cơ bản ông đã phục hồi trở lại bình thường.

Có rất nhiều ví dụ khác như vậy. Lý Hữu Phủ, người đã nghỉ hưu ở nhà, không còn thường xuyên khám bệnh, nhưng ông vẫn nhớ môn võ truyền thống mà ông đã gắn bó cả đời. Một cuộc thi võ thuật quốc tế vào mùa thu năm ngoái đã mời ông làm chủ tịch ban giám khảo. Tiên sinh Lý rất vui khi được đi. Dù đã hơn bảy mươi tuổi, nhưng ông vẫn tinh thần quắc thước, lúc lúc lại chỉ bảo cho hậu bối, mỗi động tác của ông đều chuẩn mực như sách giáo khoa. Với tư thế vững vàng, ánh mắt lanh lợi, dường như trong ông vẫn thấp thoáng bóng dáng của một chàng trai 18 tuổi năm xưa.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version