Đại Kỷ Nguyên

Luân hồi theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại

Luân hồi theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại

ảnh minh họa.

Không chỉ ở phương Đông, nhiều nền văn minh phương Tây, ví như Hy Lạp cổ đại, cũng từng bàn luận đến khái niệm luân hồi.

Luân hồi là một khái niệm khá quen thuộc đối với người phương Đông, bởi rất nhiều trong số họ theo tín ngưỡng đạo Phật, nhưng đây lại là một khái niệm xa lạ đối với thế giới phương Tây. Lấy ví dụ, rất nhiều những người Kito hữu tin rằng sau khi mất, người ta sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, tùy vào những việc thiện/ác đã làm trong đời này. Tuy vậy, khi nhìn vào lịch sử Hy Lạp, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng nó không hẳn là như vậy. Trên thực tế, nhiều triết gia Hy Lạp cổ đại thường suy tưởng về sự luân hồi và đã có một số quan điểm khá thú vị về vấn đề này.

Luân hồi trong quan điểm của Hy Lạp cổ đại

Niềm tin luân hồi đã trở nên phổ biến ở Hy Lạp thông qua tôn giáo Orphic vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Tôn giáo này đã được tổ chức thành một số “trường phái bí ẩn” trên khắp Hy Lạp và có một lượng lớn người tín đồ theo sau. Giáo lý của họ bắt nguồn từ người sáng lập, nhà âm nhạc, nhà thơ huyền thoại Orpheus.

“[Ông] được cho là đã dạy rằng linh hồn và thể xác được hợp nhất bởi một hiệp ước ràng buộc không đồng đều đối với cả hai bên; trong đó linh hồn là thần thánh, bất tử và khao khát sự tự do, trong khi cơ thể (hay thể xác) trói buộc nó như một dạng cầm tù. Cái chết sẽ hủy bỏ bản hiệp ước này, nhưng chỉ để giam cầm lại linh hồn được giải phóng sau một khoảng thời gian ngắn, bởi bánh xe sinh tử xoay tròn một cách không ngừng nghỉ. Do đó, linh hồn tiếp tục cuộc hành trình của mình, luân phiên giữa trạng thái tồn tại tự do không kiềm tỏa biệt lập và trạng thái luân hồi tươi mới, và là người bạn đồng hành của rất nhiều cơ thể người và động vật, theo trang Honest Information .

Nhà thơ, nhà âm nhạc, nhà tiên tri huyền thoại Orpheus. (Ảnh: wikipedia.org)
Niềm tin luân hồi đã trở nên phổ biến ở Hy Lạp thông qua tôn giáo Orphic vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên . (Ảnh: pixabay / Muff 1.0 )

Cuộc thảo luận sớm nhất về chủ đề này được gán cho một nhà tư tưởng tên là Pherecydes xứ Syros, sống vào khoảng năm 540 trước Công nguyên. Tuy nhiên, chính một nhân vật khác cùng thời với ông, nhà toán học Pythagoras (Py-ta-go), mới là người ủng hộ thuyết luân hồi nổi tiếng nhất trong số những người Hy Lạp cổ đại. Sau này, triết gia Plato đã đưa ý tưởng này ra phía trước và đưa nó vào cuốn sách nổi tiếng của ông – cuốn “Cộng hòa (republic)”. Plato cho rằng số lượng linh hồn là hữu hạn. Do đó, ông đề xuất rằng sự chào đời không phải là cột mốc sáng tạo nên linh hồn, mà chỉ là sự chuyển dịch từ một cơ thể này sang cơ thể khác.

Người Hy Lạp đã có một vài thuật ngữ đề cập đến hiện tượng luân hồi. Nữ hoàng Metempsychosis đã đề cập đến khái niệm sự chuyển dịch của linh hồn sau khi chết. Từ “empsykhoun” được gán cho Pythagoras và mang một ý nghĩa tương tự. “Palingenesis” có hàm nghĩa là sự hồi phục sự sống sau khi chết, trở lại trạng thái nguyên sơ ban đầu. Thuật ngữ này được cho là bắt nguồn từ những người theo chủ nghĩa khắc kỷ (tiếng Anh: Stoicism) của Hy Lạp. “Gennao Anothen” bao gồm hai từ, trong đó “Gennao” có nghĩa là tái sinh luân hồi và “Anothen” có nghĩa là từ Thiên Đường hay Thần Thánh. Do đó, Gennao Anothen có nghĩa là sự luân hồi của linh hồn từ các thiên đường. Sau khi nền văn minh Hy Lạp suy tàn, các nhà tư tưởng La Mã đã tiếp nối các ý tưởng về luân hồi.

Quan điểm của Kitô giáo

Mặc dù Kitô giáo, trong phần lớn lịch sử, đã tuyên bố rằng không có sự luân hồi và rằng chỉ có một kiếp sống, và kiếp sống này phải dành cho việc thờ phượng Chúa Kitô, từng có những giáo phái trong Đạo Kito tin vào sự chuyển dịch của linh hồn. Trên thực tế, một trong những nhân vật quan trọng sớm nhất trong Chính thống giáo (một nhánh của Kito giáo), Origen (185 – 254), tin rằng linh hồn đã tồn tại trước khi sinh ra và tuyên bố rằng Chúa Giêsu cũng dạy điều tương tự như vậy.

Một số Kitô hữu xem sự phục sinh của Chúa Kitô như một dạng thức của sự luân hồi. (Ảnh: wikidia / Muff 1.0 )

“Các tác phẩm của Clement xứ Alexandria – một môn đệ của thánh tông đồ Peter – cho rằng thầy của ông đã nhận được một vài lời dạy bí mật từ Chúa Giêsu. Một trong số đó có liên quan đến khái niệm sự tái sinh vật lý và sự tái sinh tinh thần”, theo trang Ancient Origins .

Ngày nay, luân hồi là một khái niệm rất phổ biến ở phương Tây. Trên thực tế, nhiều cuộc điều tra khác nhau đã chỉ ra rằng gần 1/4 Kitô hữu người Mỹ tin vào một vài dạng thức của sự luân hồi. Nhiều người tin rằng sự phục sinh của Chúa Kitô là một dạng thức luân hồi của thân thể nhằm củng cố tính chất thần thánh của ông. Có vẻ như triết lý về sự chuyển dịch linh hồn được đề xuất bởi người Hy Lạp cổ đại, tuy rằng bị lãng quên trong khoảng 2 thiên niên kỷ, vẫn rất có sức sống trong thế giới phương Tây ngày nay.

Theo  Vision Times 
Quang Khánh biên dịch

Exit mobile version