Đại Kỷ Nguyên

Sinh vật khổng lồ nhất hành tinh, lớn gấp 1.600 sân bóng đá, nặng gấp 3 lần cá voi xanh

Nhắc đến loài vật lớn nhất thế giới, có lẽ rất nhiều người sẽ nghĩ ngay tới cá voi. Nhưng thật bất ngờ, danh hiệu này lại thuộc về một loại sinh vật ít ai ngờ đến.

Thông thường, những con cá voi với chiều dài khoảng 30,5 m và trọng lượng có thể lên tới 180 tấn hẳn là một “quái vật” khổng lồ trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng một loại nấm thường được biết đến với cái tên ngọt ngào “nấm mật ong” lại được xếp hạng là loài sinh vật lớn nhất thế giới. Loại nấm ký sinh này bao gồm nhiều chủng nấm thuộc giống Armillaria và thường được gọi là “cơn ác mộng của nhà nông” vì khả năng sinh sôi mạnh mẽ và thường tấn công các loại cây cối khác. Mặc dù là một loại nấm ký sinh, nhưng nấm mật ong lại có thể ăn và có vị rất ngọt. Một đầu bếp Ý từng nhận định loại nấm này ăn rất hợp với mỳ Ý và sốt ớt tươi.

Phần nấm chúng ta nhìn thấy trên mặt đất, thực tế chỉ là phần quả của một thực thể lớn hơn nhiều, loài nấm này mọc ngầm dưới đất và được phát hiện ở vùng núi Blue thuộc bang Oregon, có diện tích là 956 héc ta hay 9,65 km2, tương đương kích cỡ của 1.665 sân bóng.

Phần mọc ngầm dưới đất chủ yếu là rễ, có chức năng chuyên tìm kiếm thức ăn và khuẩn ty thể – một cụm thực vật được tạo thành bởi một mạng lưới các sợi hình ống, gọi là sợi nấm.

Khả năng sinh trưởng đạt tới kích thước khổng lồ của nấm mật ong được ghi nhận vào năm 1992 khi các nhà khoa học phát hiện ra một cá thể nấm 1500 năm tuổi với kích thước 0,14 km vuông tại bang Michigan. Sau đó tại Tây Nam Washington, người ta lại phát hiện ra một cá thể nấm với kích thước lên tới hơn 6 km vuông, chứng minh loại nấm này có sức tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên cả hai cá thể nấm khổng lồ này chưa là gì nếu so với kích thước của cá thể nấm tìm thấy ở bang Oregon.

Việc phát hiện các cá thể nấm này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận giữa các nhà sinh vật học về khái niệm cá thể sống. Theo định nghĩa, một cá thể sống là một nhóm các tế bào có gen giống nhau, có khả năng giao tiếp, và có cùng chung một mục đích. Vì nấm mật ong hội tụ đủ các đặc điểm trên, nên chúng được coi là một cá thể sống, và là cá thể sống lớn nhất hành tinh.

Video xem thêm: Tổ kiến khổng lồ nuốt chửng 11 tấn bê tông tại Brazil

Mai Hạ

Xem thêm:

Exit mobile version