Đại Kỷ Nguyên

Loài cây phổ biến ở Việt Nam hứa hẹn cứu nguy cho Trái Đất trước biến đổi khí hậu

Trong khi các nhà khoa học cũng như chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn đang loay hoay với bài toán là làm cách nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi hậu toàn cầu thì một loài cây lâu đời tại Nhật Bản có thể là chìa khóa có thể xử lý các vướng mắc. 

Loài cây được nhắc tới ở đây chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa và rất lâu đời của Nhật Bản. Chúng được gọi với cái tên “siêu cây” cũng bởi khả năng làm sạch môi trường đáng kinh ngạc của loài cây thân gỗ này, bỏ xa những công nghệ cũng như thành tựu trong lĩnh vực môi trường mà con người đang có ở thời điểm hiện tại. 

Cây Kiri, loài thực vật bản địa của Nhật Bản. (Ảnh: Tinmoi.News)

Theo ước tính của các chuyên gia, cây Kiri có khả năng hấp thụ lượng CO2 cao gấp 10 lần so với những loài cây khác và đồng thời nó cũng nhả ra môi trường một lượng oxy cao vượt trội. Đây quả là ưu điểm lớn mà chúng ta đang cần hiện nay mà những biện pháp như cắt giảm khí thải công nghiệp, giao thông hay trồng mới hoặc phục hồi diện tích rừng tự nhiên chưa thể phát huy tác dụng to lớn như mong muốn. 

Ngoài ra, bên cạnh khả năng lọc khí siêu việt, cây Kiri còn có một ưu điểm khác không kém là khả năng sinh tồn cũng như phát triển rất mạnh mẽ và mãnh liệt. Giới khoa học đánh giá Kiri là một trong những loài thực vật lớn nhanh nhất trên thế giới. Thậm chí, chúng có thể sống được trong khu vực có đất cùng nguồn nước đã bị ô nhiễm từ trước và trong quá trình phát triển, chúng sẽ cải tạo cũng như loại bỏ các độc tố giúp môi trường khu vực đó trở về trạng thái ban đầu, sạch và trong lành hơn. 

Chính nhờ những khả năng tuyệt vời trên mà cây Kiri được hy vọng là “cây trồng chiến lược” trong thế kỷ 21 nhằm giúp con người đối phó và xử lý những thảm họa môi trường do chính mình tạo ra. 

Cây Kiri là một trong những loài cây lớn nhanh nhất thế giới với sức sống rất mãnh liệt, có thể sống được trong khu vực bị ô nhiễm. (Ảnh: Baumschule NewGarden)

Ở Việt Nam, cây Kiri còn được biết đến với tên gọi khác là cây hông. Tên gọi này xuất phát từ việc đồng bào các tỉnh phía Bắc dùng gỗ cây này làm chõ hông xôi. cây Kiri phân bổ trong rừng tự nhiên tại một số tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung Quốc.

Gỗ cây Kiri được sử dụng để làm tủ, hộp và guốc, sản xuất than củi, vỏ được làm thành thuốc nhuộm; trong khi lá được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quá phụ thuộc vào cây Kiri sẽ giúp giải quyết các vấn đề môi trường đang nhức, nó có giải quyết được trên diện rộng nhưng không thể làm tận gốc rễ được. Điều cốt yếu nhất vẫn là ý thức và thái độ của con người đối với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. 

Video:

Sơn Tùng

Exit mobile version