Đại Kỷ Nguyên

Lỗ hổng lớn xuất hiện tại Nam Cực không rõ lý do

Ảnh chụp miệng hố từ vệ tinh hôm 26/9/2017 (Nguồn: NASA)

Một lỗ hổng lớn vừa mở ra ở Nam Cực nhưng không một nhà khoa học nào chắc chắn nguyên nhân thực sự đằng sau hiện tượng bí ẩn này.

Miệng hố lớn này được gọi là gọi là polynya với có diện tích tương đương diện tích bang Maine của Hoa Kỳ, và lớn hơn cả diện tích của Hà Lan. Hồi tháng 9, diện tích này vào khoảng 60.000 kilômét vuông nhưng đã tăng lên ít nhất 80.000 kilômét vuông vào đầu tuần này, Iflscience đưa tin hôm 12/10.

Nhóm Quan sát Mô hình Khí hậu (SOCCOM) tại Đại học Princeton ở Washington cho biết đây là miệng hố lớn nhất từng được nhìn thấy ở biển Weddell với kích cỡ lớn gấp năm lần miệng hố lớn từng được phát hiện hồi năm 1970.

Khu vực này về cơ bản là không có băng và có thể là kết quả của sự biến đổi khí hậu tự nhiên. Tuy nhiên, sự hình thành của nó vẫn còn là một bí ẩn. Việc thực hiện thám hiểm trực tiếp khu vực này là không đơn giản, nhưng các nhà khoa học hy vọng những robot tàu ngầm nhỏ có thể cho chúng ta biết được nhiều hơn.

Hiện một chiếc đã được thả vào bên trong polynya. Các phép đo hiện đang được nghiên cứu với hy vọng sẽ khám phá ra bí mật của nó. Không giống như 40 năm trước, những thành tựu công nghệ mới cho phép chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin hơn.

Kent Moore, nhà vật lý khí quyển tại Đại học Toronto, nói với Motherboard: “Nó xuất hiện cách rìa mảng băng hàng trăm kilômét. Nếu chúng ta không có vệ tinh, chúng ta sẽ không biết được sự tồn tại. Nó trông giống như một ai đó đã đấm một lỗ vào băng.”

Céline Heuzé, Đại học Gothenburg, Thụy Điển nói với Earther: “Chúng tôi thực sự không biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi chưa có đủ các quan sát tại khu vực này.”

Polynya dự kiến ​​sẽ tiếp tục giải phóng nhiệt và chìm xuống cho đến khi không khí mùa xuân ấm áp sẽ làm cho nó dừng lại. Cho đến lúc đó, nó sẽ tiếp tục được nghiên cứu một cách nghiêm túc để có thể hiểu thêm về hiện tượng bí ẩn này.

Hoài Anh

Exit mobile version