Đại Kỷ Nguyên

Liệu siêu cá mập Megalodon còn tồn tại đâu đó trong lòng đại dương?

Megalodon là loài cá mập khổng lồ sống cách đây khoảng 15.9 tới 2.6 triệu năm vào thời kỳ Đại Tân Sinh. Loài sinh vật bí ẩn thường ẩn náu ở những góc tối nhất của Trái Đất và chúng vẫn luôn nhận được rất nhiều sự chú ý từ trước tới nay.

Mới đây bộ phim có tên The Meg (Cá mập siêu bạo chúa) đã nói về việc sinh vật thời tiền sử này thực tế vẫn đang tồn tại trong lòng đại dương trong suốt hàng triệu năm. Trong phim, các nhà thám hiểm đã vô tình đánh thức con quái vật đáng sợ này.

Otodus Megalodon là một cá mập khổng lồ trong vùng biển của Trái Đất từ ​​khoảng 16 đến 1,6 triệu năm trước, từ Thế Trung Tân (Early Miocene) đến cuối Thế Thượng Tân (Pliocen) – khi mà nó biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch. Chúng thật sự là kẻ săn mồi đáng sợ nhất trong lòng đại dương thời tiền sử với chiều dài 18m (gấp 3 lần cá mập trắng), nặng 70 tấn cùng tốc độ bơi vô cùng nhanh. 

Kích thước của 1 con Megalodon với 1 con cá mập trắng. (Ảnh: YouTube Gaming)

Hàm răng của Megalodon có tới 276 chiếc, mỗi chiếc dài tới 18cm và lực cắn của chúng được xếp vào hạng khủng khiến nó trở thành vua của biển cả lúc bấy giờ. Hàm của Megalodon có thể nuốt trọn 6 người trưởng thành cùng lúc. Những mẫu hóa thạch còn sót lại của Megalodon được tìm thấy trên khắp các đại dương có nghĩa là môi trường nước ở vùng nào chúng cũng có khả năng thích nghi và phát triển tốt. 

Bộ hàm khủng khiếp của cá mập Megalodon. (Ảnh: zoozom.ru)
Một chiếc răng của loài Megalodon. (Ảnh: NewsPunch.com)

Tuy nhiên có lẽ do thiếu đi nguồn cung cấp thực phẩm và con mồi, nó đã tuyệt chủng. Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn tự hỏi liệu nó có còn tồn tại ở những điểm sâu nhất ở đáy đại dương của Trái Đất hay không?

Những bằng chứng chúng ta có được đã không ủng hộ lý thuyết đó. Chúng ta đã không thể tìm thấy hóa thạch của sinh vật này trong khoảng 2 triệu năm. Cá mập liên tục rụng răng, vì vậy nếu nó vẫn còn tồn tại, chúng ta gần như chắc chắn sẽ tìm thấy một số răng của chúng trên bờ hoặc xót lại trong con mồi của chúng.

Coelacanth là một loài cá được cho là đã tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước. Nhưng chúng lại được tìm thấy vào năm 1938 và sau đó là năm 1952. Tuy nhiên, những con cá nhỏ này sống ở độ sâu lớn và dễ dàng né tránh tầm nhìn hơn Megalodon, vậy nên đây là lý do mà người ta đặt ra giả thuyết loài Megalodon có thể vẫn sống đâu đó dưới đáy đại dương.

Một số nghiên cứu cũng cho rằng loài Megalodon thích ứng với vùng nước ấm, nông và thường lên bờ biển. Có vẻ như chúng sẽ không thể đột nhiên chuyển sang làm cư dân biển sâu vì những lý do không rõ ràng.

Cá mập Megalodon có còn tồn tại hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa thể giải đáp. (Ảnh: Genk)

Một nghiên cứu năm 2014 từ Đại học Zurich đã tính toán xác suất mà con vật vẫn còn tồn tại chỉ là 1%. Chúng ta đã không thấy bất kỳ hóa thạch của chúng trong suốt 2 triệu năm, chúng không thể sống ở độ sâu quá lớn dựa trên những gì chúng ta biết và chắc chắn không có bằng chứng trực tiếp chỉ ra chúng vẫn tồn tại.

Video:

Nhật Quang

Exit mobile version