Nhân loại đã xuất hiện từ bao nhiêu niên đại trước đây? Tuy những con số được đưa ra có thể có đôi chút khác biệt, nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực nhân chủng học và di truyền học hiện đại đã xác định được một khoảng thời gian tương đồng. Tuy vậy lại có hàng trăm hiện vật cổ đại không ăn khớp với khoảng lịch sử “chính thống” này. Một vài phát hiện thậm chí còn đặt nghi vấn về nguồn gốc thật sự của nền công nghệ hiện đại, đồng thời cung cấp những manh mối vô giá về nguồn gốc loài người cũng như nền khoa học của nhân loại.
Xem thêm:
Một thí dụ điển hình của những hiện vật công nghệ kỳ lạ vốn hoàn toàn không ăn khớp với dòng lịch sử chính thống như vậy là một cục pin điện cổ đại được khai quật ở Bát-đa, I-rắc. Một nhà khảo cổ học người Úc đã khám phá ra mục đích thật sự của hiện vật 2000 năm tuổi này khi nó đang được trưng bày trong một bảo tàng. Chiếc pin cổ đại này bao gồm một bình chứa màu vàng bằng đất sét kèm theo một trụ đồng có kích thước dài 12 cm, rộng 4 cm bên trong.
Trụ đồng có một dây nối hợp kim có tỉ lệ 60/40 (cùng tỉ lệ thiếc/chì được sử dụng để hàn gắn ngày nay) và một lớp phủ đồng, và trụ được niêm phong bằng một chất liệu tương tự như nhựa đường. Một lớp chất liệu tương tự nhựa đường khác đã được dùng để niêm phong phần bên trong, với một dây sắt treo ở phía trung tâm. Thanh sắt cho thấy dấu tích bị ăn mòn bởi một chất axit.
Một phiên bản được tái tạo dựa trên chiếc pin cổ đại này có thể sản sinh một điện áp tương đương với một cục pin hiện đại. Nhưng cách đây 2000 năm trước, thử hỏi một thiết bị như vậy đã được sử dụng để chạy cái gì? Vào thời điểm đó, khu vực này là một phần của Đế quốc Parthia. Bằng chứng cho thấy công nghệ này không bắt nguồn từ khu vực này, mà có nhiều khả năng bắt nguồn từ Ai Cập, nơi đã khai quật được nhiều hiện vật bằng bạc tinh tráng.
Phải: Hình minh họa cục pin Bát-Đa. (Ảnh: Ironie/Wikimedia Commons) Nền: Bản đồ khu vực bao quanh thành phố Bát Đa, I-rắc ngày nay. (Ảnh: Cmcderm1/iStock/Thinkstock)
Xem thêm:
Nếu như việc sử dụng điện vào 2.000 năm trước dường như đã khiến chúng ta cảm thấy rất chấn động, thì việc sử dụng các bánh răng trước Công nguyên là một chủ đề cũng không hề kém phần kinh ngạc. Cỗ máy vô cùng tinh xảo “Antikythera” là một chiếc đồng hồ thiên văn được phát hiện vào đầu thế kỷ 20, trên một con tàu Ai Cập dường như đã bị đắm vào khoảng năm 80 sau Công nguyên. Một năm sau khi tiến hành nhận dạng và phân loại các hiện vật đa dạng được tìm thấy trên tàu, một trong những nhân viên điều tra đã để ý thấy một thiết bị kỳ lạ, tinh xảo đến mức kinh ngạc, dường như được hợp thành từ một loạt các bánh răng.
Phân tích sau đó đã cho thấy thiết bị này có chứa tên của một số thiên thể và các cung hoàng đạo. Thông qua chụp X-quang, người ta đã xác định được rằng thiết bị này chỉ chứa một số lượng bánh răng khiêm tốn là 32, được lắp ghép vô cùng hoàn hảo và vẫn còn có thể hoạt động. Thông tin này đã khiến giới khoa học chấn động, khi họ kết luận rằng cỗ máy này là một loại lịch thiên văn tinh xảo với mức độ chính xác gần như tương đương với các mô hình hiện đại.
Không chỉ vậy, cỗ máy Antikythera còn khiến các nhà khoa học bối rối bởi nó mâu thuẫn với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về lịch sử phát triển của công nghệ vào thời kỳ đó. Một vài nhà khoa học thậm chí đã cố gắng phủ nhận nó, khi lập luận rằng một tay thủy thủ nào đó vào thời hiện đại đã quăng nó từ trên boong tàu xuống biển, và cỗ máy tình cờ đáp xuống ngay cạnh chỗ con tàu bị đắm. Sau đó, Jacques Cousteau, một điều tra viên hàng hải nổi tiếng, đã phát hiện được thêm các mẩu bánh răng bằng đồng trong cùng khu vực. Những người Hy Lạp đã thu thập những kiến thức cao cấp này ở đâu để có thể chế tạo ra một thiết bị tinh xảo như vậy?
Video ngắn có phụ đề:
Xem thêm:
Một ngôi đền ở New Delhi, Ấn Độ cũng nắm giữ một hiện vật cổ đại tương tự: một cột trụ cấu tạo từ hợp kim sắt có thể chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong 1.600 năm mà không để lộ chút dấu hiệu ô-xy hóa. Kết quả phân tích siêu âm đã cho thấy chiếc cột này được cấu tạo từ nhiều đĩa sắt được hàn chặt với nhau. Làm cách nào để giải thích một kỳ tích 1.600 năm tuổi của ngành kỹ thuật luyện kim như vậy? Ở châu Âu, trình độ kỹ thuật để chế tạo ra một vật có kích cỡ tương tự chưa thể xuất hiện cho đến cuối thế kỷ 19.
Tương tự, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải được một cách đầy đủ tại sao một vài hộp sọ của người và động vật có niên đại lên đến 40.000 năm tuổi lại xuất hiện các lỗ mà nhiều người cho là do bị đạn bắn. Những chuyên gia đạn dược đều cảm thấy chấn động khi tiếp xúc với những mẫu vật này. Phải chăng những con người ăn lông ở lỗ thời tiền sử đã từng mang theo súng bên mình?
Xương đầu một con bò rừng 30.000 năm tuổi với vết đạn trên trán. (Ảnh: Ancient Code)
Xem thêm:
Nhưng không chỉ những hiện vật kỳ lạ mới đề cập đến một giai đoạn lịch sử tiên tiến của nhân loại, tổ tiên chúng ta thậm chí đã từng ghi chép lại về một thời kỳ văn minh xa xôi. Dưới đây là một đoạn nội dung được trích trong cuốn Mahabharata, một tác phẩm sử thi nổi tiếng của Ấn Độ:
“Một viên đạn đơn lẻ chứa đựng bên trong nó tất cả sức mạnh trong vũ trụ…Cột khói và lửa sáng rực như cả vạn Mặt Trời, vút lên cao với tất cả sự chói lòa của nó…Đây là một loại vũ khí vô danh, một tia sét, một sứ giả Thần chết khổng lồ đã thiêu rụi cả một chủng tộc thành tro. (… ) Xác chết bị cháy xém đến mức không thể nhận dạng. Tóc và móng tay rời ra, các bình gốm vỡ vụn không rõ nguyên nhân, và những con chim trở nên trắng bệch”.
Nếu ai đó đề xuất giả thuyết cho rằng đoạn văn trên đang miêu tả một vụ nổ hạt nhân, thì rất nhiều người sẽ khó có thể chấp nhận. Nhưng khi chúng ta nhận ra rằng tại thành phố Rajasthan, Ấn Độ, một khu vực có diện tích khoảng 8 km2 hiện nay đang bị bao phủ trong một lớp tro bụi phóng xạ khổng lồ, chúng ta sẽ phải cân nhắc lại giả thuyết trên. Cường độ phóng xạ cao khiến khu vực này vẫn không thích hợp để sinh sống. Không chỉ riêng sử thi Mahabharata đã từng kể chi tiết về sự kiện thời tiền sử này; mà một số tư liệu Ấn Độ giáo khác cũng thuật lại sự tồn tại của các vũ khí hủy diệt có khả năng xóa sổ cả một đội quân trong nháy mắt.
Cũng tồn tại hàng trăm hiện vật và hình ảnh cổ đại khác, mà nếu được nghiên cứu một cách cẩn thận, sẽ thúc giục chúng ta phải xem xét lại cái gọi là sự tiên tiến của công nghệ hiện đại. Năm năm trước khi anh em nhà Wright thử nghiệm “chuyến bay đầu tiên của nhân loại”, người ta đã phát hiện ra một chiếc máy bay gỗ 2200 năm tuổi ở Ai Cập.
Đây là máy bay hay tượng điêu khắc chim được cách điệu có niên đại 2.200 năm tuổi ở Ai Cập? (Ảnh: Wikimedia)
Xem thêm:
Vì máy bay không phải là một phương tiện được nhiều người biết đến vào thời điểm đó, các nhà khảo cổ học cho rằng mẫu vật đó chỉ là một tác phẩm điêu khắc hình chim được cách điệu. Những vật thể kim loại tương tự cũng được tìm thấy ở các khu vực khác nhau của châu Mỹ thời tiền Colombo. Thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn, những bức bích họa trong hang động được tìm thấy tại các khu vực xa xôi trên thế giới dường như đã khắc họa một thời kỳ phát triển rực rỡ của lĩnh vực du hành vũ trụ.
Xem thêm:
Khoa học chân chính có trách nhiệm phải đặt nghi vấn, tái nhìn nhận và liên tục tái định nghĩa nền tảng căn bản của nó khi những khám phá mới xuất hiện, và quy trình này đôi khi sẽ cần thiết phải gạt đi nhiều năm nghiên cứu. Chúng ta đã biết đến một phiên bản lịch sử vốn thường rao giảng về quá trình phát triển công nghệ đi lên theo đường thẳng, nhưng những phát hiện được liệt kê ở trên lại cho thấy một câu chuyện hoàn toàn trái ngược, từ đó truyền cảm hứng để nghiêm túc nhìn nhận lại các giả thuyết hiện tại của chúng ta.
Khi đối mặt với một khối lượng lớn các bằng chứng đang đặt nghi vấn về hiểu biết hiện tại của chúng ta về lịch sử nhân loại và trình độ phát triển công nghệ tiên tiến của tổ tiên, sẽ là thiếu trách nhiệm và phản khoa học nếu chúng ta chỉ đơn giản gạt những hiện vật đó sang một bên để khăng khăng bám trụ vào một niềm tin thiếu cơ sở chắc chắn.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức hiện tại của nhân loại. Chuyên mục “Khoa học huyền bí” của thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm các câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch
Xem thêm: