Lịch Adam được coi là công trình nhân tạo cổ xưa nhất trên thế giới. Đôi lúc được gọi là “Stonehenge ở Châu Phi”, công trình này có trước cả Stonehenge ở Anh và Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập đến hàng chục nghìn năm tuổi.
Tọa lạc ở tỉnh Mpumalanga, Nam Phi, đây là một vòng tròn đá dựng đứng có đường kính khoảng 30 m. Một số nguồn tin ước tính niên đại của nó lên đến 75.000 năm tuổi. Rất nhiều những bố cục thiên văn khác nhau đã được nhận diện tại di chỉ này và đây có lẽ là ví dụ duy nhất về một di tích lịch pháp cự thạch hoàn thiện về mặt chức năng, và gần như còn nguyên vẹn trên thế giới.
Lịch Adam là một di chỉ nằm ở tỉnh Mpumalanga, một khu vực đẹp như tranh vẽ ở Nam Phi. (Ảnh: Wikimedia)
Nằm rải rác khắp các vùng núi Nam Phi là hàng nghìn di chỉ vòng tròn đá. Nhà thám hiểm người Anh Theodore Bent đâ đưa ra những con số ước tính ban đầu về số lượng các di chỉ tại khu vực này vào năm 1891. Ông ước tính có đến 4.000 di chỉ. Cho đến năm 1974, con số ước tính đã lên đến 20.000 di chỉ.
Ngày nay, nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm nổi tiếng, Michael Tellinger, đã ước tính số lượng các di chỉ đá cổ đại có thể lên đến 100.000 hoặc nhiều hơn. Một số những “vòng tròn đá” này không có cửa hay lối vào, tuy nhiên hầu hết được liên kết bởi một mạng lưới các kênh mương mà thường bị các nhà sử học lầm tưởng là các “con đường”. Hệ thống mạng lưới liên kết các di chỉ hình tròn này lẩn khuất trong một dải ruộng bậc thang cổ đại dài bất tận bao xung quanh các công trình. Lịch Adam được nhìn nhận là công trình nổi tiếng nhất trong số những tàn tích này.
Ảnh chụp vệ tinh từ Google Earth cho thấy chỉ có một vùng diện tích nhỏ bé ở Nam Phi chứa nhiều các công trình bằng đất và đá. (Ảnh: Google Earth)
Được những bậc cao niên ở Nam Phi gọi là “Nơi sinh của Mặt trời” hay “Inzalo y’Langa”, di chỉ này thu hút được sự chú ý của công chúng lần đầu tiên vào năm 2003 nhờ một phi công Nam Phi tên là Johan Heine. Ông đã bay qua vùng núi ở Mpumalanga, Nam Phi trong hơn 20 năm, cảm thấy rất ấn tượng với hàng nghìn các vật thể vòng tròn đá kỳ lạ nằm rải rác trên khắp khu vực nên đã bắt đầu chụp hình chúng.
Sau khi tư vấn các chuyên gia về nguồn gốc của chúng, ông được cho biết chúng là tàn tích của các chuồng rào gia súc bị người Bantu bỏ lại khi họ di cư từ phương bắc vào tầm thế kỷ 14. Ngày nay giả thuyết này không còn đứng vững vì các công trình này khác với thiết kế chuồng gia súc của người Bantu, vốn thường được làm từ các bụi cây gai, với một cổng vào/ra duy nhất cho gia súc. Cũng có vài nghìn công trình như vậy trải khắp hàng chục nghìn dặm.
Chuồng gia súc của người Bantu. (Ảnh: internationalreads.blogspot.com)
Khởi phát từ một vụ đâm máy bay có liên hệ đến một trong những phi hành đoàn của Johan, ông đã ngẫu nhiên phát hiện được vòng tròn đá nguyên khối bí ẩn. Trên đường đi tìm một trong những phi công của ông bị rơi máy bay gần vách đá, Johan đã phát hiện thấy một bố cục các tảng cự thạch chìa ra từ khoảng đất bên cạnh địa điểm rơi máy bay.
Trong quá trình giải cứu người phi công bị thương bên dưới sườn núi, Johan bước đến bên cạnh những tảng đá nguyên khối và nhận ra rằng chứng được sắp thẳng hàng theo các hướng chủ đạo – đông, tây, nam, bắc – cũng như các điểm xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí. Có ít nhất 3 tảng đá nguyên khối được sắp hàng thẳng hướng mặt trời mọc, nhưng ở sườn phía tây của những tảng đá nguyên khối được sắp thẳng hàng có một cái hố kỳ lạ trên mặt đất. Sau nhiều tháng tiến hành đo đạc và quan sát, Johan nghi ngờ đây có thể là một công trình lịch pháp bằng đá.
Di chỉ này được gọi là Lịch Adam vì các tảng đá được bố trí để lần theo sự chuyển động của Mặt trời, vốn đổ bóng trên tảng đá. Ngày nay nó vẫn hoạt động một cách hoàn hảo như một cuốn lịch bằng cách lần theo cái bóng của Mặt trời đang lặn khi một tảng đá nguyên khối cao hơn ở trung tâm đổ bóng xuống tảng đá phẳng dẹt bên cạnh nó. Lịch pháp này trước đây từng là một công trình vòng tròn đá lớn giống như Stonehenge và ở trung tâm ‘vòng tròn’ là hai tảng đá thẳng đứng mà người ta cho là đã qua chạm khắc. Hình dáng ban đầu của nó vẫn có thể được quan sát rõ ràng qua ảnh chụp vệ tinh. Tất cả các tảng đá đều được cấu thanh từ đá đolomit, mỗi tảng nặng đến 5 tấn, và được cho là đã được di chuyển từ một khu vực cách xa đó.
Một điểm cần nhấn mạnh là khu vực bao xung quanh Lịch Adam chứa rất nhiều vàng. Một số mỏ khai thác đã được báo cáo trong khu vực, bao gồm một trong những mỏ vàng giàu trữ lượng nhất đang hoạt động trên thế giới ngày nay – Mỏ vàng Sheba ở Mpumalanga. Không chỉ các vỉa quặng vàng thu hút được sự chú ý vào những năm 1880, mà còn có bằng chứng về các nền văn minh cổ đại khai thác khoáng vật – cũng được miêu tả trong các tư liệu của người Châu Âu thời kỳ đầu.
Bản vẽ bố cục di chỉ Lịch Adam của Rodney Hale vào giai đoạn 11500 năm TCN. (Ảnh: andrewcollins.com)
Những tính toán ban đầu về niên đại của lịch pháp này đã được đưa ra dựa trên sự xuất hiện của chòm sao Orion – chòm sao với ba ngôi sao sáng tạo nên “đai lưng” của chàng thợ săn huyền thoại. Vì Trái đất xoay “lắc lư” trên trục của nó, nên các ngôi sao và chòm sao sẽ thay đổi góc biểu thị trên bầu trời đêm theo chu kỳ. Loại chuyển xoay này, gọi là tiến động (hay tuế sai) hoàn thành một vòng chu kỳ sau khoảng 26.000 năm.
Chuyển động tiến động của vật thể quay. (Ảnh: wikimedia)
Bằng cách xác định thời điểm ba ngôi sao trên đai lưng chòm sao Orion có vị trí bằng phẳng (nằm ngang) so với đường chân trời, chúng ta sẽ có thể xác định được thời điểm khi ba tảng đá trong công trình lịch pháp được sắp thẳng hàng với những ngôi sao đó.
Theo Tellinger, dựa trên sự xuất hiện của chòm sao Orion, nhà thiên văn học Bill Hollenbach đã tính toán di chỉ này có niên đại lên đến ít nhất 75.000 năm tuổi. Một ước tính khác được tiến hành vào tháng 6/2009 cho thấy niên đại của di chỉ này lên đến ít nhất 160.000 năm tuổi, dựa vào sự xuất hiện của chòm sao Orion ‘bằng phẳng trên đường chân trời’ cùng với ‘sự xói mòn của các tảng đá dolorit’ tại di chỉ.
Một số mảnh vụn của các tảng đá đánh dấu đã bị vỡ ra và nằm trên mặt đất, hứng chịu sự xói mòn của tự nhiên. Khi người ta tập hợp những tảng đá này lại thì có khoảng 3 cm lớp đá đã bị ăn mòn. Những tính toán này giúp chúng ta tiếp cận gần hơn đến niên đại chính xác của di chỉ thông qua việc xác định tốc độ xói mòn của đá dolorit.
Michael Tellinger đang thử nghiệm tính chất âm thanh tại di chỉ. (Ảnh: andrewcollins.com)
Phát hiện mới nhất và thú vị nhất của các vòng tròn đá và di chỉ Lịch Adam là tần số âm thanh của những lớp đá kiến tạo bên dưới. Với kỹ thuật hiện đại, Tellinger và các nhà khoa học đã phát hiện và đo đạc các tần số âm thanh và tính chất thanh âm của lớp đất có khả năng dẫn điện bên trong các vòng tròn. Những tần số âm thanh của lớp đất bên dưới những tảng đá này có hình dạng các đóa hoa hình học thần thánh khi chúng truyền hướng lên mặt đất.
Vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về di chỉ Lịch Adam, như ai là người đã xây dựng chúng, nền văn minh của họ ra sao, và cách họ xây dựng chúng với các thông số chuẩn xác như vậy. Có lẽ theo thời gian, nhiều nghiên cứu trong tương lai sẽ ráp lại bí ẩn tiền sử này.
Tác giả: Bryan Hilliard, Ancient Orgins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.
Xem thêm: