Năm 2014, các nhà khảo cổ học Ba Lan đã khai quật được những công trình vững chắc ở Sudan, châu Phi. Chúng thể hiện một trạng thái phát triển hoàn thiện hơn nhiều của con người so với suy nghĩ của chúng ta trước đây về thời kỳ đó.
Khu dân cư này được xây dựng cuối thời đại đồ đá cũ, cách đây 15.000 năm. Một số dấu tích đầu tiên nơi con người quần tụ sinh sống cũng xuất hiện vào thời kỳ đó ở châu Âu, như khu định cư ở Pincevent, Pháp. Tuy nhiên, đây là khám phá cổ xưa nhất của loại hình này ở Bắc Phi. Điều nhận định thú vị về khu định cư này ở Sudan là nguồn gốc của một tập tính có thể là cổ xưa hơn chính khu di tích này, nhà khảo cổ học Piotr Osypinski giải thích.
“Khu định cư này có thể xa xưa hơn 15.000 năm” ,Piotr Osypinski cho biết. “Những ngôi nhà ở Affad được xây dựng, với cách thức thích nghi với môi trường, công nghệ, cũng như chế tạo các công cụ sản xuất.. Đây là một vấn đề rất quan trọng, và chúng ta có thể giả định ý tưởng về tổ chức sắp xếp một không gian sinh hoạt có thể đã diễn ra từ thời đó”.
Đây là bằng chứng đầu tiên về loài người thời kỳ đó “đã xây dựng các khu nhà với một kích thước nhất định, trang trại được thiết kế các khu vực với chức năng khác nhau, thích ứng tốt với môi trường ẩm ướt của thung lũng sông Nile “, theo tạp chí khoa học của Ba Lan PAP.
Ban đầu, người ta ước tính tuổi khu di tích này là 70.000 năm, nhưng qua sử dụng các phương pháp phát sáng kích thích quang học, khu di tích được xác nhận có niên đại 15.000 năm, Osypinski cho biết. Những phát hiện về một khu định cư cổ xưa của con người cách đây 15.000 năm, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vận động của con người ở lục địa châu Phi.
Xuân Hà
Xem thêm:
- Dấu vết văn minh tiền sử: Phát hiện khuôn mặt bí hiểm khổng lồ cao 2 mét trên núi đá cheo leo hiểm trở tại Canada
- Phát hiện những tài liệu khảo cổ mô tả cảnh tượng nền văn minh huy hoàng quá khứ kết thúc: chấn động, bi thương và một bài học sâu sắc
- Từ tận cùng khổ đau thù hận, tôi đã may mắn tìm thấy đường về hạnh phúc