Đại Kỷ Nguyên

Khoa học chứng minh: 1 tuần chỉ nên làm việc 4 ngày mới đạt hiệu quả cao

Làm việc nhiều khiến năng suất lao động giảm

Sẽ rất tuyệt nếu chúng ta có tới 3 ngày nghỉ mỗi tuần. Nhiều người đang kêu gọi có thêm ngày nghỉ vì quyền lợi sức khỏe, hạnh phúc của nhân viên và đảm bảo chất lượng sản xuất hàng hóa. Có 1 sự thật về năng suất làm việc là mỗi khi ta cố gắng để đạt được 1 năng suất nào đó, thì sau đó khả năng này bị giảm dần đi và cần thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu lại chu kỳ mới.

Không may, nhiều người lại nghĩ sẽ làm được nhiều việc hơn nếu họ cứ ngồi ở bàn làm việc. Họ có nguy cơ làm việc không đạt năng suất.

4-5 tiếng 1 ngày

Đã có rất nhiều thí nghiệm về năng suất làm việc bởi những nhà tâm lý học, họ đã chứng minh rằng con người chỉ có thể làm 4-5 tiếng đúng năng suất trong 1 ngày. Sau khi làm việc hết năng suất, họ có xu hướng chững lại, và bắt đầu trở nên kém đi. Theo ông K. Anders Ericsson, chuyên gia tâm lý học về khả năng làm việc của con người, nếu ép con người làm việc quá khả năng tập trung của họ, họ sẽ có những hành vi xấu. Tệ hơn, những hành vi đó sẽ xuất hiện khi họ đang làm việc ở mức bình thường.

32 tiếng 1 tuần

Ryan Carson, CEO của Treehouse, đặt ra yêu cầu làm việc 32 tiếng 1 tuần vào năm 2006, và từ đó nhân viên của anh luôn vui vẻ và làm việc có năng suất, và trong thời gian đó công ty anh thu nhập được 1 triệu đô. Ở trường hợp tương tự, Reusser Design làm 4 ngày 1 tuần vào năm 2013 và người thành lập công ty, Nate Reusser, nói rằng năng suất làm việc của nhân viên cao hơn.

Bỏ 1 ngày làm việc

Trong 1 cuộc khảo sát công nhân hằng tháng, 28% nói rằng họ thà bỏ 1 ngày đi làm được trả tiền để đổi lấy 1 ngày nghỉ làm. Con người không những muốn có thêm ngày nghỉ mà cả khả năng sản xuất cũng bị kém đi theo thời gian làm việc. Theo báo cáo của trường đại học Stanford năm 2014, khi công nhân phải làm việc khoảng 50 tiếng 1 tuần, khả năng sản xuất trở nên kém đi. Ở nghiên cứu khác, tờ Families and Word Institute cho biết những người làm việc quá sức nói rằng họ thường phạm lỗi khi làm việc. Vậy nên không chỉ khả năng làm việc bị kém đi mà sai xót cũng xuất hiện.

Phạm sai lầm khi làm việc

Nghiên cứu đối với những nhân viên y tế làm nhiều giờ cho thấy, mối quan hệ giữa thời gian làm việc và những sai lầm được nêu rõ. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng những sai lầm khi làm việc gia tăng đáng kể khi làm việc nhiều hơn 40 tiếng 1 tuần. Những việc làm nhỏ liên quan đến phép trị liệu và vết thương có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững nhất với giờ làm và tự thay đổi làm quá giờ.

Làm thêm việc và sự trầm cảm

Khả năng làm của chúng ta không những bị kém đi mà cả sức khỏe của bản thân cũng bị ảnh hưởng theo. Một nghiên cứu ở Nhật Bản về 1 nhóm kinh doanh nhỏ cho biết những người ở đó làm việc 10 tiếng 1 ngày và chỉ ngủ 6 tiếng có khả năng mắc bệnh trầm cảm so với những người làm việc 6-8 tiếng 1 ngày lên đến 97%.

Lý thuyết gia thường xem 1 tuần làm việc của chúng ta nên ngắn hơn thì chúng ta càng kĩ tính hơn. Nhưng nó dường như không phải vậy, tiêu chuẩn làm 40 tiếng 1 tuần là tiêu chuẩn của nhiều công ty, nhưng liệu nó có thật sự đóng góp vào năng suất chung? Có thể thấy rằng chúng ta có sự hạn chế về việc chúng ta có thể làm việc hiệu quả như thế nào, sự tập trung của chúng ta tới những chi tiết dần kém đi và lỗi lầm thường xuyên bị mắc. Làm việc 4 ngày 1 tuần có lợi về cả đầu óc lẫn sức khỏe cho chúng ta.

Tuệ San biên dịch theo organicandhealthy

Xem thêm:

 

Exit mobile version