Đại Kỷ Nguyên

5 loại đèn cảnh báo trên ô tô mà bạn cần biết

5 loai den canh bao tren oto ma ban can biet

Bạn đã hiểu hết về chiếc xe của mình chưa? (Ảnh: Internet)

Nhiều lái xe cho biết, những đèn hiệu trên bảng điều khiển xe thực sự không phải là ít và đôi khi họ cũng không hiểu ý nghĩa của những đèn báo này là gì.

Bạn có biết tất cả các chi tiết trên bảng điều khiển xe là có ý nghĩa gì không? (Ảnh: Internet)

Trong những tình huống thông thường, các đèn này sẽ ở trạng thái tắt và điều đó có nghĩa xe bạn vẫn ở trong tình trạng tốt. Nhưng một khi đèn sáng lên, nó cũng giống như một cảnh báo cho người dùng. Lúc này lái xe cần chú ý, tốt nhất tìm một nơi an toàn dừng lại để kiểm tra. Sau khi xác định rằng xe bạn không có vấn đề gì nghiêm trọng, có thể tiếp tục di chuyển.  

1. Đèn cảnh báo nhiệt độ của nước làm mát

Đèn cảnh báo nhiệt độ của nước làm mát. (Ảnh: Internet)

Thông thường, những loại xe không có biểu thị nhiệt độ nước đa số sẽ dùng màu sắc để chỉ ra nhiệt độ nước làm mát. Nếu đèn tắt có nghĩa là bình thường, màu xanh có nghĩa nhiệt độ nước quá thấp, màu đỏ có nghĩa nhiệt độ nước quá cao. Trong quá trình lái xe, thông thường sẽ hiển thị màu đỏ. Trong khi lái, hoạt động của động cơ xe sẽ dẫn đến nhiệt độ ngày càng cao hơn, khiến xi lanh biến dạng. Trong trường hợp này, chỉ cần thêm một chút nước làm mát xe hoặc nước tinh khiết, đợi cho đến khi nhiệt độ giảm xuống mới tiếp tục cho xe di chuyển.

2. Đèn báo hiệu hệ thống phanh bị lỗi

Đèn báo hiệu hệ thống phanh bị lỗi. (Hình: Internet)

Nếu như đèn này sáng lên, nhất định cần phải chú trọng kiểm tra cẩn thận, trước hết cần xem phanh tay đã hoàn toàn thả lỏng chưa. Nếu phanh tay đã được thả lỏng, vậy cần kiểm tra mức dầu phanh và má phanh có ở trạng thái bình thường không. Khuyến cáo nên kịp thời đến cửa hàng sửa chữa xe gần nhất để kiểm tra, đề phòng tai nạn xảy ra.

3. Đèn báo áp suất dầu

Đèn báo áp suất dầu. (Ảnh: Internet)

Nếu chiếc đèn dầu “Aladdin” trên tấm bảng điều khiển của bạn sáng lên, nó có nghĩa là áp suất dầu của xe và lượng tồn trong bình đang cạn kiệt. Tại thời điểm này, nếu tiếp tục lái xe, động cơ của xe sẽ không đủ dầu bôi trơn dẫn đến bị hao mòn. Cần kịp thời bổ sung thêm dầu, nếu sau khi đổ thêm dầu đèn vẫn sáng, tốt nhất hãy nên gọi xe kéo sẽ an toàn hơn.

4. Đèn cảnh báo trợ lực lái.

Đèn cảnh báo trợ lực lái. (Ảnh: Internet)

Nếu đèn này sáng điều đó nói lên rằng hệ thống trợ lực lái đã xuất hiện vấn đề, lúc này cần dừng lại ngay lập tức. Do sau khi xe bị lỗi ở hệ thống lái trợ lực, tay lái trợ lực sẽ bị suy yếu hoặc bị mất, điều này vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp này, hoặc là lái xe với một tốc độ thấp đến trạm dịch vụ gần nhất để sửa chữa, hoặc là gọi xe kéo đến hỗ trợ.

5. Đèn báo lỗi động cơ.

Đèn báo lỗi động cơ (Ảnh: Internet)

Một khi đèn này sáng lên, bạn phải dừng xe lại ngay lập tức. Mặc dù lúc này động cơ có vẻ hoạt động bình thường, nhưng nếu tiếp tục để xe chạy, không chừng sẽ dẫn đến động cơ bị hỏng dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều sự hiểu biết hơn về lĩnh vực này, giúp cho quá trình vận hành xe được an toàn. Đồng thời chiếc xế hộp sẽ được chăm sóc và bảo trì tốt hơn.

Theo Meirihaowen

My My biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version