Đại Kỷ Nguyên

Không hiểu tiếng Trung mà có thể hát tiếng Trung: Danh ca Đặng Lệ Quân đã trở lại?

Danh ca Đặng Lệ Quân đã trở lại? Langgalamu hát bài “Điềm mật mật” khi mới 7 tuổi; Ngưu Văn Khải đến từ tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, không đến trường mà đọc thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh. Một cậu bé ở Israel sinh ra đã biết nói tiếng Anh.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp. Hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe một vài ví dụ về người chuyển thế được kế thừa tài hoa của tiền kiếp.

Danh ca Đặng Lệ Quân đã trở lại?

Nhắc đến thế hệ siêu sao thập niên 80, 90 của làng nhạc Hoa ngữ, tôi tin rằng nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cái tên “Đặng Lệ Quân”, hay Teresa Teng. Trước hết, hôm nay chúng ta hãy nói về kỳ duyên chuyển thế liên quan đến Đặng Lệ Quân.

Vào ngày 8/5/1995, Đặng Lệ Quân đột ngột qua đời vì một cơn hen suyễn tại Chiang Mai, Thái Lan. Bốn năm sau, một cô gái tên là Langaram được sinh ra ở Kamphaeng Phet, Thái Lan. Langgalamu sống ở nông thôn với em trai và bà ngoại khi còn nhỏ. Không giống như những đứa trẻ ở thành phố, cô bé Langgalamu không có nơi nào để học tiếng Trung, cũng không biết nói tiếng Trung. Tuy nhiên, Langgalamu lại có thể hát những bài hát tiếng Trung một cách thần kỳ.

“Tôi bắt đầu ca hát từ năm 3 tuổi”, Langgalamu nói, “Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi chỉ thích hát. Nhưng khi tôi 5 tuổi, tôi đã có một ước mơ. Tôi muốn trở thành một ca sĩ và một ngôi sao ca nhạc.” Năm 7 tuổi, Langgalamu khi nghe bài hát tiếng Trung “Điềm Mật Mật” của Đặng Lệ Quân, cô bé cảm thấy rất quen thuộc và có thể hát lại chỉ sau khi nghe bài hát hai hoặc ba lần. Cha mẹ cô rất ngạc nhiên, nhưng Langaram nói, “Đây là bài hát của con, con đã từng hát nó.”

Chỉ sau ba tháng, cô bé vốn dĩ không nói được tiếng Trung, đột nhiên có thể hát 25 bài hát tiếng Trung của Đặng Lệ Quân, gây chấn động người gốc Hoa ở địa phương. Nhiều người cho rằng Đặng Lệ Quân đã thực sự đã trở lại. Rất nhanh, Langgalamu trở nên nổi tiếng ở địa phương, một số quán karaoke địa phương thường mời cô bé hát các bài hát của Đặng Lệ Quân. Các đoàn du hành Đài Loan đến Đài Loan tổ chức các sự kiện cũng mời cô bé hát các bài hát của Đặng Lệ Quân.

Sau đó, Langgalamu có cơ hội sang Trung Quốc đại lục du học; vì cô có ngoại hình và giọng hát giống Đặng Lệ Quân, tại Trung Quốc cũng bắt đầu xu hướng truy tầm Đặng Lệ Quân. Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng quay một bộ phim tài liệu về Langgalamu. Thật không thể tin được, trong phim, Langgalamu đã đến thăm điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời Đặng Lệ Quân – khách sạn Mae Ping ở Chiang Mai, một thị trấn nhỏ ở Thái Lan. Cách cô ấy đi tản bộ chậm rãi bên bể bơi, tư thái thần tự của cô ấy trông giống hệt như cố nhân.

Trong căn phòng mà Đặng Lệ Quân đã sống trước khi qua đời, Langgalamu không hề có cảm giác xa lạ, vì vậy cô mở tấm rèm cửa sổ dày cộp đã được bịt kín từ lâu và lặng lẽ đứng trước cửa sổ nhìn nó, rồi chỉ vào chiếc ghế sô-pha và nói: Đây là nơi tôi thích ngồi và đọc sách, như thế này. Nói xong, Langgalamu ngồi xuống ghế, đột nhiên nước mắt tuôn rơi. Cô hơi nghiêng người, che đi khuôn mặt đượm buồn của mình, rồi hất nhẹ đầu để nỗ lực khôi phục lại thần thái dung mạo – chỉ một động tác nho nhỏ đã một lần nữa khiến người xem bàng hoàng, bởi nó giống hệt Đặng Lệ Quân.

Chỉ nghe cô ấy nghẹn ngào nói: “Tôi cũng không nghĩ đến, lại được quay lại một lần, đã 20 năm trôi qua…..” “Thực sự tôi không nghĩ đến việc mình quay trở lại một lần… tôi cảm thấy như tôi sẽ rất vui khi trở lại. Bởi tôi đã rất hạnh phúc ở nơi này, nó tựa như ngôi nhà của tôi. Đã 20 năm rồi, tôi cảm thấy rất nhớ nó.”

Chứng kiến ​​cảnh tượng này, đối với nhiều người mà nói, Langgalamu không còn là vấn đề “giống” Đặng Lệ Quân nữa – mà chính là Đặng Lệ Quân đã luân hồi trở lại. Sự xuất hiện của cô ấy khiến người ta bàng hoàng, không thể nào tránh né lĩnh vực luân hồi chuyển thế thần bí này. Sự xuất hiện của Langgalamu là niềm an ủi lớn đối với nhiều người ái mộ nữ danh ca Đặng Lệ Quân, người ta gọi cô là “Tiểu Đặng Lệ Quân”. Một số người hâm mộ nói rằng mặc dù nhiều người mô phỏng Đặng Lệ Quân, nhưng khi nghe Langgalamu hát, họ sẽ cảm thấy đó không phải là mô phỏng, mà chính là tiếng hát của Đặng Lệ Quân. Cũng giống như chính Langaram đã nói, “Đây là bài hát của tôi, tôi đã hát nó.”

Langgalamu cũng khẳng định cô không cố tình mô phỏng Đặng Lệ Quân: “Mô phỏng một người là một việc rất khó, và cũng rất không thoải mái. Nếu không thoải mái, tôi sẽ không thể cất tiếng hát được.” Đặng Lệ Quân sinh thời vốn rất thích đất nước Thái Lan, cô cũng qua đời tại Thái Lan. Rất có khả năng sau khi chết cô đã chọn đầu thai tại mảnh đất mà mình yêu mến.

Langgalamu, người rất giỏi ngôn ngữ, đã ở Bắc Kinh được 5 năm. Ngoài việc nói thông thạo tiếng Thái, tiếng Anh và tiếng Quan Thoại, cô còn học thêm tiếng Hàn, Nhật và tiếng Quảng Đông. Langgalamu hiện là ca sĩ và rất nổi tiếng trong giới Hoa ngữ Đông Nam Á, tuy còn trẻ nhưng cô đã tổ chức nhiều concert cá nhân tại Hồng Kông, Singapore, New Zealand và những nơi khác.

Langgalamu nói rằng cô đã có một ước hẹn trọn đời với Đặng Lệ Quân: “Tôi sẽ hát cho cô ấy đến trọn đời”. Cô cũng nói, “Thực sự, điều đó rất khó giải thích. Khi nghe những bài hát của cô ấy, tôi rất cảm động, có lúc hát lên có cảm giác như không phải chính tôi đang hát.”

Mời các bạn thưởng thức giọng ca Đặng Lệ Quân và Langgalamu trong ca khúc “Thiên ngôn vạn ngữ”, bài hát gốc của “Mùa thu lá bay”:

Một kỳ nhân có ký ức của ba tiền thế

Trên thực tế, những ví dụ về người chuyển thế được kế thừa tài hoa của tiền kiếp như Langgalamu không phải là hiếm thấy trong giới nghiên cứu phương Đông và phương Tây. Người tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn là Ngưu Văn Khải, một người đàn ông chuyển sinh với ký ức của ba tiền kiếp.

Ngưu Văn Khải sống ở làng Bùi Câu, huyện Thạch Lâu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Bà sinh ngày 3/2/1916 tại thôn Hoàng Thạch, huyện Thạch Lâu, gia cảnh bần hàn. Vì nhà nghèo, và lại là con gái nên sau khi sinh ra không ai dạy bà đọc chữ, nhưng khi Ngưu Văn Khải lên 8 tuổi, bà đã có những hành vi khác lạ. Bà nói với những người xung quanh rằng mình có ký ức về hai kiếp trước, và nói rằng bà vẫn có thể đọc được chữ.

Sao có thể như thế được? Ban đầu, nhiều người trong làng không tin, thậm chí còn cười nhạo bà. Mỗi lần như vậy, Ngưu Văn Khải liền cầm bút lên và viết những nét chữ Hán tự phồn thể vuông vắn và ngay thẳng. Ngay lập tức, những người cười nhạo bà không thốt nên lời. Ngoài việc viết chữ, Ngưu Văn Khải còn có thể đọc thuộc lòng Tứ Thư Ngũ Kinh. Bạn biết đấy, ở vùng nông thôn Trung Quốc thời đó, ngay cả những người đã từng đọc sách cũng hiếm khi có thể đọc thuộc lòng Tứ Thư Ngũ Kinh. Điều bất thường hơn nữa là Ngưu Văn Khải có thể ngâm thơ và làm thơ một cách ngẫu hứng, khiến mọi người thán phục.

Vậy thì, làm thế nào Ngưu Văn Khải, người chưa bao giờ đi học, có thể đọc sách, viết chữ và ngâm thơ đây? Bà tự giới thiệu, chuyện này có quan hệ rất lớn đến những tiền kiếp của bà. Theo hồi ức của Ngưu Văn Khải, đời thứ nhất bà sinh ra ở thành Tây An, tỉnh Thiểm Tây, là nam giới, tên là Chu Quý Tài, một thương nhân lớn buôn lừa và ngựa, mất năm 37 tuổi.

Đời thứ hai bà được đầu thai vào gia đình của một hoạn quan họ Diệp ở Cổ Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, tên là Diệp Văn Quốc. Trong những năm thuận trị của nhà Thanh, bà là nữ đóng giả nam và đã thi đỗ trạng nguyên. Năm 29 tuổi bà đến tỉnh Thanh Hải, thành Tây Ninh làm quan, về sau bị bệnh thương hàn mà chết. Vì vậy, khi đề cập đến tài năng văn chương của mình, Ngưu Văn Khải nói: “Đây là do tiền kiếp của tôi mang lại, bởi vì kiếp trước của tôi là văn trạng nguyên mà.” Năm 2010, vì để nghiệm chứng sự thật hay giả của “người tái sinh”, một phóng viên chuyên môn đã đi phỏng vấn Ngưu Văn Khải. Khi ấy, ở tuổi 94, bà đã đọc thuộc lòng một bài thơ dài phi thường, giống như một bản trường ca, với ngôn từ cổ nhã, và rất triết lý.

Hai kiếp trước đó Ngưu Văn Khải dường như có gia cảnh tốt, tại sao kiếp này bà lại sinh ra trong một gia đình nghèo? Ngưu Văn Khải nói: “Trong kiếp đó, vì đã làm một điều sai trái, nên đã bị Diêm Vương xử phạt, chính là vì một trong những người anh em họ của tôi trong kiếp đó học kém, tôi đã làm bài thi giúp cậu ấy, đến lúc chết bị Diêm Vương khiển trách. Sau đó Diêm Vương tra khán, thấy tôi là vì có chân tâm muốn bang trợ tiểu đệ, vì thế mà được miễn xử phạt”, nhưng kiếp này bà vì thế mà đầu thai vào một gia đình bần hạn, không có cơ hội đi học.

Về giai thoại về sự chuyển thế của Ngưu Khải Văn, những người hàng xóm của bà và nhiều dân làng ở Bùi Câu, thậm chí cả người lái xe chở khách chạy tuyến “Thạch Lâu – Bùi Câu”, đều đồng thanh nói rằng Ngưu Khải Văn là một lão nhân trung thực và không bao giờ lừa dối người khác, những sự tình bà nói là đáng tin cậy.

Người dân trong làng nói rằng Ngưu Khải Văn và gia đình bà đã chiểu theo ký ức tiền kiếp của bà để tìm kiếm địa chỉ của bà ở Tây An và Hà Nam, và họ đều đã tìm thấy, rất nhiều địa phương vẫn là những gì Ngưu Khải Văn vẫn nhớ. Hơn nữa, Ngưu Khải Văn còn có thể nói được tiếng địa phương của Tây An và Hà Nam, điều này không thể do tùy tiện mà học được.

Ngưu Khải Văn cũng cho biết, tuổi thọ của bà ở kiếp này đáng lẽ chỉ là 25 tuổi, nhưng bà đã phát nguyện xây dựng một ngôi chùa Quan Âm, mục đích là muốn nói với thế nhân rằng, luân hồi chuyển sinh là có thât, có Thần Phật chân thực tồn tại, vì vậy đừng làm những điều ác, mà cần tích đức làm điều tốt khi bạn còn tại thế.

Vì vấn đề kinh phí mà việc xây dựng ngôi chùa đến nay vẫn chưa được hoàn thành, nên thiên thượng đã giữ bà còn sống để gây quỹ xây dựng chùa. Khi cụ 88 tuổi, ngôi chùa nhỏ này cuối cùng cũng được xây dựng, hoàn thành sứ mệnh của cụ trong kiếp này. Sau khi hiện thực hóa tâm nguyện này, Ngưu Khải Văn đã qua đời ở tuổi 96, để lại một ví dụ chứng thực về “người tái sinh” chân thực trong nhân gian.

Cậu bé sinh ra đã nói tiếng Anh

Cậu bé 3 tuổi người Israel O’Neal Mahmoud sinh ra trong một gia đình nói tiếng Ả Rập, và chưa bao giờ học tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, cậu có thể nói thông thạo tiếng Anh với khẩu âm Anh quốc, điều này khiến nhiều chuyên gia không cách nào đưa ra lời giải thích hợp lý, mà khiến mọi người tự hỏi, liệu cậu bé có phải được chuyển sinh với ký ức tiền kiếp của mình?

Theo The Times of Israel, Mahmoud sống cùng gia đình ở Cao nguyên Golan và không thành viên nào trong gia đình cậu nói tiếng Anh. Cậu bé không biết nói cho đến khi lên 2 tuổi, nhưng thật kỳ lạ, cậu thường sử dụng những cụm từ như “Oh my good!” (Ôi trời ơi), nhưng cậu bé chưa bao giờ ra nước ngoài, và không ai trong làng của cậu nói như vậy.

Yahya Shams, ông nội của Mahmoud cho biết: “Tôi nghe không hiểu được từ nào. Đôi khi tôi nói với cháu:” Yes, okay. “(Vâng, được) và tôi không biết cháu đã nói gì?” Cha mẹ của Mahmoud nói rằng trên thực tế, Mahmoud có thể nói những từ tiếng Anh phức tạp hơn, chẳng hạn như motorcycle, rectangle, waterfall, v.v. nhưng những từ này phải nói như thế nào bằng tiếng Ả Rập, thì Mahmoud hoàn toàn không biết.

Sau khi kiểm tra Mahmoud, một nhà trị liệu ngôn ngữ và ngôn ngữ học lâm sàng nói rằng trình độ tiếng Anh của cậu bé tương đương với một đứa trẻ 3 tuổi lớn lên trong một gia đình nói tiếng Anh, nhưng tiếng mẹ đẻ của cậu, tiếng Ả Rập, thì thấp hơn nhiều so với trình độ ngoại ngữ tiếng Anh.

Vì trình độ tiếng Ả Rập của Mahmoud thấp hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác nên cậu bé được gia đình gửi đến trường mẫu giáo với giáo viên tiếng Anh, nhưng cậu vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp với bố mẹ và các bạn cùng lớp. Gia đình cậu lo lắng rằng nếu tiếng Ả Rập của cậu không được cải thiện, cậu có thể khó hòa nhập ở làng của mình.

Câu chuyện của Mahmoud xuất hiện trên truyền hình Israel vào năm 2018. Một số chuyên gia cho biết khi tham khảo ý kiến ​​của các đài truyền hình rằng Mahmoud có thể có siêu năng lực (xenoglossy) để sử dụng các ngôn ngữ lạ. Một chuyên gia khác nói rằng giọng của Mahmoud thuộc về “người Pakistan ở phía Nam Luân Đôn”, có thể là do luân hồi chuyển thế mà đến.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version