Đại Kỷ Nguyên

Dự ngôn thần cơ diệu toán của Lưu Bá Ôn – Bí mật trong “Thiêu Bính Ca” (Phần 2)

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Năm Thìn 2024, sao chổi có va vào Trái đất? Thảm họa lửa trời rốt cuộc là gì? Chư Thần chư Phật đầy trời hạ phàm ứng kiếp, Đức Phật Di Lặc sẽ xuất hiện tại thế gian?

Tiếp theo Phần 1

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục giới thiệu về “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn.

Trong kỳ trước, chúng tôi đã đề cập đến “thảm họa lửa trời” trong dự ngôn “Thiêu Bính Ca”. “Lửa trời” này cũng đã được nhắc đến trong không ít dự ngôn khác. Trong những năm gần đây, mọi người cũng đang suy đoán xem lửa trời này có thể là gì.

Thảm họa lửa trời là gì?

Có người nói, lửa trời này có phải là sao chổi từ trên trời rơi xuống không? Bạn thấy đấy, vào năm 1994, một sao chổi đi ngang qua Trái Đất và cuối cùng va vào Sao Mộc, khiến bề mặt Sao Mộc bị lõm. Cần biết rằng Sao Mộc lớn hơn Trái Đất hơn một nghìn lần, nếu nó va vào Trái Đất thì chúng ta sẽ không có phúc phận được sống sót mà ngồi đây đến ngày hôm nay.

Mười lăm năm sau, vào tháng 7 năm 2009, một ngôi sao chổi lớn khác đến và cuối cùng đâm vào Sao Mộc, để lại một vết sẹo lớn như Thái Bình Dương. Các nhà thiên văn học cho biết hai lần va chạm này rất tương tự nhau. Chiểu theo quy luật này, thì 15 năm nữa, vào năm 2024, liệu sẽ có thêm một sao chổi? 2024 là năm nào? Năm Rồng. Rất nhiều dự ngôn nói năm rồng năm rắn sẽ có đại họa. Đây có thể nào là một sao chổi va vào Trái Đất?

Có bạn nói, đừng nhất ngôn thành sấm nhé. Chẳng phải hai sao chổi này đã bị Sao Mộc chặn lại sao? Trái Đất của chúng ta có thần linh bảo hộ. Lửa trời này có thể là một tai nạn khác. Vào tháng 10 năm nay, chiến tranh Israel-Palestine nổ ra, tổ chức Hamas của Palestine đã phóng hơn 5.000 tên lửa vào Israel chỉ trong vài phút, mọi người đều bàng hoàng khi nhìn thấy bản tin đầy trời mưa lửa. Một số người nghĩ đến dự ngôn này và hỏi, liệu “lửa trời” này có thể nào là một cuộc tấn công bằng tên lửa không?

Bạn thấy đấy, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan luôn khá căng thẳng trong hai năm qua, Trung Quốc đại lục luôn hô hào “thống nhất bằng vũ lực”, nhiều chuyên gia trên mạng cũng dự đoán rằng cuối cùng sẽ xảy ra chiến tranh trên eo biển Đài Loan. Ngay cả dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn” cũng nói rằng “Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn”, tức cá chép vùng nước nông cuối cùng sẽ gặp nạn. Mà con “Cá chép nước nông” ở đây có thể hiểu là Đài Loan, Đài Loan trông giống như một con cá chép nhỏ trên bản đồ. Trong dự ngôn “Thiêu Bính Ca” mà chúng ta đề cập đến ở tập trước cũng có nội dung: “Ngân Hà Chức Nữ nhượng Ngưu tinh”. Chức Nữ ở đây có thể được hiểu là Đài Loan, và Ngưu tinh là đại lục. Xét từ chữ “nhượng” ở giữa, Đài Loan có khả năng bị đại lục bắt nạt.

Vậy, phải chăng “lửa trời” này là trận mưa tên lửa do Trung Quốc đại lục phóng đến? Dùng để bắn phá Đài Loan? Rất khó nói. Tuy nhiên, có người cho rằng ngay cả 5.000 quả tên lửa cũng không hạ gục được Israel nhỏ bé, liệu Đài Loan có đầu hàng dễ dàng như vậy? Nếu muốn “thống nhất bằng vũ lực”, rất có khả năng là “đánh người một phát, nhận lại hai phát”. Tại sao nói như vậy? Bạn thấy đấy, hiện nay việc quân đội ĐCSTQ tham nhũng hủ bại đã là bí mật công khai, trăm họ nằm thẳng đã trở thành một trào lưu xã hội. Khi đó, nếu hấp tấp phát động chiến tranh, nhân tâm nhất định sẽ ly tán, nói không chừng không đợi được đến lúc giang sơn thống nhất, Hồng triều đã tự sụp đổ từ trong nội bộ.

Tướng quân có chòm râu thống nhất Cửu Châu?

Những dự ngôn mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây như “Càn khôn vạn niên ca” và “Mã Tiền Khóa” cũng nói rằng, tương lai Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ đen tối quốc gia phân tách, xã hội biến động, nói không chừng chính là kết quả của việc phát động một cuộc chiến tranh bằng vũ lực. Nhưng mọi người đừng hoảng sợ, cuối cùng thì những ngày tốt đẹp sẽ đến. “Thiêu Bính Ca” nói điều này:

一個鬍子大將軍 Nhất cơ hồ tử đại tướng quân
按劍馳馬察情形 Án kiếm trì mã sát tình hình
除暴去患人多愛 Trừ bạo khứ hoạn nhân đa ái
永享九州金滿籯 Vĩnh hưởng Cửu Châu kim mãn doanh

Vị tướng có râu “hồ tử đại tướng quân” này rất khác biệt. Bạn thấy đấy, ông ấy trong tay có một thanh kiếm, điều đó thuyết minh là ông ấy có một thực lực nhất định. Nhưng ông ấy lại không phải dùng đến vũ lực, vì là “án kiếm”, án như trong “án binh bất động”, có nghĩa là không động đến kiếm, không động đến vũ lực, chỉ cưỡi ngựa đi tứ xứ quan sát tình hình mà có thể “trừ bạo khứ hoạn”, quy chính xã hội, quả là rất thần kỳ. Một vị tướng vĩ đại như vậy sao có thể không được toàn dân ái mộ? Trong câu “Vĩnh hưởng Cửu Châu kim mãn doanh”, chính là vị đại tướng này sẽ trở thành chủ nhân của Trung Hoa đại địa.

Nhưng điều này có thể thực hiện được không? Từ xưa đến nay, cải triều hoán đại, tranh đoạt ngôi vị đều đi kèm mưa máu gió tanh. Có bạn hiểu biết Kinh Thánh cho rằng, điều đó không phải là không thể, vì trong những lời dự ngôn trong Kinh Thánh cũng có cách nói tương tự.

Một cuộc chiến tranh ngày tận thế đã được tiên đoán trong Kinh Thánh Khải Huyền. Trong cuộc chiến này, cánh cổng thiên đường sẽ mở ra và “Vương của vạn vương, chủ của vạn chủ” sẽ xuất hiện. “Tên của ngài ấy được gọi là ‘Đạo của Thần'”. “Quân binh trên trời, đều cưỡi ngựa bạch, thân mặc áo gai mịn trắng tinh khiết, đi theo Ngài.” “Từ miệng Ngài phóng ra một thanh gươm sắc bén, có thể dùng để đả kích liệt quốc.” (theo “Khải Huyền”)

Kết quả là vị Vương của vạn vương vừa mở miệng, thế giới đã thần phục. Quân đội của Ngài không mặc áo giáp, nhưng đã bắt được “con thú” và “nhà tiên tri giả” đang gây họa loạn trên toàn thế giới, “ném chúng vào hồ lửa đang cháy với diêm sinh”. “Con rồng” cùng với chúng tác loạn cũng bị nhốt vào vực sâu không đáy, còn những ai đi theo chúng sẽ bị thanh kiếm sắc bén từ miệng của vị Vương tiêu diệt. Sau đó, người chết phục sinh, cuộc đại thẩm phán bắt đầu. Sau đó, thế giới sẽ canh tân, thành Giê-ru-sa-lem Mới của “tân thiên tân địa” sẽ từ trên trời giáng xuống, những người được tiến nhập vào tân thế giới thật là có phước. (theo “Khải Huyền”)

Vậy thanh kiếm trong miệng vị Vương của vạn vương này sẽ là thứ vũ khí lợi hại thế nào? Một số linh mục giải thích, nó không phải là vũ khí, mà là “đạo của Thần”. “Đạo” của Thần giống như một thanh kiếm sắc bén có thể phá tan hết thảy chướng ngại. Đây chẳng phải là vị “Vương của vạn vương” cưỡi bạch mã chinh phục thiên hạ bằng “Đạo của Thần” tương tự như vị “đại tướng có râu” sao?

Đài Loan hồi quy

Có cư dân mạng đã đào sâu hơn, giải mã một thông điệp quan trọng khác trong câu “Vĩnh hưởng Cửu Châu kim mãn doanh”.

Điều này đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ trở về trong tay vị tướng quân. Bạn thấy nó ở đâu? Chính là từ hai chữ “Cửu Châu”.

Mặc dù Đài Loan bị cô lập ở ngoài biển, nhưng thực tế nó đã được quy nhập vào bản đồ Trung Hoa vào thời nhà Thanh. Vào thời Càn Long, cuốn “Đài Loan phủ chí” do Dư Văn Nghi, tri phủ phủ Đài Loan hiệu chỉnh, bắt đầu bằng câu đầu tiên: “Đài Loan, Vũ Cống Dương chi châu; Thiên văn Ngưu, Nữ phân dã”. Trong đó, hai từ “Vũ Cống” ám chỉ chương “Vũ Cống” trong sách “Thượng thư”, phân chia Trung Hoa đại địa thành chín châu, gọi là Cửu Châu, từ biên niên sử có thể thấy, Đài Loan thuộc về “Dương Châu” trong số chín châu. Vị đại tướng quân “vĩnh hưởng Cửu Châu”, trong đó đương nhiên bao gồm cả “Dương Châu” mà Đài Loan thuộc về, khi đó Đài Loan tự nhiên sẽ nằm dưới sự thống trị của vị đại tướng quân, trong trường hợp này, đó có phải là sự hồi quy không?

Vậy “Thiên văn Ngưu, Nữ phân dã” là có ý tứ gì? Cổ nhân giảng “thiên nhân hợp nhất”, họ so sánh Cửu Châu đối ứng với các vì sao trên bầu trời, khi quan sát thiên tượng về đêm có thể biết được hung cát ở nơi nào đó. Dương Châu đối ứng với vị trí sở tại của sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ.

Có một dải Ngân Hà ngăn cách giữa sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ, cũng có một eo biển ngăn cách giữa Đài Loan và Phúc Kiến, cũng thuộc về Dương Châu ở phía đối diện. Như vừa nói, trong câu “Ngân Hà Chức Nữ nhượng Ngưu tinh”, “Chức Nữ” có thể giải đọc là Đài Loan, còn “Ngưu tinh” có thể giải đọc là Trung Quốc đại lục, xuất xứ chính là nằm ở đây.

Chúng ta hãy nhìn vào ba từ tiếp theo “kim mãn doanh”. Ba chữ này cũng có xuất xứ, đến từ “Hán Thư – Vi Hiền truyền”. Vi Hiền là người rất có học vấn, từng làm thầy giáo của Hán Chiêu Đế, sau này trở thành thừa tướng. Ông là một người chất phác, thanh tâm đoạn dục, các con trai trong gia đình cũng rất xuất sắc, con trai út sau này cũng trở thành thừa tướng. Sau này, một câu ngạn ngữ lan truyền ở quê hương Trâu Lỗ của ông: “Di tử kim ngân mãn doanh, bất như nhất kinh”, ý tứ là nói, lưu lại cho con cháu một cuốn kinh thư còn hơn để lại gia tài bạc vạn cho họ. Nhưng rốt cuộc thì cuốn kinh thư này là gì? Điều này có thể được giải đọc theo nhiều cách, có thể là lời gia huấn do Vi Hiền viết, đó có thể là kinh điển của Nho gia, hoặc có thể là kinh thư của Phật hoặc Đạo gia.

Vậy ba chữ này nên được giải đọc như thế nào trong dự ngôn này? Có người nói, hãy lý giải một cách trực diện hơn, liệu vị đại tướng quân này có mang đến phúc phận lớn cho mọi người, khiến cho  trăm họ vĩnh viễn giàu có và tự do không? Cũng có người nói, dự ngôn đều nói rất mơ hồ ẩn ý, cần phải rất tinh tâm mới có thể giải thích được. Xét từ nguồn gốc của ba chữ “kim mãn doanh”, thứ mà vị đại tướng quân mang lại cho mọi người có thể không nhất thiết là sự giàu có và tự do, mà là một cuốn “kinh thư”?!

Đức Phật Di Lặc tương lai truyền Pháp

Cách giải đọc này không phải là không có cơ sở, bởi vì trên mạng cũng lưu hành một phiên bản mở rộng của “Thiêu Bính Ca”, nói rằng “Thiêu Bính Ca” được thu lục trong “Vĩnh Lạc Đại Điển” chỉ là một phiên bản trích đoạn, trong đó có một đoạn dự ngôn được gọi là “Vạn pháp quy tông” không được ghi lại, mà được lưu truyền bí mật trong một ngôi chùa Phật giáo, sau này nhờ cơ duyên xảo hợp, nó từ một ngôi chùa ở huyện Nông An, Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được lan truyền ra dân gian, trong đó giảng về thời kỳ mạt pháp, Đức Phật Di Lặc cứu thế và Pháp mà Ngài truyền. Đoạn dự ngôn này mở đầu bằng việc Chu Nguyên Chương hỏi Lưu Bá Ôn rằng ai sẽ đến truyền Đạo vào thời kỳ mạt hậu.

Lưu Bá Ôn trả lời: “Bất tướng tăng bất tướng đạo, đầu đới tứ lưỡng dương nhung mạo, chân Phật bất tại tự viện nội, tha chưởng Di Lặc nguyên đầu giáo”. Trong đó, “Tứ lưỡng dương nhung mạo” là kiểu tóc ngắn của người hiện đại, không giống như người cổ đại đều để tóc dài búi cao lên. Và nhà truyền đạo này hẳn là một người cùng thời đại với chúng ta ngày nay, ngài ấy không xuất gia đi tu tại chùa, cũng không giống như hòa thượng hay đạo sĩ, mà lại nắm giữ “Di Lặc nguyên đầu giáo”.

Như chúng tôi đã giới thiệu trong các tập trước, Di Lặc là Đức Phật tương lai mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng nhắc đến khi còn tại thế, đó cũng là vị “Chuyển Luân Thánh Vương” mà Thích Ca nhiều lần đề cập đến. Phật giáo Đại thừa tin rằng, sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, Phật pháp do ngài truyền có thể trụ lại trên thế gian một ngàn năm, trong đó chính pháp 500 năm, tướng pháp 500 năm, sau đó là tiến nhập vào thời kỳ mạt pháp. Mãi đến khi Đức Phật Di Lặc xuất hiện, ngài ấy sẽ bắt đầu một chu trình truyền Pháp độ nhân mới. Vậy thì “nguyên đầu giáo” là ý tứ gì? Lời giải đọc mà chúng tôi tìm thấy trên mạng, “nguyên đầu giáo” là “khởi nguyên của vạn pháp, là hết thảy của căn bản”.

Kết hợp lại, câu này của Lưu Bá Ôn nói về Đức Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế truyền bá Phật Pháp cho nhân loại. Chu Nguyên Chương tò mò hỏi, Đức Phật Di Lặc này sẽ giáng hạ phàm trần ở đâu?

Lưu Bá Ôn nói: “Bất lạc tể phủ cộng quan viên, bất tại tinh cung vi thái tử, bất tại tăng môn dữ đạo viện, giáng tại hàn môn thảo đường nội, Yên nam Triệu bắc bả kim tản.” (不落宰府共官員,不在皇宮為太子,不在僧門與道院,降在寒門草堂內,燕南趙北把金散), chính là nói, Đức Phật Di Lặc không chọn đầu thai vào gia đình đại phú đại quý, mà sẽ xuất sinh trong một gia đình bình dân trăm họ. Nhưng câu cuối cùng có chút hơi khó lý giải, câu “Yên nam Triệu bắc bả kim tản” là ý nghĩa gì?

“Yên nam Triệu bắc” là gì? Vào thời cổ đại, nước “Yên” nằm ở phía bắc tỉnh Hà Bắc, còn nước “Triệu” nằm ở phía nam tỉnh Hà Bắc. “Yên nam Triệu bắc” này chắc chắn là nói đến Bắc Kinh. Điều khó hiểu là ba chữ cuối cùng “bả kim tản”. Đức Phật Di Lặc xuất sinh trong một gia đình nghèo khó (giáng tại hàn môn), làm sao có nhiều vàng như thế để rải khắp nơi?

Có người nói, bạn không hiểu đấy thôi, bạn có biết tại sao Phật gia lại nói đến màu vàng kim không? Các tượng Phật trong chùa được nạm vàng ròng kim quang lấp lánh, thì những thiện nam tín nữ mới đến lễ bái, hương hỏa mới đậm đà. Vì thế giới Phật quốc hết thảy đều là vàng mà. Hoa cỏ cây cối ở thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà cũng đều là vàng. Vì thế, lý giải chữ “kim” ở đây là Phật Pháp thì sẽ thông ngay.

Chúng ta hãy nhìn lại dự ngôn về vị đại tướng quân “Vĩnh hậu Cửu Châu kim mãn doanh”. Nếu lý giải chữ “kim” này là Phật Pháp, thì câu này có thể giải đọc là, dưới sự thống trị của vị đại tướng quân, Phật Pháp sẽ được phổ truyền tại Trung Hoa đại địa, và vĩnh viễn được lưu truyền. Lời giải này có hợp lý không?

Vậy cụ thể là thời gian nào Đức Phật Di Lặc sẽ xuất hiện để truyền Pháp? Chúng ta có đủ may mắn để chờ đợi ngài ấy không? Lưu Bác Ôn nói rằng đến khi đó, “tất thị lão thủy hoàn liễu kinh” (必是老水還了京). Một số bạn giải đọc, rằng chúng ta thường dùng tôn xưng để nói về người già, người tuổi cao không thể nói là rất già, mà phải nói là “cao thọ”. Chữ “lão” (老) này lý giải thành chữ “thọ” (壽), thêm vào bộ “thủy” ( 氵), thì chính là một chữ “đào” (濤). “Lão thủy hoàn liễu kinh” có thể nào là nói về thời điểm mà một người trong tên có chữ Đào sẽ trở về Bắc Kinh? Nếu cá nhân ấy là Hồ Cẩm Đào, thì năm ông ấy điều chuyển về Bắc Kinh là năm 1992. Năm 1992 có phải là năm Đức Phật Di Lặc bắt đầu truyền Pháp không?

Mọi người học theo pháp lý mà Đức Phật Di Lặc truyền thì sẽ được lợi ích gì? Lưu Bá Ôn nói: “Đại biến tiểu, lão chuyển thiểu, hòa thượng đảo bả giai nhân yếu, chân khả tiếu lai chân khả tiếu, nữ giá tăng nhân thời lai đáo.” (大變小,老轉少,和尚倒把佳人要,真可笑來真可笑,女嫁僧人時來到), chính là nói, người học có thể cải lão hoàn đồng, người trẻ tuổi có thể kết hôn bình thường, không cần xuất gia. Nghe có vẻ thật tuyệt vời, phải không?

Tiếp theo, Lưu Bá Ôn nói rất nhiều lời, có người cảm thấy nghe có chút huyền hoặc, có người lại cho rằng ông tiết lộ thiên cơ. Chúng ta hãy xem ông nói gì:

“Vạn Tổ hạ giới, thiên Phật giáng phàm, phổ thiên tinh đấu, La Hán quần chân, mãn thiên Bồ Tát, nan thoát thử kiếp. Nãi thị tương lai Phật hạ phương truyền đạo, Thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, bất ngộ kim tuyến chi lộ, nan đóa thử kiếp, tước liễu quả vị, mạt hậu Lặc phong bát thập nhất kiếp.”

(萬祖下界,千佛臨凡,普天星鬥,阿漢群真,滿天菩薩,難脫此劫。乃是未來佛下方傳道,天上天下諸佛諸祖,不遇金線之路,難躲此劫,削了果位,末後勒封八十一劫.)

Là nói về cái gì vậy? Là nói, chư Thần chư Phật đầy trời sẽ đều hạ phàm để ứng kiếp này. Nếu không qua được kiếp nạn này, chư Thần chư Phật khả năng sẽ vì thế mà bị tiêu mất quả vị, sẽ không thể trở về được nữa. Cơ hội duy nhất này là gì? Chính là phải bước đi trên con đường vàng “kim tuyến chi lộ”. Chiểu theo phân tích vừa rồi của chúng tôi, chữ “kim” này có thể lý giải là Phật Pháp mà Đức Phật Di Lặc truyền dạy, cũng chính là nói, những Thần Phật hạ phàm ứng kiếp, nếu đi theo con đường Phật Pháp mà đức Phật Di Lặc chỉ ra, thì chư Phật chư Thần sẽ có thể hồi quy trở về Thiên quốc. 

“Thiêu Bính Ca” xin giới thiệu đến đây. Những dự ngôn, trước khi chưa thành hiện thực, đều sẽ có rất nhiều cách giải đọc. Những gì chúng tôi giới thiệu ở đây cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong rất nhiều cách giải đọc đó. Nếu bạn có cách giải đọc khác, hãy để lại lời nhắn để chia sẻ với mọi người nhé.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version