Đại Kỷ Nguyên

Hóa thạch dấu chân người hàng trăm triệu năm và bích họa thời tiền sử thách thức thuyết tiến hóa

Bạn đã bao giờ nghe chưa? Cách đây một vạn năm, các sĩ quan cảnh sát đã được trang bị vũ khí, với “súng trường”; những chú Kangaroo ở châu Úc được vẽ sống động trên bức tường đá – nhưng chúng đã được vẽ cách đây gần hai vạn năm; các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch một dấu chân người đi giày dẫm lên một loại côn trùng sống cách đây hàng trăm triệu năm!

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Bí ẩn chưa được giải đáp“!

Nhiều bạn nhất định sẽ đặt một dấu chấm hỏi, liệu tất cả những điều này có đúng không? Điều này không phải là thách thức và lật đổ thuyết tiến hóa sao?

Hôm nay, chúng ta hãy nói về bằng chứng của nền văn minh tiền sử từng tồn tại trên trái đất. Cho đến nay, người ta đã khám phá ra rất nhiều các bằng chứng này; chúng tôi sẽ giới thiệu một số phát hiện nổi bật nhất. Hôm nay, trước tiên tôi sẽ giới thiệu những bức bích họa và chạm khắc trên đá tinh xảo có lịch sử hàng chục nghìn năm, và dấu chân người hóa thạch hàng trăm triệu năm.

Hãy lấy những phát hiện mới nhất làm ví dụ. Vào ngày 22/2/2021, một bài báo nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Nature Human Behavior; đây là một nghiên cứu có sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Đại học Tây Úc (UWA) và Đại học Melbourne (UM) ở Úc. Ở khu vực Kimberley, nằm ở đông bắc Tây Úc, các bức tranh khắc trên đá vẽ một con kangaroo đã được tìm thấy, nằm trên trần dốc của một khối nham thạch. Bức bích họa dài khoảng 2 mét và có màu đỏ nâu, tương đương kích thước thực tế của một con kangaroo. Điều đặc biệt nhất, theo xác minh của các chuyên gia, bức tranh này có tuổi đời khoảng 17.300 năm, trở thành tác phẩm nghệ thuật trên đá hoàn chỉnh lâu đời nhất được biết đến ở Úc; và hình ảnh chú kangaroo trong tranh rất sống động.

Vào đầu năm nay, một bức bích họa hang động có tuổi đời ít nhất 45.000 năm đã được phát hiện trên đảo Sulawesi của Indonesia, vẽ một con lợn rừng cùng kích thước. Bức tranh lợn rừng này có phong cách tương tự như bức bích họa kangaroo.

Một nhóm nghiên cứu Úc đã phát hiện ra bức tranh khắc trên đá kangaroo ở Tây Úc, có lịch sử khoảng 17.300 năm và đã trở thành tác phẩm nghệ thuật khắc đá hoàn chỉnh lâu đời nhất được biết đến ở Úc. (ảnh do Đại học Tây Úc cung cấp)

Khi nhắc đến những bức bích họa trong hang động của người nguyên thủy, đại bộ phận mọi người đều nghĩ: một nhóm người nguyên thủy mặc áo vỏ cây sẽ nghỉ ngơi quanh đống lửa sau khi săn bắn; một số người vẽ lên tường hang, ghi lại thành quả đi săn hôm nay. Vì vậy, các bức tranh trong hang động mô tả cảnh tượng săn bắn của người nguyên thủy, bao gồm cả con người và dã thú nguyên thủy, và đồ họa được tạo thành từ những đường nét vô cùng đơn giản.

Những bức tranh trong hang động Lascaux, Pháp

Tuy nhiên, trong hơn một thế kỷ qua, nhiều tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ trong hang động… được tìm thấy với số lượng lớn trên khắp thế giới, có trình độ thủ công và nghệ thuật rất cao. Điều này chứng tỏ nghệ thuật của con người thời tiền sử thực sự tương đối phát triển. Ví dụ, có một bức tranh hang động 17.000 năm tuổi được tìm thấy ở miền nam nước Pháp.

Vào ngày 12/9/1940, tại Hẻm núi Vézère ở làng Montignac của Dordogne, tây nam nước Pháp, bốn đứa trẻ cùng với những con chó của họ đang đuổi theo một con thỏ rừng. Đột nhiên con thỏ và con chó biến mất. Tiếp theo, bọn trẻ tìm thấy một cái hang, chúng đoán chắc hẳn con chó và con thỏ đã chui vào hang, chúng cũng chui vào và phát hiện đây thực sự là một phòng trưng bày tranh rất lớn.

Trong số đó, một sảnh tròn có hình dạng bất thường là ngoạn mục nhất; trên trần hang có 65 hình động vật lớn, có ngựa hoang, bò tót và hươu dài từ 2 đến 3 mét. Có 4 con bò đực to lớn, và con dài nhất là hơn 5 mét, quả là một kiệt tác của thế giới. Đây là bức bích họa trong Hang Lascaux (tiếng Pháp: Grotte de Lascaux) được biết đến với cái tên “Bảo tàng Louvre thời tiền sử”, nó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian và không gian.

Có hơn một trăm bức tranh động vật trong hang động Lascaux, chúng rất chân thực. (Li Guiyan / The Epoch Times)

Theo khảo chứng, các bức tranh đá của hang Lascaux có tuổi đời khoảng 15.000 đến 17.000 năm, từ trần đến vách hang có hơn một nghìn bức bích họa với tông màu chủ đạo là đỏ và vàng, và hình ảnh của con người đã xuất hiện, nhưng đa phần được hiển thị bằng hình ảnh các con vật tượng trưng, ​​có bò rừng, ngựa hoang, hươu, nai, voi ma mút… bò rừng và ngựa hoang là chủ yếu. Hầu hết những loài động vật này đều là những động vật lớn thời tiền sử cách đây hơn một vạn năm, và chúng không còn tồn tại nữa.

Sau nhiều năm nghiên cứu về những bức bích họa này, các nhà sử học đã phát hiện ra rằng những bức tranh tường trong hang động không phải được tạo ra trong một sớm một chiều, mà được tạo ra bằng cách tô màu lặp đi lặp lại trên cùng một bức tranh. Vào thời điểm đó, các tác giả của nghệ thuật tranh đá đã đạt đến trình độ rất cao trong việc sử dụng các công cụ và vật liệu. Hầu hết những bức bích họa này được vẽ bằng sơn màu đỏ, vàng và đen. Những màu này đến từ nhiều loại sắc tố khoáng, bao gồm các hợp chất sắt như oxit sắt, hematit và các sắc tố chứa mangan. Tác giả trộn bột màu với dầu mỡ để sử dụng. Một số loại sơn bột được phun lên bề mặt đá bằng ống xương.

Từ quan điểm kỹ xảo hội họa mà nói, bức tranh có phong cách thô sơ và dũng mãnh, và kỹ năng nghệ thuật lại càng phi thường. Họ đã sử dụng một vài nét vẽ đơn giản để phác họa chính xác hình tượng động thái của động vật. Những biến hóa tinh tế giữa sáng và tối, vận dụng phối cảnh khéo léo và những đường nét đẹp, nó phải là đỉnh cao của quá trình diễn hóa nghệ thuật. Ngay cả với con người hiện đại, nếu họ không qua huấn luyện chuyên nghiệp, e rằng rất khó để vẽ được một bức tranh. Nếu nó không qua giám định khoa học, sẽ không thể tin rằng chúng đến từ 17.000 năm trước. Giống như nhiều khám phá khảo cổ khác, việc phát hiện ra những bức bích họa của hang động Lascaux dường như mang lại nhiều câu hỏi hơn là nó có thể trả lời.

Những bức tranh hang động ở Altamira, Tây Ban Nha

Nổi tiếng với những bức tranh trong hang động Lascaux hay “Bảo tàng Louvre tiền sử”, còn có những bức tranh tường được tìm thấy trong hang động Altamira của Tây Ban Nha (Cueva de Altamira) được mệnh danh là “Nhà nguyện Sistine của Nghệ thuật Tiền sử”. Chúng được tạo ra cách đây 28.000 đến 10.000 năm. Những tác phẩm này không chỉ là tả thực, mà còn thể hiện sự nhạy cảm và khí chất của một nghệ sĩ được đào tạo bài bản. Trên trần của một trong những hang động dài 18 mét và rộng 9 mét, có vẽ 17 con vật sống động, một số đang cào đất bằng móng vuốt của chúng, một số nằm, một số đang gầm thét, một số bị giáo đâm, thể hiện những đau đớn thống khổ chết chóc của chúng.

Xung quanh chúng có vẽ một đàn lợn rừng, một con ngựa, một con nai cái và một con sói. Trong các hang động chằng chịt, có những bức tranh vẽ những loài động vật mà con người hiện đại chưa từng thấy. Tất nhiên, cũng có nhiều loài động vật quen thuộc với người hiện đại, chẳng hạn như ngựa, bò rừng, lợn rừng, hươu sao, v.v. Từ bức tranh, chúng ta có thể thấy được sự hoang dã, hung dữ của một số loài động vật nay đã trở thành gia súc nuôi trong nhà. Có thể thấy rằng các họa sĩ có kỹ năng hội họa và trình độ nghệ thuật tuyệt vời.

Những bản in thạch bản trong hang động La Marche, Pháp

Những bản in thạch bản trong hang động La Marche ở Pháp thậm chí còn kỳ diệu hơn, không chỉ có những bức chân dung sống động như thật của con người thời tiền sử mà còn có mang cả những khẩu súng trường. Năm 1937, nhà khoa học nghiệp dư người Pháp Leon Pencard và nhà cổ sinh vật học Stephane Lwoff đã khám phá ra các bản in thạch bản của hang động La Marche; họ đã dành 5 năm để đào bới và tìm thấy hơn 1.500 phiến đá có khắc hoa văn. Năm  2002, giáo sư tiến sĩ Michael Rappenglueck của Đại học Munich ở Đức đã xác định được rằng, những bản in thạch bản này được vẽ bởi người tiền sử, và được hoàn thành khoảng 15.000 năm trước.

Vậy mọi người lúc đó trông như thế nào? Hãy xem bức tranh này. Có khác xa so với người nguyên thủy mà mọi người tưởng tượng? Anh ta trông giống với những người hiện đại, và trang phục của anh ta trông giống như một người phương Tây ở thời Trung cổ hoặc thời hiện đại.

Nếu bức chân dung đó không đủ làm bạn ngạc nhiên, thì hãy nhìn lại bức chân dung này. Nó trông giống như một cảnh sát (hoặc binh sĩ), một tay cầm dùi cui và tay kia chĩa súng vào chân, như thể anh ta đang cảnh báo một số tên tội phạm không được hành động hấp tấp. Nó có sinh động không? Làm thế nào mà 15.000 năm trước con người biết một khẩu súng trường trông như thế nào?

Một nhà nghiên cứu người Canada, Jiri Mruzek, cũng tin rằng các bản in thạch bản của La Marsh bao gồm phối cảnh tia X, phối cảnh ba chiều, thành phần và quy tắc hình học phức tạp. Điều này cho thấy trình độ văn minh, nghệ thuật thời bấy giờ nên khá cao.

Làm thế nào để giải thích tất cả điều này? Thuyết tiến hóa của Darwin không thể giải thích các bằng chứng này. Trên thực tế, có không ít nhà khoa học đã nhiều lần đưa ra lý luận về các nền văn minh thời tiền sử, tin rằng đã có nhiều nền văn minh tiền sử của loài người trên trái đất, và nền văn minh của loài người có tính chu kỳ. Nhà vật lý và hóa học người Anh quá cố Friedrich Soddy, người đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1921, nói: “Tôi tin rằng loài người đã trải qua một số nền văn minh. Nhân loại khi tồn tại đã quen thuộc với năng lượng nguyên tử, nhưng do lạm dụng nên họ đã bị tiêu diệt.”

Mặc dù Soddy không chỉ ra cụ thể dòng thời gian của một số nền văn minh của nhân loại, nhưng tuyên bố của ông trái ngược với thuyết tiến hóa, và hiện các nhà khoa học đã chứng minh được rằng thực sự có một nền văn minh tiền sử.

Hóa thạch dấu chân người trên bọ ba thùy (dấu chân trilobite)

Cuối cùng, hãy nói về các hóa thạch của dấu chân trilobite, được coi là một trong những bằng chứng quan trọng nhất lật đổ thuyết tiến hóa. Năm 1968, hóa thạch dấu chân trilobite được William J. Meister phát hiện tại Hoa Kỳ. Hình in giày này dài 26cm và rộng 9cm, đây là kích thước phổ biến cho giày nam dành cho người lớn, cụ thể là cỡ Euro 41. Vào ngày 13/6/1968, tờ báo Deseret News đã đăng một bài báo với tiêu đề “Những hóa thạch khó hiểu được khai quật”, báo cáo việc phát hiện ra hóa thạch dấu chân. Bài báo được đính kèm với các bức ảnh hóa thạch, và phát hiện này sau đó đã được đưa tin trên các tờ báo trên khắp nước Mỹ. Các nhà khoa học đã đến khu vực địa phương để tiến hành một cuộc điều tra chi tiết hơn.

Bọ ba thùy là loài động vật cổ đại xuất hiện trong kỷ Cambri cách đây 560 triệu năm, và tuyệt chủng hoàn toàn vào kỷ Permi cách đây 240 triệu năm. Việc phát hiện ra hóa thạch đã xung đột nghiêm trọng với thuyết tiến hóa. Các hóa thạch chỉ ra rằng con người và loài bọ ba thùy từng sống cùng một thời điểm.

Sự chấn động của hóa thạch này là quá lớn. Một số nhà địa chất bảo vệ thuyết tiến hóa thậm chí còn có những động thái điên rồ. Theo lời kể của ông Meister, khi phát hiện ra hóa thạch, một số nhà địa chất đã đề nghị mua hóa thạch với giá 250.000 đô la Mỹ và nói: “Tôi sẽ phá hủy nó. Nó đã phá hủy toàn bộ cuộc đời tôi với tư cách là một nhà địa chất.”

Cũng có những nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách vô tư. Nhà địa chất học Leland J. Davis đã kiểm tra chi tiết địa chất của khu vực và xác nhận rằng nơi tìm thấy hóa thạch chắc chắn là đá của kỷ Cambri. Ông Melvin A. Cook, một giáo sư luyện kim tại Đại học Utah, ca ngợi phát hiện này là “mẫu vật đáng chú ý nhất của dấu chân người afossil”. Cũng tại nơi này, các nhà địa chất cũng tìm thấy thêm nhiều hóa thạch dấu chân, một trong số đó là dấu chân một đứa trẻ chân trần “barefoot child” giẫm lên.

Nhà khoa học Cordell VanHuse đã sử dụng một chiếc cưa kim cương để cắt hóa thạch của đứa trẻ đi chân trần thành nhiều mảnh, và phân tích tính xác thực của dấu chân bằng cách nghiên cứu mặt cắt. Nếu hóa thạch được chạm khắc nhân tạo, thì cấu trúc bên trong của nó không thể có được đường áp suất hình thành khi người ta dẫm chân lên. Qua phân tích mặt cắt, có thể thấy kết cấu bên trong phù hợp với hình dạng lõm của dấu chân, đặc biệt có thể thấy rõ các đường áp lực của ngón chân và gót chân. Đây chính là một hóa thạch dấu chân của một đứa trẻ thực sự.

Trên thực tế, hóa thạch dấu chân người thời tiền sử đã được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, cổ nhất là 10 dấu chân người hoàn chỉnh và một vài dấu chân rời rạc được tìm thấy ở Hạt Rockcastle, Kentucky, Hoa Kỳ, chúng được gọi là dấu chân Hạt Rockcastle (Rockcastle County footprints). Chúng nằm trong sa thạch Carboniferous. Tuổi của hóa thạch có thể bắt nguồn từ 320 triệu đến 360 triệu năm trước.

Năm 1998, một số học giả, dựa trên nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và nhân chủng học về con người đứng thẳng, đã xác định rằng con người ngày nay được hình thành cách đây 4 triệu năm. Mặc dù vậy, việc đẩy lý thuyết của Darwin về phía trước 400 lần vẫn không có cách nào giải thích được tại sao dấu chân con người lại xuất hiện từ hơn hơn 300 triệu năm trước!? Hơn nữa, có rất nhiều khám phá kỳ lạ trên khắp thế giới từ di vật của các nền văn minh tiền sử; một số nền văn minh tiền sử được phát hiện trong đó rất phát triển, và trình độ phát triển vượt xa sức tưởng tượng của con người hiện đại. 

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version