Đại Kỷ Nguyên

Hiện tượng bầu trời nhuốm màu đỏ máu và những hậu quả khó lường

Một bầu trời đỏ rực vào năm 1770 và kéo dài trong 9 ngày ở khu vực Đông Á, trải rộng từ Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đến bờ biển phía đông của Trung Quốc. Khi đó không ai lý giải được điều gì đã xảy ra.

Vào năm 1770, trong nhiều ngày liền bầu trời Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và bờ biển phía đông của Trung Quốc trông như thể bị đốt cháy và nhuộm một màu đỏ rực. Không ai biết nguyên nhân đến từ đâu và người ta cho rằng đó chỉ một hiện tượng tự nhiên bí ẩn hoặc do ô nhiễm môi trường.

Phải đến khi ngành thiên văn học ra đời thì chúng ta mới biết chúng là hiện tượng cực quang và nguyên nhân mới được sáng tỏ: “Một cơn bão từ do hoạt động của Mặt trời tác động lên bầu khí quyển Trái Đất tạo ra một cảnh tượng màu đỏ nhạt mà ít người biết đến điều đó”.

Một bầu trời đỏ ở Manhattan trông giống như những gì đã xảy ra ở Đông Á năm 1770. Ảnh dẫn theo Long Room

Ngày nay, các tài liệu mới tiết lộ rằng có rất nhiều điều chưa được biết đến trong câu chuyện này hơn là một màu đỏ trên bầu trời. Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra được một trong số 111 tài liệu lịch sử ở Đông Á cho thấy bầu trời có màu tím đỏ kéo dài trong suốt 9 ngày, từ 10 – 19/09/1770. Đây có thể là cơn bão từ dài nhất mà con người từng thấy và độ che phủ mà cơn bão từ này rộng gấp đôi so với suy nghĩ ban đầu của các nhà sử học.

Cực quang đỏ giống như năm 1770 là do các hạt năng lượng Mặt trời va chạm vào các phân tử ô-xy trong khí quyển. Ảnh dẫn theo Dnevnik.bg

Ánh sáng hồng lúc bình minh (hiện tượng cực quang) được gây ra bởi các hạt tích điện hoạt động ở tầng trên của bầu khí quyển. Mặt trời nằm cách Trái đất khoảng 150 triệu km, những cơn bão điện từ từ Mặt Trời khổng lồ tạo thành dòng hạt mang năng lượng bay trong không gian. Nếu Trái đất nằm trên đường đi của dòng hạt này, các hạt mang điện sẽ “tấn công” vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Khi các hạt va chạm với ô-xy và nitơ trong khí quyển Trái đất, các electron có trong nguyên tử ở tầng khí quyển sẽ di chuyển lên quỹ đạo mang năng lượng cao hơn, xa hạt nhân nguyên tử hơn. Khi một electron di chuyển trở lại vào quỹ đạo có mức năng lượng thấp hơn, nó sẽ giải phóng một hạt ánh sánh hay còn gọi là photon.

Hiện tượng cựa quang là do ảnh hưởng từ các cơn bão điện tử của Mặt Trời. Ảnh dẫn theo Báo Mới

Theo các nhà khoa học, quá trình xảy ra hiện tượng cực quang tương tự như hoạt động của bóng đèn neon nhưng quy mô rộng và mức độ lại lớn hơn rất nhiều. Các dải ánh sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất và thường xuyên nhất của hiện tượng cực quang tất nhiên là bắc cực quang làm say đắm bao người.

Cực quang ở Bắc bán cầu. Ảnh dẫn theo gambartop.com

Cực quang có nhiều màu sắc và hình dạng. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế tạo ra những hình dạng kỳ lạ và kích thước cụ thể của các vệt sáng trong cực quang nhưng người ta nghĩ rằng chúng di chuyển trong sự hòa hợp với từ trường của Trái Đất.

Màu sắc được tạo ra phụ thuộc vào loại khí xuất hiện ban đầu (Ví dụ khí O2 tạo ra ánh sáng đỏ). Vì vậy có thể khẳng định rằng O2 là nhân tố đứng đằng sau cơn bão từ gây ra nền bầu trời đỏ năm 1770. Điều đó cũng có nghĩa là những tia sáng mang điện tích đủ mạnh để xuyên qua một số phần thấp hơn của bầu khí quyển, nơi có nhiều O2 hơn.

Hình ảnh cực quang vào ban đêm trên bầu trời xứ Wales, Anh. Ảnh dẫn theo Odd Stuff Magazine

Nếu sự kiện năm 1770 thật sự xảy ra một lần nữa thì thế giới sẽ hứng chịu hậu quả khôn lường. Bão Mặt Trời và các sự kiện thời tiết không gian là mối đe dọa lớn đối với hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, vệ tinh và internet.

Một cơn bão tồi tệ như Carrington năm 1859 hoặc một cái gì đó tồi tệ hơn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các mạng lưới kết nối của con người, gây ra thiệt hại lên tới 20 nghìn tỷ đô và tàn phá cuộc sống của con người.

Nếu Carrington thực sự xảy ra vào lúc này, hệ thống điện toàn cầu sẽ sụp đổ, chuỗi cung ứng toàn cầu và truyền thông vệ tinh sẽ bị tổn hại nghiêm trọng” – trích một nghiên cứu mới đến từ Trung tâm vật lý Không gian của ĐH Harvard và Smithsonian. Ảnh dẫn theo Việt Khám Phá

Mới đây NASA và Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia đã chính thức vận hành Đài quan sát Khí hậu Không gian Vũ trụ để nghiên cứu các sự kiện như vậy và các dấu hiệu sớm nhận biết về một cơn bão nguy hiểm có thể xảy ra. Mặc dù vậy, đến nay thế giới vẫn chưa được chuẩn bị một cách chặt chẽ cho bất kỳ cơn bão nào.

Sơn Tùng

Exit mobile version