Đại Kỷ Nguyên

Hai đồ hình thần bí chứng minh Thần đã đến nhân gian

Trong nền văn minh tiền sử của các quốc gia, bất luận ngôn ngữ bất đồng, khoảng cách giữa xa xôi cách trở, giới khảo cổ đều phát hiện ra nhiều vật dụng được khai quật mang ký hiệu chữ “卍” (Chữ Vạn) và Thái Cực Đồ. Tại sao hai ký hiệu độc đáo này lại xuất hiện ở nhiều nền văn hóa riêng biệt, không có sự giao thoa tiếp xúc?

Chỉ có một cách giải thích: “Thái Cực Đồ” và chữ Vạn “卍” đại diện cho giá trị phổ quát toàn nhân loại. Cũng chính là nói, hai loại ký hiệu này là minh chứng cho việc Thần từng đến thế giới loài người.

Nhìn lại lịch sử văn minh của cả phương Tây và phương Đông, con người kinh ngạc phát hiện ra, khởi nguồn của mỗi một dân tộc trên thế giới này đều gắn liền với thần thoại, hơn nữa gần như đều giống nhau: Thần giáng sinh trên thế giới, dạy cho con người văn minh ngôn ngữ, văn hóa tín ngưỡng, kỹ năng nghề thủ công… Cũng có nghĩa là trong ký ức lâu dài của con người, những vị Thần khác nhau quan tâm tới những người thuộc các chủng tộc khác nhau trên trái đất.

Chữ Vạn thực chất là đại biểu cho tầng thứ của vị Phật, tầng thứ càng cao, càng có nhiều chữ Vạn (Ảnh: Dhamma Wheel)

Ký hiệu chữ “卍” tượng trưng cho nhà Phật, và thường được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại. Ký hiệu này được tìm thấy trên các pho tượng Phật và trong các ngôi chùa. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ký hiệu này xuất hiện trong nền văn hoa tiền sử. Còn Thái Cực, nhiều người cho rằng là biểu tượng của Đạo gia, bắt nguồn từ Thần Châu, Trung Quốc.

Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố toàn cầu của ký hiệu chữ “

Đa số người hiện đại cho rằng, chữ “卍” là ký hiệu của Phật gia, người Ấn Độ gọi ký hiệu này là swastika, người Trung Quốc đọc là Tác Vạn. Chữ “卍” được tìm thấy ở nhiều địa điểm cổ xưa trên thế giới, như Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Ả Rập, Nga, Scotland, Ireland, nền văn minh Minos, nền văn hoá Maya, và thậm chí trong tín ngưỡng Kitô giáo và Byzantium, đều tìm thấy ký hiệu này.

Những Ấn giám đến từ nền Văn minh lưu vực sông Ấn, góc phía trên bên phải là hai ấn giám chữ “卍” hiện nay đang được lưu giữ ở Bảo tàng Anh. (Ảnh: World Imaging/Wikimedia Commons)

Trong xã hội phương Tây, chữ “卍” được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Trên kiến trúc giáo đường và trên áo choàng của tượng Thần trong Kitô giáo; Trên tiền giấy của Nga vào thế kỷ XIX; Trên y phục của Thần Zeus ở Hy Lạp.

Vào thời kỳ La Mã, ký hiệu chữ “卍” cũng xuất hiện trên những tế đàn. Ở Israel, chữ “卍” được tìm thấy trong những nhà cầu nguyện cổ xưa. Trong nên văn hóa Trypillia của nền văn minh tiền sử Ukraina cũng tìm thấy ký hiệu này, thậm chí ở Châu Phi xa xôi cũng phát hiện ra hình ảnh chữ “卍”.

Chữ “卍” trên đồ sứ của Hy Lạp cổ đại. (Ảnh: NTD.TV)

Ký hiệu này được sử dụng rộng rãi như vậy chắc chắn nó phải có một ý nghĩa thâm sâu nào đó. Cộng đồng quốc tế thừa nhận chữ “卍” là một dạng văn hóa chung trên toàn cầu, cũng chính là nói chữ “卍” có giá trị phổ quát. Có người nói, trong nhà Phật, chữ “卍” được xem là tượng trưng cho sự cát tường như ý, thiện đức vĩnh tồn.

Ở Tây Tạng, người ta cho rằng chữ “卍” tượng trưng cho ánh sáng vĩnh hằng, sinh mệnh giống như kim cương, vĩnh viễn không bao giờ bị hủy diệt. Cũng có học giả cho rằng, chữ “卍” tượng trưng cho sự từ bi và trí tuệ của Phật Đà, thông qua tri thức của bản thân mà đạt được sự khai sáng. Cũng có người cho rằng, chữ “卍” tượng trưng cho sự hài hòa của vũ trụ, cũng tượng trưng cho sự cân bằng của hai cực.

Những văn vật mang ký hiệu chữ “卍” được khai quật ở Heraklion, Hy Lạp. (Ảnh qua: Agon S.Buchholz/Wikimedia Commons)

Trên các văn vật được tìm thấy, ký hiệu chữ “卍” được phát hiện trên những dụng cụ ăn uống, được thêu trên trang phục, hoặc được đúc trên trang sức. Chữ “卍” có hình dạng cương chính, bốn góc vuông vức. Chữ “卍” cũng có thể xem là một hình tròn với bốn đường cong uyển chuyển mềm mại.

Chữ “卍” trên mũ giáp trụ của Hy Lạp cổ đại. (Ảnh qua: World Imaging/Wikimedia Commons)

Khảo cổ học hiện đại phát hiện sự phân bố của Thái Cực Đồ

Người ta cho rằng Thái Cực Đồ là ký hiệu của Đạo gia ở Trung Quốc, cũng được xưng là “Trung Hoa đệ nhất đồ”. Hình dạng của Thái Cực Đồ được nhiều người nhận biết, giống như hai chú cá hợp lại một chỗ. Cá trắng tượng trưng cho tính Dương, cá đen tượng trưng cho tính Âm. Cá trắng có mắt đen, cá đen có mắt trắng ý nói trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Chỉ khi Âm Dương cân bằng mới có thể duy trì vạn vật. Bởi vì cả vũ trụ đang vận động, vì vậy Âm Dương cũng không ngừng vận hành.

Thái Cực Đồ trên đồ trang sức bằng vàng Celtic vào thế kỷ IV trước Công Nguyên. (Ảnh qua: Gun Powder Ma / Wikimedia Commons)

Dựa theo quan điểm của Dịch học, vận động sinh ra Dương khí, khi vận động đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện sự dừng lại, cũng chính là trạng thái tĩnh, mà tĩnh có thể sinh ra Âm khí. Khí Âm Dương một động một tĩnh trở thành căn bản của nhau, không ngừng sinh ra năng lượng, đủ để hoạt động vô tận.

Học thuyết Âm Dương của Đạo gia là căn bản của nhiều tri thức cổ đại, ví dụ như Ngũ Hành, Bái Quái, Kham Dư, Tinh Tướng. Học thuyết Âm Dương được ứng dụng trong Trung Y, đề xuất lý luận trị liệu điều hòa Âm Dương; Ứng dụng trong Thiên Văn, như Lịch Pháp, Toán Thuật, Chiêm Tinh Học, Phong Thủy… Tìm tòi và nắm bắt sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và ngôi sao. Áp dụng vào mối quan hệ giữa người với người, có tôn ti trên dưới, trong mối quan hệ Âm Dương của vợ chồng. Học thuyết Âm Dương còn cho rằng trái là Dương, phải là Âm, vì vậy mà Trung Quốc có cách nói “nam tả nữ hữu”.

Thái Cực Đồ trên phù hiệu áo giáp của bộ binh đế quốc Tây La Mã. (Ảnh qua Fanfwah/Wikimedia Commons)

Thái Cực Đồ thường được nhìn thấy trên đồ của Đạo Sĩ, Trung Y truyền thống, các môn khí công, trong miếu Khổng Tử, Lâu Quan Đài của Lão Tử, Bạch Vân Quan, trên cờ Hàn Quốc, Mông Cổ, trên Quân hiệu của Không Quân Angola, trên huy chương danh dự.

Vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên, những kiểu mẫu giống với Thái Cực Đồ của Đạo gia được tìm thấy trong nghệ thuật Celtic. Trên Phù hiệu áo giáp của bộ binh đế quốc Tây La Mã cũng là kiểu mẫu giống hệt với Thái Cực Đồ, chỉ có màu sắc khác nhau. Trong nên văn hóa Trypillia của nền văn minh tiền sử Ukraina cũng phát hiện ra một số lượng lớn Thái Cực Đồ không khác gì Thái Cực Đồ của Trung Quốc.

Thần có thật sự tồn tại?

Giáo đồ Kitô giáo chắc chắn từng nhìn thấy trên “Thánh Kinh” viết rằng: Vào thời kỳ tận thế, Chúa Trời sẽ đến nhân gian cứu vớt nhân loại.

Thời kỳ tận thế là gì? Theo như Đức Phật Thích Ca từng giảng, vào một thời kỳ nhất định, Ma tử, Ma tôn sẽ đầu thai thành hòa thượng, ni cô, mặc áo cà sa tiến vào Tự viện làm náo loạn cửa Phật. Từ những gì mà các phương tiện truyền thông đưa tin về sự hỗn loạn của giới Tôn giáo, ví dụ như vụ án linh mục xâm hại tình dục trẻ em làm chấn động thế giới, hay tăng nhân tụ tập dâm loạn trong cửa Phật, tham lam tiền tài vật chất… cho thấy bây giờ có lẽ chính là thời kỳ tận thế.

Thời mạt Pháp, đại họa sẽ bao phủ thế gian (Ảnh: hiamag.com)

Thời kỳ tận thế hỗn loạn như vậy, toàn thế giới đang chờ đợi sự xuất hiện của Thần, vậy Thần có thật sự tồn tại hay không?

Từng có một vị ký giả phỏng vấn Albert Einstein, mời ông nói ra cách nhìn của mình về sự tồn tại của Thần. Einstein nhìn những viên kẹo, bánh, ly cà phê trên bàn, nói với người ký giả rằng, những thứ đồ nhỏ nhặt này chắc chắn phải cần một sức mạnh giúp chúng được bày trên bàn. Trong vũ trụ có rất nhiều tinh cầu, mỗi tinh cầu vận hành theo một quỹ đạo nhất định, chỉ có Thần mới có sức mạnh to lớn có thể an bài cả một vũ trụ khổng lồ. Tri thức của một nhà khoa học hàng đầu thế giới đã mở ra tầm nhìn rộng lớn hơn cho con người.

Chỉ có Thần mới có sức mạnh to lớn có thể an bài cả một vũ trụ khổng lồ (Ảnh: ĐKN)

Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi lại được hình ảnh các tinh cầu bùng nổ, nói rõ vũ trụ đang có sự biến hóa kinh thiên động phách. Một số tinh cầu bị hủy diệt, một số khác lại được tái sinh, ngoài ra một số lại đạt được năng lượng trẻ hơn. Các nhà thiên văn học còn phát hiện, khi một số tinh cầu to lớn trong vũ trụ bị hủy diệt, thì vũ trụ sẽ chuẩn bị xuất sinh rất nhiều tinh cầu mới.

Phải chăng trong vũ trụ mênh mông vô tận dường như tồn tại một đôi tay quảng đại, mỗi ngày đều đang thanh lý những thứ bị ô nhiễm của vũ trụ, tái tạo và trùng tổ để nó ngày càng tốt đẹp và phồn hoa hơn.

Nếu kết hợp chữ Vạn và Thái Cực, chúng ta sẽ có một đồ hình đại biểu cho vũ trụ. (Ảnh: Đoàn diễu hành của các học viên Pháp Luân Công)

Hiện ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada và các nước châu Âu, có các cuộc diễu hành trên đường phố vô cùng trang nghiêm và đẹp mắt với rất đông người tham gia, mang theo hình ảnh kết hợp giữa Thái Cực Đồ và Chữ Vạn – đây là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ vũ trụ.

Ai có thể bao quát được toàn bộ vũ trụ? Chỉ có thể là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra thế giới này. Phải chăng ngài thực sự đã tới thế gian, đang độ vớt nhứng chúng sinh lầm lạc bước qua kiếp nạn cận kề? Chỉ cần có tín tâm và thiện niệm, bạn nhất định sẽ có cơ hội đắc được cơ duyên trân quý ấy.

Nam Minh

Exit mobile version