Đại Kỷ Nguyên

Điều gì đã giúp cô gái xinh đẹp vượt qua thời khắc ‘mười phần chết một phần sống’ khi lạc trong rừng hoang?

Từ một cô gái trắng trẻo mịn màng, sau 28 ngày lạc cô đã sụt đi 23 kg, với thân thể đen đúa không một cm nào không có vết thương... Nhưng điều gì đã giúp cô sống sót?

Một người lái xe đã thấy “cái gì đó động đậy trong bụi cây”, và đó là một cô gái lấm lem bùn đất và ốm yếu! Người lái xe không biết cô gái trẻ này đã bị lạc trong rừng rậm ở bang Alabama 28 ngày trước đó.

Cô cho biết những suy nghĩ về cha mẹ đã tiếp thêm ý chí phải sống cho bản thân!

Nguồn: Facebook | Madeleine Hackett

Judy Garner đã gọi cho cảnh sát khi tìm thấy một cô gái trẻ người đầy bùn đất bên lề đường trong khi lái xe trên xa lộ 82 tại Quận Bullock vào khoảng 9 giờ tối ngày 12 tháng 8.

Tôi bắt đầu run. Tôi đã khóc, tôi sợ và tôi không biết phải làm gì “, Garner nói với NBC News.

Nguồn: Facebook | Lisa Theris

Cô gái được tìm thấy trong rừng ở Midland  là Lisa Theris, sinh viên về  X quang ở Louisville, 25 tuổi, bị báo mất tích ngày 23 tháng 7.

Lần cuối cùng nhìn thấy Theris  là trong một lều đi săn ở Midway với hai người đàn ông: Manley Davis và Randall Oswald.

Theris biết được hai người này đang lên kế hoạch đi ăn trộm. Không muốn tham gia vào vụ trộm của họ, cô đã bị lạc khi  trốn vào trong rừng, trong khi không có điện thoại hoặc túi xách.

Cảnh sát trưởng Raymond Rodgers WSFA cho biết: “Cô ấy không quen thuộc  khu vực này khi bỏ chạy, cô ấy đã đi vào rừng và bị lạc”.

Khi Theris được tìm thấy, cả người phủ đầy bùn đất, thân thể cháy nắng, đầy vết  trầy xước và vết côn trùng cắn, tóc tối tung, móng tay dơ bẩn.

Khi tôi hỏi cô ấy đã ăn gì, cô ấy rơi nước mắt, nhưng cô  nói rằng những gì tiếp thêm can đảm cho cô để sống sót đó là gia đình cô ấy“, Anthony Williams, cảnh sát trưởng quận Bullock nói với News NBC. Cô gái cho biết: “suy nghĩ về cha mẹ  đã đem lại cho tôi ý chí phải sống”, và cô đã sống sót.

Theo báo cáo, Theris đã sụt khoảng 23 kg và sống sót qua 28 ngày lạc trong rừng, ăn quả, nấm rừng, uống nước suối hoặc nước ở vũng nước.

Nguồn: Facebook | Madeleine Hackett

Theris cuối cùng đã tìm thấy gia đình của mình sau khi đi chân trần ra được lề đường xa lộ 82.

Nguồn: Getty Images | CGIBackgrounds.com

Gia đình cô đã bày tỏ niềm vui khi cô được tìm thấy vẫn còn sống sau những cuộc tìm kiếm tích cực ở nhiều nơi.

Anh trai của cô, Will Theris, đã viết trên Facebook: “28 ngày bị lạc trong vùng hoang dã, Lisa vẫn còn sống, em là người mạnh nhất mà anh biết“.

Nguồn: Facebook | Lisa Theris

Chị ấy suy yếu nặng nề, chị ấy đã chịu đựng và gầy đi nhiều. Không một cm nào trên người chị ấy còn lành lặn”, em gái Elizabeth cho biết.

“Hôm qua là ngày hạnh phúc nhất và siêu thực nhất khi chúng tôi nhận được cuộc gọi báo tin đã tìm thấy em ấy. Em có nhiều biến chứng và cần một thời gian để hồi phục, nhưng em là người mạnh mẽ, và vẫn bông đùa  như mọi khi“, anh trai Will nói thêm.

Điều gì đã thực sự giúp cô sống sót? 

Các nhà khoa học ngày càng hiểu rõ hơn rằng, đối với người bệnh hay người lâm nghịch cảnh, thì ý chí của họ đóng một vài trò vô cùng quyết định. Tình trạng bệnh của một người được cho là “do 7 phần tinh thần 3 phần bệnh”. Tùy theo ý chí tinh thần mà có thể khiến cho bệnh tình trầm trọng hơn hay thuyên giảm đi, vượt qua cửa tử hay không vượt qua cửa tử.

Có một câu chuyện trong chiến tranh thế giới lần thứ II, về một người bị trói trên giường, và những người trói người đàn ông ấy đã bịt mắt anh, sau đó lấy một con dao cứa nhẹ vào cổ tay, nhưng không làm cho cổ tay anh này bị chảy máu. Tuy nhiên do bị bịt mắt, người đàn ông không hề biết điều đó, nghĩ rằng tay bị cứa chảy máu rồi. Sau đó những người trói anh mở một vòi nước, cho nước nhỏ giọt từng giọt từng giọt xuống kêu tí tách, và nói với anh này rằng đó chính là máu của anh đang nhỏ giọt xuống. Một lúc sau người đàn ông đã chết.

Rõ ràng là chính nỗi sợ hãi đã đẩy anh tới cái chết, chứ không phải bởi vì cơ thể bị mất máu hay bị tổn thương.

Do vậy, chúng ta mỗi người hãy chú ý hơn tới “căn bệnh tinh thần” trong tâm hồn mình, và không quên rằng đó mới thực sự là gốc rễ vấn đề: 

Xuân Hà – Hà Phương (theo Epoch Times France)

Xem thêm:

Exit mobile version