Đại Kỷ Nguyên

Dấu tích người khổng lồ (P.1): Những ghi chép về sự tồn tại của người khổng lồ

20 năm trước, sự hiện diện của người khổng lồ vẫn được coi là hoang đường, nhưng càng ngày càng có nhiều thông tin về người khổng lồ đã từng tồn tại trong lịch sử của nhân loại. Trong các văn tự  từ thời cổ đại cho đến hiện đại đều có ghi chép về việc này.

Hơn 60 năm trước, một cuộc khai quật tại hang động Qumran đã tìm thấy hơn 900 bản thảo cổ tiết lộ nhiều bí ẩn về quá khứ của nhân loại. Nó trùng với những gì mà các nhà khảo cổ tìm thấy ngày hôm nay.

Các nhà khảo cổ đã vô cùng bối rối khi tìm thấy một văn bản bất thường trong số này, một cuộn cung cấp những manh mối về sự sụp đổ của Nephilim – Người Khổng Lồ trong Kinh Thánh đã nói. Nó được gọi là The Book of Giants.

Cuốn sách bí ẩn bất thường: Cuốn sách về sự sụp đổ của người khổng lồ Nephilim. Họ gọi nó là The Book of Giants (Cuốn sách về những người khổng lồ).

Sau đó, năm 1956, những cuộc khảo cổ với quy mô lớn đã phát hiện ra tới 900 bản thảo trên giấy da, bản thảo bằng đồng, một ít được viết bằng giấy cói có niên đại trước Công nguyên. Từ đó, cung cấp cho chúng ta những cái nhìn quan trọng về quá khứ mà nhân loại trải qua.

Một trang sách bằng đồng

Hang động Qumran nằm ở phía Tây Bắc biển Chết là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng và ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Tại nơi đây, năm 1947, một người chăn cừu Bedouin tình cờ phát hiện ra những cuốn bản thảo cổ xưa.Một phần cuốn sách làm bằng đồng được tìm thấy trong hơn 900 cuốn cổ được khai quật

Cuốn “Sách Enoch” cổ được tìm thấy ở Ethiopia ghi chép rằng những người khổng lồ là con của các vị Thần, đã xuống Trái đất và mang hình hài vật chất.

Về chuyện các thiên thần có kích thước khổng lồ có tồn tại hay không, các phi công Liên Xô đã khẳng định nhìn thấy vào năm 1985 những hình dáng khổng lồ của các thiên thần tươi cười trên bầu trời. Họ có đôi cánh lớn và có vầng hào quang chói lòa quanh đầu. Những thiên thần này đã đi theo con tàu vũ trụ Salut – 7 và theo dõi bảy thành viên phi hành đoàn trong vòng mười phút rồi biến mất không để lại dấu vết.

Các phi công vũ trụ Liên Xô đã khẳng định nhìn thấy vào năm 1985 những hình dáng khổng lồ của các thiên thần tươi cười trên bầu trời. Họ có đôi cánh lớn và có vầng hào quang chói lòa. (Ảnh minh họa: Mtgthuduc.net)

Trong “Bộ luật Vaticanus” một tác phẩm của người Aztec được lưu giữ trong thư viện Vatican có ghi chép về việc trên Trái Đất đã tồn tại 4 thế hệ người khổng lồ. Thế hệ đầu tiên đã nhanh chóng bị tiêu diệt vì nạn đói. Thế hệ thứ hai bị tiêu diệt trong đám cháy khủng khiếp. Thế hệ thứ ba bị tiêu diệt trong bão tố. Và thế hệ thứ tư, sống vào kỷ “mặt trời – nước” đã bị nhấn chìm trong một trận lụt. Và chỉ sau đó mới xuất hiện con người có hình thức và dáng vóc như hiện nay.

Nhà khoa học người Đức Alexandr von Humboldt, khi nghiên cứu bản thảo của mục sư Pedro de Los Rios người Dominica đã chỉ ra thêm một bằng chứng nữa về trận hồng thủy đã hủy diệt những người khổng lồ. Chỉ có 7 người khổng lồ kịp trốn vào hang động. Khi nước tràn lên, một trong số họ có biệt hiệu Selhui đã tới Cholollan xây dựng ngọn núi nhân tạo có hình Kim tự tháp để tưởng nhớ về ngọn núi Tlaloc đã che chở cho ông ta và những người anh em.

Trên Trái Đất đã từng tồn tại nhiều thế hệ người khổng lồ. (Ảnh: Soha)

Nhà châu Phi học B. Davidson đã miêu tả sinh động cuộc sống của những người khổng lồ dựa vào những nghiên cứu của ông trong một cuộc khai quật tại lưu vực sông Okovango, Tây Nam châu Phi:

“Những người khổng lồ này có một sức mạnh kinh khủng. Chỉ một tay của họ có thể ngăn được dòng chảy của con sông. Còn giọng nói của họ to đến mức vang từ làng này qua làn khác. Khi có một người khổng lồ ho, chim chóc dạt xa như thể bị gió cuốn. Khi săn bắn, họ đi một ngày được hàng trăm km, và họ vác trên bai đi về nhà một cách dễ dàng những con voi hay hà mã săn được”.

Khi nhà ngoại giao người Ả Rập Ahmed Ibn – Fadlan cùng với sứ giả của Khan Bagdat vào thế kỷ XII tới thăm vua của những người Bulgar tại Volga, người ta đã chỉ cho ông xem một tên khổng lồ. Nhà ngoại giao đã ghi lại trong nhật ký: “Tôi thấy đầu hắn ta giống như một chiếc thùng lớn, còn xương sườn của hắn giống như những cành cọ lớn nhất”. Gã khổng lồ này bị tóm tại phía Bắc của đất nước Visu (hiện nay là vùng Pechory) và được đưa đến đất nước người Bulga. Người ta phải giam hắn ở ngoại ô thành phố, buộc vào thân cây bằng những sợi xích khổng lồ bởi hắn rất độc ác và dữ tợn.

Cả Magenllan cũng đã từng gặp người khổng lồ vào năm 1520, khi tàu của ông buông neo tại vịnh San – Juan bên bờ Patagonia. Trong nhật ký thám hiểu có ghi những dòng như sau:

“Bỗng nhiên chúng tôi thấy trên bờ một người khổng lồ gần như lõa lồ. Thậm chí những người cao nhất trong số chúng tôi cũng chỉ cao đến thắt lưng hắn, ngoài ra hắn khá cân đối, có khuôn mặt rất to được vẽ màu đỏ”.

Chúng ta nên biết rằng Magenllan cũng như những thủy thủ châu Âu khác đều giống những người châu Âu nói chung, có thể hình khá lớn.

Ferdinand Magellan, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha, là người đầu tiên thực hiện chuyến du hành vòng quanh thế giới, cũng từng bắt gặp người khổng lồ. (Ảnh: wiki)

Gần đây nhất là câu chuyện của nhà nghiên cứu người Anh Gerald Alston. Vào năm 1919 ông đã bị những người khổng lồ sống trong vùng núi dốc đứng Guiana phía Đông Nam của Venezuela bắt làm tù binh. Họ là những người da nâu sáng giống dân Mông Cổ, có chiều cao trung bình khoảng 3m và một cậu bé con của những người khổng lồ này trong lúc nô đùa còn vô ý bẻ gãy tay Alston khiến ông phải đau đớn hàng tháng trời. Nửa năm sau, Alston và người da đỏ nữa đã trốn thoát được ra ngoài và ghi lại câu chuyện này.

Như vậy rất nhiều ghi chép từ xa xưa cho đến thời cận đại đều có nói về sự hiện diện của người khổng lồ, họ tồn tại song hành với nhân loại chúng ta. Tuy nhiên họ có số lượng ít ỏi, và sống ở những nơi hiểm trở hoặc núi sâu rừng già nên rất ít người bắt gặp, nhất là họ lại thường tỏ ra khá hung dữ nên cũng không có một ai đủ tò mò và dũng cảm để đến gần họ.

Vậy phải chăng những người khổng lồ đã từng tồn tại và có lẽ vẫn đang tồn tại với số lượng ít ỏi ở những nơi mà con người chưa từng đặt chân tới?

Nam Minh

Exit mobile version