Có rất nhiều người tin rằng từng tồn tại một nền văn minh tiên tiến trên sao Hỏa, hành tinh ‘hàng xóm’ của Trái đất chúng ta.
Vào giữa năm ngoái, Dana Rohrabacher, một thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, đã từng yêu cầu các nhà khoa học lên tiếng giải thích về tính khả thi của điều này. Yêu cầu của ông dường như là có cơ sở, bởi từ những bức ảnh chụp trong các dự án không gian người ta đã ghi nhận được những vật thể kỳ dị trên hành tinh đỏ.
Hơn một thế kỷ trước, nhà thiên văn học người Ý Giovanni Schiaparelli đã quan sát được các đường thẳng dài trong vùng vĩ độ 60 độ Bắc – 60 độ Nam trên bề mặt sao Hỏa, mà theo ông, là một hệ thống kênh đào dẫn nước phức tạp.
Sau đó khoảng vài chục năm, nhà thiên văn người Mỹ Percival Lowell cũng đã độc lập phát hiện ra các kênh đào trên sao Hỏa, và theo ông, chúng được xây dựng để dẫn nước từ các chỏm băng vùng cực đến các vùng vĩ độ giữa ở trung tâm.
Đặc biệt hơn, đến năm 1976, tàu thăm dò không gian Viking I của NASA đã gửi về các hình ảnh cho thấy một bức chạm nổi rất giống với khuôn mặt người. Mặc dù các nhà khoa học NASA giải thích rằng “Khuôn mặt trên sao Hỏa” chỉ là một tạo thành đá tự nhiên đơn thuần, có rất nhiều người cho rằng đó là bằng chứng của một nền văn minh cổ đại trên hành tinh đỏ.
Và cho đến hiện tại tàu thăm dò Sao Hỏa Curiosity của NASA – một chương trình khám phá bề mặt Sao Hỏa – dường như đã phát hiện được thêm rất nhiều vật thể kỳ dị khác như vậy, kể từ khi đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ và chính thức thu thập dữ liệu vào năm 2012.
Bức tượng một phụ nữ chiến binh ngoài trái đất, và vô số dị vật khác trên hành tinh đỏ
Joe White, một nhà báo người Anh, tuyên bố đã phát hiện ra một dị vật kỳ lạ khi xem xét các bức ảnh chụp mới nhất của sao Hỏa được gửi về từ tàu thăm dò Curiosity. Bức ảnh này được chụp trong lòng chảo của Hố va chạm Gale, nơi tàu thăm dò NASA đã tỉ mỉ ghi hình quang cảnh sao Hỏa trong vòng sáu năm gần đây. Theo White, những bức ảnh mới nhất cho thấy phần đầu của của bức tượng một phụ nữ chiến binh trông khá giống những bức tượng Ai Cập cổ đại trên Trái đất.
“Tôi tìm thấy cái có vẻ như là phần đầu khá nhỏ của một bức tượng phụ nữ trong hố va chạm Gale trên bề mặt sao Hỏa, trong một bức ảnh chụp gần đây của tàu thăm dò Curiosity của NASA”, White trao đổi với tờ Metro. “Nó có vẻ là hình chạm khắc một chiến binh đội mũ giáp tương tự như một số trên Trái đất thời Trung Cổ.”
Nhà báo chuyên về lĩnh vực không gian này chia sẻ phát hiện của ông thông qua một video đăng tải trên YouTube. Ông bình luận về phong cách nghệ thuật nổi bật của bức tượng kỳ lạ và khẳng định rằng nó có một sự tương đồng rõ nét với các bức tượng chiến binh cổ đại được tìm thấy trong rất nhiều ngôi đền trên khắp Ai Cập.
Ông cũng tiết lộ rằng đây không phải là khám phá duy nhất thuộc loại này trên bề mặt sao Hỏa. Trên thực tế, ông đã tìm thấy hàng trăm di tích tương tự trong một số bức ảnh chụp sao Hỏa được gửi về từ tàu thăm dò Curiosity trong những năm gần đây. Bên dưới là danh sách một số phát hiện tương tự của tàu Curiosity:
Theo ông, những vật thể kỳ dị này là dấu tích còn sót lại của “một nền văn minh cổ đại” và thịnh vượng từng tồn tại và cư trú trên hành tinh đỏ.
Sao Hỏa tràn ngập sự sống?
Và Joe White không phải là người duy nhất đưa ra quan điểm như vậy. Gần đây, nhà sinh học vũ trụ tên Barry DiGregorio từ ĐH Buckingham (Anh) tuyên bố Sao Hỏa như chúng ta biết tràn ngập sự sống, và NASA đang cố tình che giấu các bằng chứng hóa thạch xuất hiện trên hành tinh đỏ. Tháng trước, DiGregorio tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài trái đất trên sao Hỏa dưới dạng các dấu vết hóa thạch, mà đã được NASA che dấu bằng cách di chuyển tàu Curiosity sang một vị trí khác.
Ảo giác pareidolia?
Bất chấp những sự tương đồng ấn tượng của các vật thể kỳ dị trên Sao Hỏa với các cấu trúc nhân tạo trên Trái Đất, NASA và những người hoài nghi đã phủ định những tuyên bố như vậy, về sự tồn tại sự sống hay nền văn minh cổ xưa trên hành tinh đỏ. Họ quy nó cho một hiện tượng tâm lý gọi là ảo giác pareidolia, hay xu hướng tưởng tượng ra hình ảnh quen thuộc từ những vật thể không liên quan, ví như mặt người trên đám mây hay trên tảng đá.
Có vẻ như những sự tương đồng về hình dáng bề ngoài chưa thể là bằng chứng thật chắc chắn cho sự tồn tại của một nền văn minh tiên tiến trên Sao Hỏa, ít nhất cho đến khi giới khoa học tìm thấy dấu tích đầu tiên của … 2 vụ nổ bom hạt nhân thời viễn cổ trên hành tinh này.
Đây là khám phá của Tiến sĩ vật lý John Brandenburg từ Đại học California. Tuyên bố của ông được dựa trên các dấu vết urani và thori (hai chất có tính phóng xạ) được tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa. Ông cho rằng Sao Hỏa từng có một nền văn minh có khả năng phát triển bom nguyên tử.
Nếu nói đến khám phá về bom nguyên tử thời cổ đại, Sao Hỏa chắc chắn không phải là đầu tiên hay duy nhất. Ngay trên Trái Đất chúng ta, người ta đã phát hiện được dấu tích của các vụ thử bom hạt nhân thời cổ đại. Tại nước cộng hòa Gabon ở Châu Phi, một lò phản ứng có niên đại 1,8 tỷ năm tuổi đã được tìm thấy. Những dấu tích của nền khoa học công nghệ thời viễn cổ như vậy đặt dấu hỏi lớn về tuổi thọ của nền văn minh trên Trái Đất nói riêng, và trên các hành tinh khác xung quanh chúng ta nói chung.
Dù sao đi nữa, có lẽ chúng ta sẽ phải đợi đến năm 2030, thời gian NASA dự kiến sẽ triển khai dự án thám hiểm Sao Hỏa có người lái đầu tiên trong lịch sử, thì khi đó mới có thể biết chắc liệu sự sống thông minh ngoài hành tinh có từng tồn tại trên hành tinh đỏ hay không. Trong bối cảnh hiện tại, Sao Hỏa vẫn là ứng cử viên “định cư” tiềm năng tiếp theo của nhân loại trong tương lai, và cơ quan không gian các nước đang nghiên cứu cách thức biến hành tinh cằn cỗi này thành một nơi có thể sinh sống được.
Quý Khải