Đại Kỷ Nguyên

Con người đã từng đi dạo cùng khủng long?

Nhân loại đã từng đi dạo cùng khủng long ư?

Ở số trước của Bí ẩn chưa được giải đáp, chúng ta đã nói về hóa thạch dấu chân người cách đây 200 triệu năm; nhiều bạn nói là được mở mang tầm mắt, tuy nhiên cũng có bạn thắc mắc rằng theo thuyết tiến hóa thì làm sao có con người 200 triệu năm trước? Ngay cả khi thực sự như thế, thì làm thế nào có thể chỉ lưu lại mỗi một dấu vết như vậy?

Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ cho bạn biết thêm về những di tích của con người trong hóa thạch, bao gồm cả thời đại khủng long mà bạn rất quan tâm.

Di tích nhân loại trong hóa thạch

Ở Nam Phi, có sườn đồi Kleike, nơi những người thợ mỏ tìm thấy hàng trăm quả cầu sắt, và địa tầng đặt những quả cầu này có lịch sử khoảng 2,8 tỷ năm. Rãnh bao quanh quả cầu sắt trông rất chuẩn xác như được gia công. Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh. Bạn nghĩ những quả cầu sắt này được hình thành tự nhiên hay nhân tạo?

Vào thế kỷ 19, nhà bếp của các hộ gia đình Mỹ đều đốt than. Năm 1891, ở một ngôi làng nhỏ ở Morrisonville, Illinois, bà cụ Culp khi đang xúc than vào nhà bếp của mình, thì một cục than lớn đã tách ra hai nửa; và sau đó một sợi dây chuyền vàng rơi ra khỏi nó. Sợi dây chuyền vàng này dài khoảng 25cm, hàm lượng vàng 8K và nặng khoảng 12g, được chế tác rất tinh xảo. Tờ Morrisonville Times vào thời điểm đó đưa tin: Qua phân tích tin rằng, sợi dây chuyền vàng không thể vô tình rơi vào viên than sau khi được khai thác, bởi một phần cục than vẫn còn dính trong sợi dây chuyền, và trong cục than vẫn còn in dấu vết của sợi dây chuyền vàng.

Than đá là hóa thạch thực vật từ các khu rừng cổ đại cách đây khoảng 359 triệu đến 251 triệu năm. Do đó,  dây chuyền vàng này phải có lịch sử trên 250 triệu năm.

Tuy nhiên, vì cả vật thể lẫn ảnh chụp đều không còn lưu lại, nên bạn có thể nói, “Không có hình ảnh, không có sự thật”, điều này không đáng tin lắm.

Nồi sắt cách đây 300 triệu năm

Được rồi, chúng ta hãy nhìn vào bằng chứng khác có ảnh có vật.

Có một nhà máy điện tử ở Thomas, Oklahoma, Mỹ. Năm 1912, khi hai nhân viên xúc than vào lò sưởi của nhà máy, họ phát hiện một cục than quá lớn không thể sử dụng được. Vì vậy, những người thợ đã mang một cái búa lớn để đập nhỏ ra. Chỉ với một cú đánh, cục than nứt ra. Tuy nhiên, nghe có tiếng kêu – chiếc búa như va vào một miếng sắt. Các công nhân đã rất kinh ngạc, họ dịch búa ra để nhìn thì phát hiện có một cái nồi bên dưới! Khi lấy chiếc nồi sắt ra, người ta thấy giữa hai nửa viên than bị nứt có vết hằn của chiếc nồi. Sau đó, được kiểm tra bởi một số chuyên gia, người ta tin rằng cục than bao chiếc nồi sắt có lịch sử 325 triệu năm.

Chiếc nồi sắt này cùng lời khai có công chứng của một trong những người thợ, Frank J. Kennord, hiện được trưng bày trong Bảo tàng Bằng chứng Sáng tạo ở Texas. Mọi người có thể ghé thăm nếu có cơ hội.

Hóa thạch ngón tay của con người trong thời đại khủng long

Có thể bạn đã nghe nói rằng hóa thạch dấu chân khủng long sống trong kỷ Phấn trắng được tìm thấy dưới đáy sông Raluxy ở Texas, Hoa Kỳ, bên cạnh có 12 hóa thạch dấu chân người, và một trong số đó còn in trên dấu chân khủng long.

Trong cùng một khối đá gần đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy một chiếc búa có cán gỗ đã biến thành than. Phần búa sắt là một hợp kim feroclorua rất lạ, không thể sản xuất với công nghệ hiện tại, cho thấy một nền văn minh tiền sử rất phát triển.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn phát hiện ra một hóa thạch ngón tay bên cạnh. Nhìn hình thì thấy giống như ngón tay người phải không các bạn?

Sau khi các nhà khoa học cắt lát hóa thạch ngón tay, họ quan sát thấy rằng hóa thạch này cũng có cấu trúc xốp mà xương người có. Sau đó, chụp X-quang và chụp CT toàn bộ hóa thạch, và người ta quan sát thấy hóa thạch có các kết cấu xương, khớp và gân. Nói một cách dễ hiểu, có thể tìm thấy các bộ phận của ngón tay trên hóa thạch này. Các nhà khoa học thậm chí còn cho biết, người có ngón tay này nếu chơi được đàn violin thì không có khó khăn gì khi thách thức những bản nhạc khó của Paganini.

Hóa thạch ngón tay này cũng được sưu tầm trong Bảo tàng Bằng chứng Sáng tạo mà chúng tôi đã đề cập vừa rồi; đó là bảo vật của bảo tàng, mô tả chi tiết có thể tham khảo trên trang web của bảo tàng; các bạn quan tâm có thể vào xem.

Các nhà khoa học cuối cùng kết luận rằng, hoặc là có một loài khủng long nào đó có móng vuốt giống như bàn tay của con người vào thời điểm đó, hoặc là con người đã từng sống chung với khủng long. Nhưng căn cứ vào chiếc búa thép, thì có nhiều khả năng là con người và khủng long đã đồng thời cùng tồn tại!

Nhưng liệu nó có khả thi không? Khủng long đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm; nhưng theo thuyết tiến hóa của Darwin, thì thậm chí không có loài khỉ nào vào thời điểm đó, tìm đâu ra một con người?

Những “Hòn đá Ica” bí ẩn

Trong những “Hòn đá Ica” bí ẩn được tìm thấy ở Peru, chân thực có khắc những trường cảnh miêu tả con người sống chung với khủng long.

Những hòn đá Ica (Ica Stones) đến từ một ngôi làng nhỏ ở thành phố Ica trên đồng bằng Nazca ở Peru. Toàn thân màu đen, vân dày đặc hơn nhiều so với các hòn đá thông thường, kích thước khác nhau, hòn nhỏ cầm bằng một tay, hòn lớn cao hơn 1m; từng hòn đá được chạm khắc tỉ mỉ với các đồ hình phức tạp. Gần hang động nơi chúng được tìm thấy, các hóa thạch sinh vật cổ từ hàng triệu năm trước có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi.

Những bức chạm khắc trên đá này mô tả một nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến. Họ có công nghệ y tế tuyệt vời, có thể sử dụng châm cứu để gây mê, phẫu thuật cắt lồng ngực và cấy ghép não; họ cũng có kiến ​​thức tuyệt vời về thiên văn học, có thể sử dụng kính thiên văn và có thể vẽ bản đồ thiên hà trong không gian.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là một số lượng lớn các tác phẩm chạm khắc trên đá mô tả sự tương tác giữa con người và khủng long. Những con vật to lớn này trông giống như những con vật nuôi trong nhà, chúng rất thuần phục.

Ví dụ, hòn đá này được chạm khắc một con khủng long ba sừng (Triceratops). Loài khủng long này trông giống như một con tê giác khổng lồ, được đặt tên theo ba chiếc sừng trên đầu. Một người đàn ông cưỡi trên lưng một con khủng long ba sừng, vung vẩy vũ khí giống như chiếc rìu trên tay, như thể trong một trận chiến.

Và trên phiến đá này, chúng ta có thể thấy rõ một người đàn ông đang cưỡi trên lưng một con khủng long pterodactyl với một con dao trên tay.

Điều này đang thách thức trực tiếp thuyết tiến hóa. Do đó, một số người đặt nghi vấn rằng có thể những hoa văn này do chính người dân trong làng vẽ nên.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Javier Cabrera, một học giả nghiên cứu về hòn đá Ika, tin rằng có lẽ vì loại đá hiện nay đã nổi tiếng, nên không thể tránh khỏi việc làm giả, nhưng điều này không phủ nhận rằng những bức chạm khắc trên đá Ica là kiệt tác của nền văn minh thời tiền sử. Vì đá Ica đã được người Tây Ban Nha phát hiện sớm nhất từ ​​thế kỷ 16 và chuyển về Trung Quốc để nghiên cứu. Vào năm 1571, nhà sử học người Tây Ban Nha Juan de Santa Cruz Pachacuti đã đề cập đến những hòn đá này trong cả hai cuốn sách của ông, và gọi khủng long là “rồng”. Một trong số chúng có thể được tìm thấy trong Thư viện Quốc gia Lima, thủ đô của Peru. Lúc đó, dân làng địa phương còn không biết khủng long là gì? Làm thế nào nó có thể vẽ ra những hình tượng như vậy?

Vì lý do này, Tiến sĩ Cabrera đã cố tình mở một Bảo tàng Black Rock để trưng bày các bộ sưu tập của riêng mình, để mọi người có thể phân biệt độ thật, giả. Có hàng chục nghìn hòn đá Ica khác nhau trong bảo tàng, mỗi viên đều có một câu chuyện riêng. Nếu có dịp đến đó, bạn có thể ghé qua.

Nếu điều này vẫn chưa đủ để thuyết minh vấn đề, dưới đây chúng tôi cho bạn thấy một chứng cứ chắc chắn hơn.

Hóa thạch nhân loại cách đây 600 triệu năm

Năm 2017, khi một nhóm các nhà cổ sinh vật học tìm kiếm bằng chứng cho thấy khủng long từng sống ở Nam Cực, họ đã tìm thấy hai hóa thạch nghi là của con người trong đá trầm tích của núi Whitmore. Một trong số khối hóa thạch trông rất rõ ràng, nó giống hệt như một bộ xương người, chỉ là kích thước nhỏ hơn.

Tiến sĩ Marly từ Đại học Cambridge ở Vương quốc Anh cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra các hóa thạch và chắc chắn rằng chúng có tuổi đời ít nhất 600 triệu năm.” Bà cũng cho biết, “Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi về xương, rõ ràng chúng chắc chắn là bộ xương người, không phải của động vật linh trưởng.”

Những hóa thạch này sau đó đã được gửi đến Viện Cổ vật Quốc gia ở Washington, DC để tiến hành phân tích thêm.

Có thể một số bạn bè sẽ nói rằng bộ xương người trong hóa thạch này nhỏ như một con búp bê, trong khi người trong bức chạm khắc trên đá mà tôi vừa nhìn thấy có kích thước như một con khủng long.

Trên thực tế, ghi chép về tộc người khổng lồ và tộc người tí hon không phải là hiếm. Ví dụ, trong “Sơn Hải Kinh” có viết về người khổng lồ Khoa Phụ (夸父), và trong “Thái Bình Quảng Ký” cũng đề cập rằng có quốc gia người tí hon với chiều cao chỉ ba thốn (khoảng 10cm), gọi là Hạc Dân Quốc. Chẳng qua vì ở thời hiện đại, chúng ta thực sự không thể nhìn thấy họ nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ chưa bao giờ tồn tại, đúng không?

Vì vậy, trong quá trình diễn hóa lâu dài của địa cầu, việc xuất hiện những con người với nhiều kích cỡ khác nhau không có gì là quá kỳ lạ đúng không?

Ở đây chúng ta hãy nghĩ về nó theo cách này, địa cầu chuyển một vòng là một ngày, ngày và đêm luân phiên nhau. Địa cầu quay quanh mặt trời một vòng là một năm, và bốn mùa luân hồi. Trong một năm đó, bác nông dân trồng trọt vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu, đợi đến mùa đông vạn vật tàn lụi, liền về nhà nghỉ ngơi. Năm nay loại hạt nào được mùa, liền lưu lại hạt giống để gieo trồng năm sau. Hoặc nếu có bất kỳ các giống mới nào, có cơ hội bác nông dân liền trồng thử.

Hệ Mặt trời của chúng ta đang vận chuyển trong dải Ngân Hà, dải Ngân Hà đang vận chuyển trong toàn Vũ trụ, vậy chẳng phải cũng có “mùa” ở trong một phạm vi rộng hơn? Liệu có một “bác nông dân” như vậy trong tự nhiên phụ trách việc gieo trồng mùa xuân và thu hoạch mùa thu không? Tại mỗi “mùa xuân”, bác lại gieo các chủng tử của muôn loài, bao gồm cả nhân loại chúng ta, cho phép địa cầu được phát triển phồn vinh, sau khi đã trải qua mọi sự náo nhiệt, mùa đông lại quay trở lại, chờ đợi qua mùa đông để bắt đầu vòng luân hồi tiếp theo. Lần luân hồi tiếp theo cũng có thể sẽ gieo những hạt giống ban đầu, cũng có thể hoán đổi hạt giống khác, tùy thuộc vào tâm tình của bác nông dân.

Có thể sinh mệnh thực sự được tạo ra một cách đơn giản như vậy, chỉ là tư tưởng của chúng ta quá phức tạp mà thôi.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version