Đại Kỷ Nguyên

Con người đã phẫu thuật thay tim và khoan sọ từ 5.000 -10.000 năm trước?

Xương sọ thời cổ đại được tìm thấy, với lỗ khoan đã nhỏ lại do được mô xương phục hồi, chứng tỏ bệnh nhân đã sống sót sau ca phẫu thuật (Ảnh: Wiki)

Những bằng chứng về việc khoan sọ và phẫu thuật thay tim từ 5,000 năm trước đã được phát hiện tại các hiện trường khảo cổ. Nó không chỉ vượt xa trí tưởng tượng của con người hiện nay mà còn làm thay đổi những suy nghĩ cứng nhắc của con người hiện nay về nền y học cổ đại. 

Phẫu thuật khoan sọ cổ đại

Phẫu thuật khoan sọ bắt nguồn lần lượt từ Châu Âu, Nam Mỹ rồi đến khu vực Thái Bình Dương. Người ta cho rằng ca phẫu thuật xương sớm nhất ở châu Âu có từ khoảng 8.000 -10.000 năm trước. Nhưng tính theo số lượng thì Nam Mỹ là nhiều nhất.

Hình vẽ của người Inca cho thấy cảnh phẫu thuật não, và các công cụ đã tìm thấy

Tại Bảo Tàng Lịch Sử của trường đại học Sapienza ở Rome có trưng bày hộp sọ của một đứa trẻ, trên hộp sọ có một lỗ đường kính khoảng 5cm, niên đại khoảng thế kỷ thứ II. Sau nhiều năm được các chuyên gia nghiên cứu, người ta cho rằng cậu bé đã trải qua một cuộc phẫu thuật trên hộp sọ. Người phụ trách của bảo tàng cho biết các bác sỹ thời đó đã thực hiện cuộc phẫu thuật với loại dao mổ đặc biệt để cắt họp sọ với vị trí rất chính xác.

Viện Khảo cổ học của Tình Sơn Đông, Trung Quốc đã khai quật được hộp sọ của một người đàn ông có niên đại từ 5.000 năm trước tại khu vực văn hóa Dawenkou thời đồ đá tại làng Phú gia thuộc huyện Quảng Nhiêu. Ở bên phải của đầu phần phía sau của hộp sọ, có một lỗ tròn rất mịn và đều, đường kính 3,1 × 2,5cm.

Với những nghiên cứu kỹ lưỡng cùng với sự kiểm định của tia X, chụp quét CT và tái tạo hình ảnh 3 chiều, các chuyên gia y tế cho thấy cái lỗ trên được tạo nên bởi một công cụ nhân tạo rất sắc bén. 

Giáo sư Bảo Xiufengat, Bệnh viện Qilu của Đại học Sơn Đông, cho biết: “Đó là các dấu vết của một cuộc phẫu thuật.” Wu Xinzhi, Viện sĩ tại Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết, “Cạnh của vết hở hình vòng cung là dấu hiệu của sự hồi phục tự nhiên. Nó chỉ có thể xảy ra qua việc điều chỉnh rất tinh xảo và qua việc sửa các mô xương. Nó cho thấy xác chết trong ngôi mộ đã từng sống sót một thời gian lâu sau cuộc phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật thời tiền sử này đã thành công ”

Ghép tim ở Ai Cập

Năm 1986, một nhóm khảo cổ tìm thấy một trái tim nhân tạo trong lồng ngực xác ướp của một bé trai ở một kim tự tháp Ai Cập.

Người Ai Cập cổ đại đã biết cách ghép tim nhân tạo trong lồng ngực của con người thông qua phẫu thuật rất tinh vi từ 5.000 năm trước đây.

Các nhà khảo cổ đến từ Đức, Bỉ, và Ai Cập cũng rất ngạc nhiên khi tìm thấy một trái tim nhân tạo trong lồng ngực của một xác ướp khác, giống hệt với trái tim nhân tạo trong ngực của xác ướp bé trai này. Đó là xác ướp của một phụ nữ tầm 34 tuổi. Vì cô đã bị bệnh tim giai đoạn cuối, nên cô đã phải trải qua một cuộc ghép tim nhân tạo.

Một bức vẽ cảnh phẫu thuật tim tìm thấy ở Peru

Trái tim nhân tạo đó to bằng nắm tay của người lớn, và được làm bằng nhựa và một loại hợp kim chưa từng được biết tới. Nó tương tự như trái tim nhân tạo mà chúng ta có ngày nay. Các nhà khoa học nói, mặc dù khoa học công nghệ hiện đại là rất tiên tiến, nhưng loại phẫu thuật này vẫn chưa phải là phổ biến. Về vấn đề này, họ cảm thấy rất sửng sốt.

Theo visiontimes.com

Xem thêm: 

Exit mobile version