Đại Kỷ Nguyên

Chuyên gia: Smartphone đối với trẻ cũng giống như ‘thuốc phiện’ vậy!

Chuyên gia: Smartphone đối với trẻ cũng giống như ‘thuốc phiện’ vậy!

Ảnh: Thế Giới Di Động

Smartphone gây ảnh hưởng chẳng khác nào thuốc phiện. Nghe có vẻ khủng khiếp và khó tin nhưng đây lại là sự thật. Cho con bạn một chiếc smartphone cũng giống như cho chúng thuốc phiện vậy. 

Một nhà trị liệu cai nghiện ở Anh đưa ra tuyên bố này sau khi ý thức được chứng nghiện smartphone đang gia tăng ở các bạn trẻ.

Hàng triệu người dành thời gian cả ngày lướt news feed, hy vọng tìm thấy thứ gì đó “hấp dẫn” trên Instagram hoặc Facebook. Chà, “thói quen” này có thể gây nghiện chẳng kém gì ma túy và rượu. Bạn có biết rằng, việc ngừng sử dụng các thiết bị này cũng làm xuất hiện các triệu chứng y hệt như khi cai nghiện không?

Tình huống này không còn là trò đùa nữa. Nó đã trở thành một chứng nghiện thật sự rồi.

Smartphone đã trở thành một “dụng cụ học tập” phổ biến của học sinh ngày nay (ảnh: health plus).

Giáo sư Jennifer Ihm từ Đại học Kwangwoon (Hàn Quốc) đã công bố một nghiên cứu về chứng nghiện smartphone. Cô tiến hành nghiên cứu với 2.000 đứa trẻ 12 tuổi. Vị giáo sư giải thích rằng chứng nghiện smartphone này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ. Nghiện smartphone cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của con ở trường.

Thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh như ipad, smartphone khiến sức tập trung của trẻ bị ảnh hưởng. Tia bức xạ từ những thiết bị điện tử có thể làm giảm khả năng phát triển bộ não, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng (ảnh: Egroup).

50% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại thường xuyên quá mức

Thanh thiếu niên ngày nay “khá chằm chằm” vào các thiết bị smartphone (ảnh: Trang Công Nghệ).

Các nghiên cứu xác nhận hơn 50% tất cả thanh thiếu niên nghiện smartphone, và họ đều nhận thức rõ điều này. Khoảng 84% những bạn này nói rằng họ sẽ không thể sinh hoạt trong một ngày mà thiếu chiếc smartphone. Ôi!!!

Chứng nghiện này có thể gây trầm cảm, lo lắng, đau cổ và cổ tay, rối loạn giấc ngủ và cảm giác bất an.

Dấu hiệu nghiện smartphone

Làm thế nào để biết một người đang nghiện điện thoại? Họ liên tục kiểm tra điện thoại mà không có lý do rõ ràng, và việc xa lánh chiếc điện thoại trong thời gian dài khiến họ bồn chồn lo lắng. Bạn có biết rằng một số người thức dậy vào đêm khuya chỉ để kiểm tra status của họ? Điều này sẽ làm suy giảm kết quả học tập.

Giới trẻ hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào điện thoại (ảnh minh họa: soha).

Chứng nghiện smartphone không khác gì bất kỳ chứng nghiện ngập nào khác, khi nó khiến “các bệnh nhân” của mình dễ cáu bẳn, trầm cảm, căng thẳng và bồn chồn không ngơi.

Sử dụng smartphone liên tục khiến trẻ dễ cáu bẳn, trầm cảm, căng thẳng và bồn chồn không ngơi (ảnh: Mopi).

Cha mẹ cần chủ động dẫn dắt con cái của mình 

Cha mẹ cần là tấm gương cho con (ảnh: Gia Đình).

Theo tạp chí Paediatrics Child Health (tạp chí sức khỏe nhi khoa) của Anh, cha mẹ là tấm gương lớn nhất của con cái. Họ có thể chắn đứng chứng nghiện smartphone này một cách đơn giản: Ngừng sử dụng điện thoại nhiều giờ trong ngày. Con bạn sẽ không còn thấy bạn cầm điện thoại mọi lúc, khi đó bạn đã tạo ra một tấm gương tốt nhất rồi đó. Và cũng đừng sử dụng điện thoại trong bữa ăn . 

Ảnh: Cooky

Điện thoại và máy tính bảng gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ 2 tuổi

Giáo sư Jean Twenge và Keith Campbell từ Đại học công lập San Diego (Mỹ) đã thu thập dữ liệu từ 40.000 trẻ em ở Mỹ có độ tuổi từ 2 đến 17. Kết quả cho thấy thời gian trẻ dành cho các phương tiện truyền thông xã hội hoặc xem video thực sự tác động đến trạng thái cảm xúc của chúng.

Khoảng một nửa số trẻ sử dụng điện thoại trong 2 giờ trở lên sẽ dễ mất bình tĩnh và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Trẻ em từ 2-5 tuổi không nên sử dụng smartphone bởi nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần.

Xem màn hình nhiều gây ra các vấn đề hành vi

Việc xem màn hình nhiều gây ra các vấn đề hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Dành 4 giờ một ngày dán mắt vào màn hình dễ khiến các bạn nhỏ trở nên cáu gắt và bồn chồn, chúng cũng sẽ mất đi tính tò mò khám phá của trẻ em. Và cũng đừng quên rằng những đứa trẻ này cũng sẽ trở nên ít hòa đồng hơn.

Sử dụng điện thoại nhiều làm trẻ rụt rè và ít hòa đồng với bạn bè (ảnh: Báo Mới).

Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại

Trẻ em dưới 5 tuổi nên sử dụng smartphone dưới 1 giờ/ngày. Trẻ đã đi học và thanh thiếu niên có thể sử dụng smartphone nhiều hơn, nhưng cũng không nên quá 2 giờ/ngày.

Hạn chế sử dụng điện thoại trước mặt con, để không tạo nên thói quen nghiện ở trẻ (ảnh: Gia Đình).

Smartphone thì hại nhiều hơn lợi, nhưng thật không may, một số cha mẹ đã phớt lờ điều đó. Đúng, smartphone giúp chúng ta kết nối với bạn bè và gia đình, nhưng việc lạm dụng chúng có thể khiến bạn lo lắng và chán nản. Hãy giới hạn thời gian sử dụng chúng lại, và lũ nhóc của bạn sẽ theo gương. Đơn giản vậy thôi!

Exit mobile version