Sau khi chụp quét xác ướp của một cao tăng Ấn Độ từ nghìn năm trước, các nhà khoa học đã rất kinh ngạc trước nhục thân không mục nát của ông.
Đề cập đến sự thần bí của xác ướp, người ta trước hết nghĩ đến Kim tự tháp Ai Cập xa xôi, nhưng bạn có thể không biết, ngay ở Châu Á, Trung Quốc cổ đại cũng có các cao tăng mà nhục thân nghìn năm vẫn không bị mục, hiện tượng này thu hút sự chú ý và gây chấn động trong giới khoa học kỹ thuật toàn cầu.
Vào hơn 1000 năm trước, có một vị cao tăng đắc đạo của Ấn Độ vượt qua quãng đường xa xôi, đến Trung Quốc đông thổ, hoằng dương Phật Pháp, tuyên giảng Phật Pháp giáo hóa dân chúng. Sau này, ông được tôn là quốc sư, tên của ông được lưu truyền qua các thế hệ. Ông chính là Từ Hiền Pháp sư của chùa Định Huệ, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Kết quả kiểm nghiệm nhục thân nghìn năm không mục nát
Sau khi Từ Hiền Pháp sư viên tịch, nhục thân của ông qua hàng nghìn năm vẫn không bị mục nát mà còn được đúc thành kim thân, bảo quản hoàn hảo.
Một số nhà khoa học cũng có khát vọng giải mã được câu đố phía sau hiện tượng này, tiến thêm một bước trong khoa học tìm hiểu về sinh mệnh và các hiện tượng thần bí.
Do vậy, ngày 8/7/2017, các chuyên gia và học giả dùng cách chụp CT và chụp X quang để xem xét thân thể bất hoại này, phát hiện ra một số điều kinh ngạc phía sau bức tượng Phật nghìn năm không mục.
Trong cơ thể người bộ phận khó bảo quản nhất là bộ não, nhưng kết quả kiểm nghiệm của các chuyên gia cho thấy, ở vị tăng nhân trứ danh trong lịch sử này, bộ não cũng được bảo quản hoàn hảo. Một vị học giả tham dự việc khảo sát đã bị kinh ngạc bởi kết scan, ông nói: “Xương của ông ấy hoàn chỉnh như một người bình thường.”
Không chỉ như vậy, thậm chí ngay cả “trán, hàm răng, xương sườn, xương cột sống, thậm chí các đốt ngón tay đều vẫn còn nguyên vẹn,” bác sĩ Ngô Vĩnh Thanh cho hay.
Các chuyên gia liên tục bày tỏ rằng đây là một kỳ tích sinh mệnh không thể tưởng tượng được: “Đây đúng là hình ảnh khó tin!”
Theo tư liệu lịch sử ghi lại, Từ Hiền Pháp sư là người của nước Magadha ở khu vực trung Ấn Độ hiện nay, ông xuất phát từ nước mình, đi về hướng đông đến nước Khiết Đan ở vị trí Đông Bắc Trung Quốc hiện nay để truyền giáo. Nghe nói, lúc đó ông đã phiên dịch 10 đại Phật kinh, công trạng lớn lao, được quốc vương thời đó phong là quốc sư. Một số tác phẩm của ông còn được khắc lên đá và tồn tại cho tới ngày nay.
Được biết, sau khi Từ Hiền Pháp Sư viên tịch, đệ tử của ông đã bảo quản tượng phật kim thân của ông, nhưng sau này lại phát hiện di thể bỗng bị mất tích, không cánh mà bay, người ta tìm ở nhiều nơi mà không được.
Mãi cho đến sau năm 1970, người ta mới bất ngờ phát hiện được pho tượng quý này trong một hang động chưa từng được biết đến. Ngày nay nhìn lại, điều đáng lưu ý là nếu bức tượng vẫn ở trong chùa vào đầu thập niên 70, có thể nó đã bị phá hủy trong thời Cách mạng văn hóa.
Thông qua giám định và khảo sát bằng nhiều cách của các chuyên gia, cuối cùng xác nhận di thể này là Từ Hiền Pháp sư của một nghìn năm trước, và năm 2011 di thể được đưa đến chùa Định Huệ để thờ cúng.
Cơ quan quản lý chùa có kế hoạch an trí di thể của Từ Hiền Pháp sư tại ngôi chùa mới, nhưng lúc đó ngôi chùa mới còn đang trong xây dựng. Vậy nên họ đã cho các chuyên gia học giả vốn vẫn luôn muốn nghiên cứu một cơ hội quý.
Sau khi kiểm nghiệm, tất cả các chuyên gia học giả đều kinh ngạc… Điều khiến người ta khó tưởng tượng là, cách biệt hàng nghìn năm, mà di thể của một cao tăng lại được bảo quản hoàn hảo ngay cả bộ não. Nếu trong các xác ướp thông thường, bộ não sẽ bị khô và co lại.
Theo một vị sư lâu năm ở chùa Định Huệ, khi một vị sư sắp viên tịch, ông có thể cảm nhận được và chỉ dẫn cho đệ tử hỏa táng hay bảo quản nhục thân của ông. Nếu chọn bảo quản, xác của ông sẽ được để vào một cái lu lớn kèm theo một vài dung dịch bảo quản tự nhiên. Người ta tin rằng nếu tầng thứ của vị sư đủ cao, nghĩa là có rất nhiều năng lượng tu luyện ở trong thân thể, sau 3 năm thân thể sẽ vẫn ở trạng thái hoàn hảo. Nếu điều này xảy ra, di thể sẽ được lấy khỏi dung dịch và được phủ sơn vàng.
Quang Khánh