Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện đồ đạc: Tại sao chúng ta mua sắm nhiều hơn nhưng hạnh phúc ít hơn?

Một ngày nọ, diễn giả Annie Leonard bước vào siêu thị và mua một chiếc radio. Người ta bán  nó chỉ với giá 5 USD (khoảng 100 nghìn VNĐ), một mức giá quá rẻ ở Mỹ. 

Khi cô đứng chờ tính tiền, cô tự hỏi làm sao mà người ta có thể bán một chiếc radio với giá 5 USD? Kim loại làm ra nó có thể khai thác từ châu Phi, nhựa làm ở Trung Quốc, được lắp ráp tại Mexico bởi một cậu bé 15 tuổi nào đó, rồi chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, thậm chí 5 USD còn không đủ để thuê chỗ để trưng bày hàng… Cô nhận ra rằng đang có những người khác phải trả số tiền còn lại để cô có chiếc radio này…

Annie Leonard trong “Câu chuyện đồ đạc” (Ảnh chụp/Vimeo)

Annie đặt câu hỏi: Những thứ chúng ta dùng hằng ngày, chúng đến từ đâu, và sẽ đi đâu? 

Khi đi sâu vào tìm hiểu hệ thống sản xuất đa quốc gia, cô đã tìm ra những vấn đề lẩn khuất đằng sau cả hệ thống toàn cầu này. Một hệ thống:

Tại sao ngày nay chúng ta tiêu thụ gấp đôi ông bà mình ở thập niên 50, mà cảm thấy cuộc sống không được đủ đầy?

Annie cho bạn thấy cả một bức tranh còn thiếu mà giới truyền thông đã không đề cập đến, một hệ thống đang hủy hoại Trái Đất và cuộc sống của chúng ta. Đồng thời cô cũng đưa ra giải pháp để thay đổi tình thế này.

Hy vọng bộ phim dí dỏm này sẽ làm bạn cười một chút, suy nghĩ một chút và vĩnh viễn thay đổi cái nhìn của bạn về các đồ dùng xung quanh.

Phim được làm bởi Annie Leonard storyofstuff.org
Bản tiếng Việt được dịch bởi Nhiệt Huyết nhiethuyet.org, với sự cộng tác của TGC tgcvn.org/page/ và điều phối bởi Thế Hệ Xanh thehexanh.org

Sau khi xem xong video này, bạn hãy xem thêm bài Tiến sĩ nghiên cứu ung thư: Cơ chế “tha hóa” của tế bào cũng hệt như lối sống con người nói về sự trùng hợp thú vị (và nguy hiểm) giữa cơ chế của tế bào ung thư và sự tương đồng với lối sống tiêu dùng của con người.

Quá Dương biên tập

Exit mobile version