Đại Kỷ Nguyên

Bức tranh năm 1930 chứng minh sự tồn tại của du hành thời gian?

Hình ảnh một thổ dân đang nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh trong bức tranh tường của Mỹ thời thuộc địa vào năm 1937 làm dấy lên các nghi vấn rằng nó có thể là bằng chứng về du hành thời gian.

Đó là một bức tranh miêu tả một khung cảnh tấp nập với sự có mặt của William Pynchon, một nhà buôn lông thú nổi tiếng ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 17 và đồng thời là nhà sáng lập công ty Springfield.

Điều kỳ lạ là người ta nhìn thấy ở đó sự xuất hiện của một người thổ dân đang sử dụng một thứ khiến người ta liên tưởng đến điện thoại thông minh – một thứ mà 400 năm sau khi sự kiện trong bức tranh diễn ra mới xuất hiện. Chỉ tính riêng bản thân bức tranh cũng ra đời trước iPhone gần bảy thập kỷ. Dailymail đưa tin hôm 25/8.

Bức họa nhà buôn William Pynchon vẽ năm 1937 (Ảnh: Dailymail)

Nghệ sĩ người Ý Umberto Romano, tác giả của bức tranh đã qua đời năm 1982 và không để lại bất kỳ bình luận cụ thể nào về sự kỳ lạ này.

Tiến sĩ Margaret Bruchac từ Đại học Pennsylvania nói với Motherboard rằng: “Có một sự tương hợp lạ kỳ trong cách anh ta cầm và tập trung sự chú ý vào vật thể đó với cách mà con người ngày nay vẫn hay làm với điện thoại thông minh.”

Tuy nhiên, Tiến sĩ Bruchac cũng cẩn trọng cho rằng bức tranh thuộc ‘thể loại nghệ thuật lãng mạn’ nên rất khó để đưa ra kết luận.

Bức họa “Man Hands a Letter to a Woman in a Hall” vẽ năm 1670 cũng từng được Tim Cook cho là có sự xuất hiện của Iphone (Ảnh: Wikipedia)

Mặc dù một số người khẳng định đây là một dấu hiệu cho thấy đã từng có người đi ngược lại thời gian, nhưng nhà lịch sử học Daniel Brown lại tin rằng vật thể kỳ lạ này thực ra chỉ là một tấm gương – thứ vốn được sử dụng rộng rãi sau khi được giới thiệu vào thế kỷ 17.

Một khả năng khác là người đó đang cầm một văn tự tôn giáo. Tiến sĩ Crown tin rằng nó có thể là một trong những sách Phúc Âm. “Những cái này đã tồn tại vào thời đó và gần như là hình chữ nhật”, ông nói.

Hoài Anh

Xem thêm:

Exit mobile version