Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn “Tam thể” (Phần 1): Điều gì khiến các nhà khoa học hàng đầu bấn loạn?

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Gần đây, “Tam thể”, bộ phim truyền hình mới nhất của Netflix đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, dẫn phát các cuộc thảo luận trên toàn mạng. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết “Tam thể” của tác gia khoa học viễn tưởng Trung Quốc Lưu Từ Hân, nhưng những người hâm mộ trung thành của cuốn tiểu thuyết phàn nàn rằng bộ phim này khác xa so với tiểu thuyết. Vì hiếu kỳ, chúng tôi cũng tìm đến cuốn tiểu thuyết “Tam thể” để xem, phát hiện cuốn sách này kỳ thực không hề đơn giản, có thể ẩn tàng một số chân tướng trong đó. 

Câu chuyện bắt đầu bằng một vụ án mạng ly kỳ.

Năm 2007, nhà vật lý hàng đầu Dương Đông bất ngờ uống thuốc ngủ tự vẫn,  trước khi chết để lại một bức thư tuyệt mệnh kỳ lạ có nội dung:

“Vật lý học chưa bao giờ tồn tại, và tương lai cũng sẽ không tồn tại. Tôi biết làm điều này là vô trách nhiệm, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác.”

Kỳ thực, trong hai tháng trước đó, một số lượng lớn các nhà vật lý hàng đầu như Dương Đông đã liên tiếp tự sát không rõ nguyên nhân, bất quá, họ đều chơi một trò chơi gọi là “Tam thể”.

Vậy trò chơi này có gì đặc biệt?

Trò chơi tam thể

“Tam thể” là một thế giới cổ đại được xây dựng trên một hành tinh xa lạ. Nơi đây có ba mặt trời, nhưng chỉ có một hành tinh, do đó được gọi là “Tam thể”. Quỹ đạo vận hành của ba mặt trời này không tuân theo quy luật nào cả. Khi trên bầu trời chỉ còn một mặt trời xuất hiện, người Tam thể có thể sống những ngày bình ổn và tốt đẹp. Đây là kỷ nguyên Vững bền. Tuy nhiên, khi hai mặt trời còn lại cũng xuất hiện trên bầu trời, thì chính là kỷ nguyên Hỗn loạn đến, khí hậu trên Tam thể sẽ thay đổi kịch liệt, họa nạn trùng trùng, dẫn đến sự hủy diệt của nền văn minh, sinh mệnh tiêu vong.

Kỷ nguyên Vững bền và kỷ nguyên Hỗn loạn sẽ thay nhau xuất hiện trong trò chơi, biểu thị sự khởi phát và hủy diệt của mỗi một lần văn minh. Và mỗi lần khởi đầu và kết thúc là một cấp độ của trò chơi. 

Có vẻ như đây không phải là một trò chơi tử thần. Vậy vấn đề là gì?

Tại một buổi tụ tập của các game thủ, Uông Miểu, một chuyên gia công nghệ nano chịu trách nhiệm điều tra vụ án, đã phát hiện ra một bí mật.

Biên giới khoa học

Nguyên lai những hành tinh Tam thể có ba mặt trời thực sự tồn tại. Chúng nằm cách Trái Đất không xa trong chòm sao Nhân Mã, cách chúng ta khoảng 4,5 năm ánh sáng. Sự hủy diệt và tái sinh của những nền văn minh cổ đại đó trong game là sự miêu tả chân thực về lịch sử của người Tam thể.

Nền văn minh cuối cùng trên hành tinh Tam thể, nền văn minh số 191, đã bị phá hủy trong “tam nhật liên châu”. Khi đó, ba mặt trời xếp hàng lao về phía họ, khiến hành tinh này bị bửa làm đôi. Nửa nhỏ hơn sau này trở thành mặt trăng mà người Tam thể hiện tại nhìn thấy. Phải mất 90 triệu năm mới có một nền văn minh mới xuất hiện trở lại, hiện tại là Nền văn minh số 192.

Bốn trăm năm mươi mốt năm sau, Nền văn minh số 192 cũng sẽ bị hủy diệt trong ngọn lửa do “song nhật lăng không” – hai mặt trời lao về phía họ mang lại. Và đây sẽ là nền văn minh cuối cùng trên Tam thể.

Đối với người Tam thể, lối thoát duy nhất của họ là bay ra khỏi thiên hà Tam thể, di cư đến các hành tinh khác. Và hiện tại, tàu vũ trụ của họ đang trên đường tới, mục tiêu của nó là Trái Đất. Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, họ sẽ đến nơi sau 400 năm nữa.

Vậy làm thế nào họ tìm đến hành tinh Trái Đất làm nơi sinh sống? Rất đơn giản, ai đó từ Trái Đất đã mời họ đến đây. Đây là tổ chức “Biên giới Khoa học” (Science Frontier), nhà phát triển trò chơi “Tam thể”. Vậy tại sao họ lại bán đứng Trái Đất, cam nguyện để bị người ngoài hành tinh kiểm soát?

Bởi vì các thành viên của tổ chức đã mất niềm tin vào nhân loại, muốn mượn nền văn minh ngoài hành tinh này để cải tạo nền văn minh của loài người, thậm chí trực tiếp tiêu diệt nó. Trò chơi “Tam thể” là một công cụ họ sử dụng để chiêu mộ thành viên mới. Những người chơi thể hiện xuất sắc trong trò chơi sẽ được mời tham gia bữa tiệc, một số người trong số họ sẽ được họ hướng dẫn, cuối cùng gia nhập tổ chức.

Hiện nay họ đã phát triển lên đến hơn 2.000 thành viên, nhiều người trong số họ là những nhà khoa học hàng đầu. Thống soái tối cao của họ thực chất là Diệp Văn Khiết, mẹ của nhà vật lý đã qua đời Dương Đông.

Thống soái tối cao Diệp Văn Khiết

Tại sao Diệp Văn Khiết lại có được vị trí này? Bởi vì bà ấy là người đầu tiên liên lạc với người Tam thể. Nhưng tại sao bà ấy lại thỉnh cầu người ngoài hành tinh đến hủy diệt tinh cầu của chính mình? Câu chuyện phải bắt đầu nói từ những gì đã xảy ra với bà từ khi còn trẻ.

Nguyên lai trong thời đại đặc thù đó, Diệp Văn Khiết đã tận mắt chứng kiến ​​​​cha mình bị đánh đến chết, sau đó bản thân bà bị người yêu bán đứng, điều này đã để lại rất nhiều tổn thương trong lòng, từ đó bà tâm như tàn tro.

Sau đó, tình cờ bà được nhận vào một căn cứ quân sự bí mật, chịu trách nhiệm gửi tin nhắn ra ngoài vũ trụ để tìm kiếm người ngoài hành tinh.

Trong chín năm tiếp theo, họ liên tục tống phát tin nhắn, nhưng không có người ngoài hành tinh nào liên lạc với họ. Ngay khi mọi người đã từ bỏ mọi hy vọng, thì người ngoài hành tinh đột nhiên trả lời. Chỉ có ba dòng đơn giản:

“Không cần trả lời, không cần trả lời, không cần trả lời.”

Diệp Văn Khiết vui mừng đến suýt ngất đi. Nhưng chờ đã, đã trả lời rồi, sao người ngoài hành tinh lại bảo không trả lời? Đây chẳng phải mâu thuẫn sao?

Bởi vì ngay khi bạn trả lời, vị trí của Trái Đất sẽ bị lộ, và người Tam thể sẽ đến. Đối với hành tinh Tam thể, nơi có ba mặt trời và khí hậu hỗn loạn, thì Trái Đất, nơi chỉ có một mặt trời và khí hậu ổn định, đơn giản là thiên đường. Đây chính là thuộc địa mà họ đã mong đợi hàng trăm triệu năm qua.

Trạm nghe tín hiệu số 1397 của người Tam thể đã nhận được thông tin từ người Trái Đất. Viên giám sát ở trạm là một người tâm địa lương thiện. Anh ta không thể chịu nổi khi chứng kiến ​​một hành tinh khác sẽ bị hủy diệt vì họ. Do đó mới gửi đi bốn chữ “không cần trả lời”.

Nhưng điều anh ta không bao giờ ngờ tới, là người nhận được tin nhắn lại là một người đã mất niềm tin vào nhân loại trên Trái đất. Trong năm giờ tiếp theo, Diệp Văn Khiết thu được một luồng thông tin ổn định, tìm hiểu mọi thứ về Tam thể. Bà cũng biết rất rõ rằng, chỉ cần bà trả lời, người Tam thể nhất định sẽ đến. Khi đó, Trái Đất sẽ bị xâm lược, nền văn minh Trái Đất sẽ phải đối mặt với sự hủy diệt.

Nửa giờ sau, Diệp vẫn phát xuất lời mời đến Tam thể: “Hãy đến đây và tôi sẽ giúp bạn đoạt được thế giới này.”

Bốn năm rưỡi sau, người Tam thể quả thực đã nhận được tin nhắn của Diệp Văn Khiết. Mọi người đều ngây ngất. Hãy nhanh tay chế tạo một con tàu vũ trụ và bay tới đó. Nhưng sẽ phải mất 400 năm nữa tàu vũ trụ mới đến được Trái đất. Nhưng nếu công nghệ của con người trên Trái đất vượt trội hơn họ lúc đó, thì làm sao họ còn có thể chiếm giữ Trái đất được? Phải nghĩ ra biện pháp.

Thế giới văn minh trong một proton

Tuy nhiên thời gian là một vấn đề, hãy phái một đội ngũ tiên phong tới đó trước. Điều họ nhắm tới là các proton trong hạt nhân nguyên tử. Vì những proton này rất nhẹ, nên chúng có thể bay với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, đến Trái đất trong vài năm. Họ có kế hoạch biến proton thành một máy tính siêu thông minh, sau khi đến Trái đất sẽ khởi động chương trình, chấp hành mệnh lệnh, ngăn chặn sự phát triển của công nghệ Trái đất.

Trong thực nghiệm cải tạo, các nhà khoa học của Tam thể bất ngờ phát hiện, khi họ giải phóng một proton trong không gian, bên trong cũng có một thế giới rộng lớn với những không gian khác nhau. Trong một không gian, dày đặc vô số con mắt, những con mắt này từ từ hội tụ thành một con mắt to, như đại biểu toàn bộ vũ trụ nhìn chằm chằm vào thế giới Tam thể. Đột nhiên, một cột sáng cường đại bắn ra từ con mắt, xuyên qua vị trí của trung tâm thủ đô Tam thể. Nhiệt độ của cột ánh sáng cao đến mức gần như làm cho nơi đó bị cháy xém. Quân đội Tam thể nhanh chóng sử dụng bom hạt nhân, cho nổ trong không gian, hủy diệt cột ánh sáng.

Làm thế nào có thể có nhiều năng lượng như vậy trong một proton? Đôi mắt đó rốt cuộc là gì? Có sinh mệnh trí tuệ cao cấp trong một thế giới vi quan như vậy không? Lẽ nào thực sự có ba ngàn thế giới trong một hạt cát? Nguyên thủ của hành tinh Tam thể không thể không hỏi các nhà khoa học: “Trong lần thực nghiệm này, chúng ta có tiêu diệt một nền văn minh trong vũ trụ vi mô không?”

Nhà khoa học thành thật trả lời rằng, thứ chúng tôi hủy diệt chính là toàn bộ vũ trụ vi mô. Vũ trụ đó trong không gian của nó cũng rất hoành đại, và có lẽ tồn tại không chỉ một nền văn minh trí tuệ. Chỉ là hình thái nền văn minh của họ hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Trong lịch sử phát triển lâu dài của khoa học, các nhà vật lý đã cho máy gia tốc bắn phá bao nhiêu proton? Có bao nhiêu neutron và electron đã bị bắn trúng? Mỗi lần bắn phá đều có thể hủy diệt nền văn minh trong vũ trụ vi mô đó.

Nhưng như đã nói, để bảo vệ nền văn minh của chúng ta, thực nghiệm cải tạo proton vẫn tiếp tục. Ngay sau đó, hai proton cải tạo thành công đã được gửi tới Trái đất.

Phản quân của Trái đất

Lúc này, Diệp Văn Khiết cũng đã tìm được một đồng minh đắc lực là tỷ phú Evans. Evans xây dựng căn cứ trên một tàu chở dầu khổng lồ, nơi có nhiều thành viên của tổ chức sinh sống. Họ chế tạo ăng-ten trên tàu chở dầu và sử dụng phương pháp do Diệp Văn Khiết dạy để giữ liên lạc với người Tam thể, nhanh chóng trở thành nội ứng của chúng trên Trái đất. Theo cách nói của Vương Miểu, họ là phản quân của Trái đất.

Sau khi hai proton đến Trái đất, việc người Tam thể kiểm soát nhóm phản quân Trái đất này trở nên dễ dàng hơn. Vì thể tích của chúng rất nhỏ, nên chúng có thể dễ dàng xuyên qua nhiều loại vật thể khác nhau trong đó bao gồm cơ thể người. Trong thế giới vi mô, thân thể người thực sự rất trống rỗng. Nếu một nguyên tử lớn như một rạp hát, thì hạt nhân chỉ nhỏ bằng một quả óc chó lơ lửng trong rạp hát, và proton trong hạt nhân có thể chỉ là một hạt bụi.

Vì vậy, trong mắt proton, cơ thể người là một vật thể khổng lồ và lỏng lẻo. Chúng có thể đi bất cứ đâu mà không gặp trở ngại nào. Chúng sẽ tiến vào mắt người, viết chữ lên võng mạc, trực tiếp đưa ra chỉ dẫn cho những kẻ phản loạn này và kiểm soát họ.

Khi bắt đầu điều tra, Uông Miểu cũng bị bọn chúng khống chế bằng cách này, phải đóng cửa phòng thí nghiệm nano của chính mình. Khi đó, ông tình cờ phát triển được một loại sợi nano gọi là “phi đao”, độ dày chỉ bằng 1/10 sợi tóc nhưng lại rất sắc bén và có thể cắt xuyên qua những tấm thép dày như cắt đậu phụ. Sau đó, Uông Miểu dùng sợi dây này để xé nát tàu chở dầu của Evans ở kênh đào Panama, tiêu diệt nhóm phản quân này.

Hai proton làm bấn loạn giới khoa học Trái đất

Nhưng hai proton này vẫn còn ẩn náu. Như vừa nói, chúng đến Trái đất để ngăn chặn sự phát triển của khoa học công nghệ Trái đất, nhưng mục tiêu thực sự của chúng là pháp bảo mà con người Trái đất sử dụng để nghiên cứu không gian vi mô – Máy gia tốc năng lượng cao.

Chúng đi vào những máy gia tốc năng lượng cao này, ngụy trang thành các hạt mục tiêu là mục tiêu của thực nghiệm, tiếp thụ bắn phá, sau đó đẩy ra một loạt kết quả hỗn loạn.

Các nhà khoa học lúc đầu rất vui mừng, à, rất sớm có được kết quả. Nhưng điều họ không bao giờ ngờ tới là kết quả này là ngụy tạo, mục đích khiến họ bối rối và nghi ngờ kết quả của những thực nghiệm trước đó. Bởi vì kết quả thực nghiệm rất hỗn loạn, các nhà khoa học không thể kết luận được quy luật, cũng vĩnh viễn không cách nào nhìn trộm được những bí mật của thế giới vi quan. Công nghệ Trái đất sẽ trì trệ, không thể chế tạo được loại vũ khí cao cấp hơn bom nguyên tử.

Vì tốc độ rất cao, nên một proton có thể phá hủy nhiều máy gia tốc năng lượng cao trong thời gian rất ngắn, khiến nhiều nhà khoa học bối rối.

Điều nghiêm trọng hơn là kết quả hỗn loạn này còn khiến một số nhà vật lý nghi ngờ niềm tin của chính họ. Niềm tin của họ là gì? Khoa học. Cơ sở của khoa học là gì? Kết quả thực nghiệm. Những quy luật mà các nhà khoa học tổng kết từ kết quả thực nghiệm là những định luật và pháp tắc khác nhau trong thế giới khoa học. Và sự hiểu biết của họ về thế giới chính là dựa trên những định luật và pháp tắc này.

Giờ đây, các kết quả thực nghiệm không còn quy luật nào để tuân theo, các định luật vật lý được suy ra trước đó từ kết quả thực nghiệm không còn linh nghiệm nữa. Kết quả là các nhà vật lý gặp trở ngại trong nhận thức về thế giới. Niềm tin của họ bắt đầu lung lay, thế giới của họ bắt đầu sụp đổ, họ mất niềm tin vào cuộc sống. Người ta nói không có nỗi buồn nào lớn hơn một trái tim đã chết. Đây chính là lý do thực sự khiến các nhà vật lý hàng đầu chọn cách tự sát.

Giả thuyết chủ nông trại

Tất nhiên, đây là trong tiểu thuyết, chuyện như vậy khả năng sẽ không xảy ra ở thế giới thực. Nhưng bây giờ không chỉ có các nhà khoa học, hầu như nhân loại chúng ta đều tín ngưỡng khoa học. Bạn thấy đấy, chúng ta thường nghe những từ như thế này: “Tin tưởng khoa học”, “Tin tưởng các nhà khoa học” phải không?

Con người thời cổ đại tín ngưỡng Thần Phật, họ muốn đến thế giới thiên quốc của chư Thần chư Phật. Đó là một nơi rất mỹ hảo, không có thống khổ, không có tai nạn. Vậy nếu chúng ta tín ngưỡng khoa học thì khoa học sẽ đưa chúng ta đến đâu? Trong cuốn sách của Lưu Từ Hân, có đề cập đến một mệnh đề triết học kinh điển, rất đáng suy ngẫm, đó chính là “Giả thuyết chủ nông trại”.

Có một đàn gà tây trong một trang trại, chủ nông trại đến cho chúng ăn vào lúc 11 giờ mỗi ngày. Một nhà khoa học ở Thổ Nhĩ Kỳ đã quan sát hiện tượng này, quan sát cả một năm không có ngoại lệ, nên ông cho rằng bản thân mình đã phát hiện ra một định luật vĩ đại trong vũ trụ: “Mỗi buổi sáng lúc 11 giờ, thức ăn sẽ đến.”

Vào buổi sáng Lễ Tạ ơn, nhà khoa học gà tây đã công bố định luật của mình. Mười một giờ, chủ nông trại lại xuất hiện, nhưng thức ăn vẫn chưa đến. Bởi vì chủ nông trại đã bắt tất cả lũ gà và làm thịt chúng. Những con gà tây đã trở thành bữa tối Lễ Tạ Ơn của con người đêm đó.

Câu chuyện kết thúc hơi buồn. Nhưng nếu bạn suy nghĩ sâu hơn, thì khoa học của chúng ta hiện tại đã phát triển đến mức con người có thể đi bộ trên Mặt Trăng, nhưng khi thảm họa phải đến, thì nó vẫn sẽ đến. Trong hai thập kỷ qua, chúng ta đã trải qua những trận sóng thần khổng lồ, động đất kịch liệt, dịch bệnh càn quét thế giới và cướp đi sinh mạng của nhiều người, trong dự ngôn còn có nhiều thảm họa hơn đang chờ đợi. Vậy khoa học có thể giúp chúng ta tránh được những thảm họa này không?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version