Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn nền văn minh đã mất: Giắc cắm điện và đá nhân tạo, di vật công nghệ cao thời tiền sử?

Theo học thuyết tiến hóa, con người chỉ mới tồn tại không lâu, chưa tới 1 vạn năm, khoa học hiện đại là tân tiến nhất. Tuy nhiên càng ngày các nhà khảo cổ học càng tìm ra được những tàn tích của nhiều nền văn minh con người mấy triệu năm trước, có khi còn hiện đại và văn minh hơn bây giờ. Hy vọng loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm cái nhìn về lịch sử, nền văn hóa con người đã từng thất lạc trong quá khứ.

Hai mảnh cổ vật bao gồm một giắc cắm điện và một hòn đá nhân tạo, có thể là các di vật còn sót lại của những nền văn minh công nghệ cao bị thất lạc theo dòng lịch sử.

Một nền văn minh công nghệ cao chắc chắn đã từng tồn tại trong quá khứ xa xưa của Trái Đất. Nhưng cho tới nay chúng ta chưa biết nhiều về nó.

Hầu hết những gì chúng ta biết về người tiền sử là từ những hiện vật họ để lại.

Tuy nhiên, có những hiện vật tiền sử sẽ khiến nhiều người nản lòng khi phải phân tích các tính chất dị thường của chúng. Trong bài này chúng ta sẽ bàn đến hai hiện vật như vậy.

I. Giắc cắm điện cổ đại

Phát hiện đầu tiên là vào năm 1998. Khi đang leo núi ở Bắc M, kỹ sư điện John. J. Williams đã tìm thấy một vật thể trông giống chiếc giắc cắm điện trồi lên từ mặt đất. Vật thể này được tìm thấy ở một nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa khu vực định cư của con người, các khu công nghiệp, sân bay, nhà máy điện hay nhà máy hạt nhân. Sau khi đào sâu xuống lòng đất, Williams nhận thấy vật thể này là một thiết bị có 3 đầu cắm, gắn chặt vào một tảng đá.

(Ảnh: Ancient Code)

(Ảnh: Ancient Code)

Ngày nay vật thể này được đặt tên là Petradox. Qua phân tích, người ta nhận thấy đây là một thiết bị điện được gắn vào đá granit cứng cấu thành từ thạch anh và fenspat, kèm một lượng nhỏ khoáng chất mica. Có quá nhiều bí ẩn xoay quanh vật thể này.

Petradox không phải là vật bồi tích, khối kết hạch, đá bọt hay hóa thạch. Nó không chứa bất kỳ loại nhựa, xi măng, hồ dán, chất kết dính, đá vôi, vữa, hay các chất kết dính phi riolit / phi granit nào. Nó rất cứng.

Thiết bị này có đường kính khoảng 8 mm; các đầu cắm có độ dài khoảng 3 mm, và khoảng cách giữa các đầu cắm là 2,5 mm, trong khi đường kính các đầu cắm vào khoảng 1 mm.

Ông Williams đã nhờ một kỹ sư và nhà địa chất khám nghiệm vật thể, và họ kết luận thiết bị điện gắn vào đá granit này không có dấu hiệu bị dán keo hay hàn xì dưới bất cứ dạng thức nào được biết hiện nay, từ đó cho thấy rõ ràng vật thể này đã tồn tại ít nhất từ thời điểm tảng đá được tạo thành, hoặc sớm hơn. Theo kết quả phân tích địa chất, “hòn đá” này có niên đại ít nhất 100.000 năm tuổi, một điều không tưởng nếu vật thể này được con người tạo nên. Theo hiểu biết hiện nay về trình độ phát triển công nghệ của nhân loại vào thời điểm đó, thì không cách nào tạo ra được một thứ như vậy.

Có người từng đề nghị trả giá 500.000 USD nhưng ông Williams đã từ chối bán nó. Tuy nhiên, ông tuyên bố rằng bất kỳ nhà nghiên cứu nào cũng có thể đến xem xét cổ vật này.

(Ảnh: Ancient Code)

(Ảnh: Ancient Code)

Một điểm kỳ dị và khá nổi bật là, thiết bị này trông rất giống với giắc cắm điện XLR hay một loại thiết bị tương tự. Hiện vật này có lực hút từ yếu, và dữ liệu đo đạc từ ôm kế cho thấy đặc tính hở mạch hay trở kháng cực cao giữa các đầu cắm. Hiện vật này dường như không được làm từ gỗ, chất dẻo, kim loại, cao su, hay bất kỳ kim loại nào mà chúng ta biết. Kết quả chụp X-quang cho thấy ở trung tâm hòn đá có một “cấu trúc bên trong màu trắng đục”.

Thiết bị điện trên rất giống với giắc cắm điện XLR. (Ảnh: Wikimedia)

Theo ông Williams, có thể nhận thấy các đốm vật liệu giống kim loại bị tan chảy trên bề mặt xung quanh thiết bị Petradox, cho thấy một số vật thể kim loại gần “giắc cắm điện” này đã hứng chịu một nguồn nhiệt cực lớn, từ đó tan chảy thành dung dịch kim loại rồi bắn lên Petradox.

(Ảnh: Ancient Code)

Khám phá thứ hai cũng không kém phần lý thú.

II. Hòn đá nhân tạo

Năm 1990, một hòn đá màu xanh dương được nhà địa chất và khảo cổ học Angelo Pitoni phát hiện trong một chuyến khai quật khảo cổ ở Sierra Leone thuộc Tây Phi.

Hòn đá bí ẩn được tạo ra bởi một nền văn minh vô cùng tiên tiến nhưng bị thất lạc trong lịch sử.

Ông gửi hòn đá bí ẩn này đến một vài phòng thí nghiệm trên thế giới để tiến hành phân tích, bao gồm Đại học Geneva (Thụy Sỹ), ĐH Rome (Ý), ĐH Utrecht (Hà Lan), ĐH Tokyo (Nhật Bản) và ĐH Freiberg (Đức). Tất cả các chuyên gia trong cuộc đều đi đến cùng một kết luận, rằng hòn đá màu xanh dương này không tồn tại bởi nó không giống với bất kỳ loại đá trong tự nhiên nào được biết đến trên Trái Đất.

Hòn đá xanh bí ẩn từ thiên đàng.

Do đó nó hẳn phải là một hòn đá nhân tạo. Bởi hòn đá này mầu xanh dương và có những đường vân trắng mỏng, nên người ta đặt tên cho nó là “Đá trời” hay “Hòn đá từ thiên đàng”.

Thành phần cấu tạo của nó bao gồm hơn 77% là Ôxy, cùng với lượng nhỏ Cacbon, Silicon, Canxi và Natri. Thành phần này tương đồng với bê tông hay vữa, và dường như đã được nhuộm màu nhân tạo.

Người bản địa sống trong khu vực nơi hòn đá được phát hiện đã biết đến sự tồn tại của nó từ lâu, bởi hiện vật giống đá này thường nhày ra khi họ đào hố trên mặt đất.

Một bí ẩn đáng chú ý khác liên quan đến hòn đá này là nó luôn được tìm thấy ở những lớp đất có niên đại từ ít nhất 12000 năm trước Công Nguyên. Hòn đá này chắc chắn được tạo ra bởi một nền văn minh  vô cùng tiên tiến nhưng bị thất lạc trong lịch sử.

Có người tin rằng khoa học không hứng thú với những mảnh cổ vật như vậy vì họ sợ phải đối diện với mâu thuẫn. Một khi được xác định tính chân thực, những hiện vật này có thể sẽ thay đổi căn bản vốn hiểu biết của chúng ta về lịch sử nhân loại và nguồn gốc loài người.

Hưng Thành

Xem thêm:

 

Exit mobile version