Đại Kỷ Nguyên

Loài ‘ốc sên màu đen’ kì lạ ở đại dương khiến quân đội Mỹ cũng phải học tập

Nói đến ốc sên, chắc hẳn ai cũng hình dung ra một chú ốc với cái vỏ nặng trịch trên lưng và sự di chuyển chậm chạp nặng nề. Nhưng loài ốc sên mặc áo giáp được phát hiện tại vùng biển Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ khiến bạn thay đổi quan điểm trên.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy con ốc sên trong chuyến thám hiểm biển Ấn Độ. Họ đã tìm thấy rất nhiều sinh vật mới lạ nhưng con ốc sên là thứ lạ nhất từ trước tới nay. Loài ốc này được phân làm 2 loại: một loại sống ở gần các lỗ thông thuỷ nhiệt có màu đen, cơ thể có hàm lượng sắt khá cao và có từ tính; loại còn lại có màu trắng, chứa hàm lượng sắt thấp hơn và không mang từ.

Điều độc đáo nhất ở loài ốc sên này chính là chiếc vỏ của chúng. Một thành viên trong đoàn thám hiểm đã tò mò dùng tay gõ gõ vào vỏ ốc, hành động này lập tức khiến anh phải kinh ngạc vì chiếc vỏ cứng như được làm từ sắt.

Vỏ của con ốc sên gồm hai loại khoáng chất sắt sunfua: pyrite và greigite. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự bất ổn định của sunfua có thể lý giải cho sự hiếm hoi trong cấu trúc sinh học của các loài. Tuy vậy, ở độ sâu đó thì hợp chất sắt sunfua lại rất dồi dào trong vùng nước nhiều khoáng chất tại các lỗ thông thuỷ nhiệt.

Chiếc áo giáp của con ốc có thể là một phương tiện bảo vệ hữu hiệu khỏi những con vật ăn thịt cùng tồn tại trong môi trường đó. Chiếc vỏ có thể ngăn chặn bất cứ hàm răng nào của kẻ thù.

Sự phát hiện loài ốc sên mới này đã mang đến cho quân đội Mỹ những ý tưởng mới. Họ đang tiến hành nghiên cứu để chế tạo ra một trang thiết bị mới cho quân đội từ loài ốc sên này.

Quỳnh Chi

Xem thêm:

Exit mobile version